Danh mục

Cách sơ cứu cho trẻ bị bỏng

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 298.99 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nếu có vết bỏng ngoài da do bé tiếp xúc với nước nóng hoặc chạm vào bề mặt nóng gây ra thì là loại vết bỏng ít nghiêm trọng nhất. Khi vết bỏng sâu hơn thì trầm trọng hơn, gây những vết rộp mọng nước rất nguy hiểm vì thường thì các dây thần kinh bị tổn thương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách sơ cứu cho trẻ bị bỏngCách sơ cứu cho trẻ bị bỏngNếu có vết bỏng ngoài da do bé tiếp xúc với nước nóng hoặc chạmvào bề mặt nóng gây ra thì là loại vết bỏng ít nghiêm trọng nhất. Khivết bỏng sâu hơn thì trầm trọng hơn, gây những vết rộp mọng nướcrất nguy hiểm vì thường thì các dây thần kinh bị tổn thương. Bé bịbỏng trong các cơn hỏa hoạn, khói và khí nóng của đám cháy sẽ cónhững ảnh hưởng xấu đến phổi và phế quản của trẻ.Cha mẹ cần phải loại trừ các nguy cơ khiến bé có thể bị bỏngĐiều trị bỏngVùng bị bỏng càng rộng, nguy cơ sốc nặng càng cao, vì cơ thể sẽ thiếumáu. Phải nhớ rằng, ngay cả nước nóng bồn tắm cũng có thể làm bỏng lànda mềm, mỏng của bé. Vì vậy phải luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khitắm cho bé.1. Lập tức làm mát vùng bị bỏngGiữ viết thương dưới nước chảy ít nhất 10 phút. Nếu không có sẵn nươc,có thể dùng chất lỏng không bắt lửa như sữa.2. Trong khi làm mát vết thương, cởi bỏ quần áo ở những vùng bị thươngtrước khi nó bị sưng lên. Nếu vải dính vào da, hãy cắt quanh chỗ vải đó.Nếu trẻ vẫn còn đau, làm mát vùng bị bỏng lần nữa. Cẩn thận, đừng chạmvào vùng bị bỏng hay làm vỡ những vết phồng rộp. Đừng làm bé lạnh kẻogây ra hạ thân nhiệt.3. Che vết bỏng bằng băng vô trùng hoặc vải sạch không đổ để bảo vệ vếtthương không bị nhiễm trùng. Dùng một cái áo gối hoặc tấm trải giường đểbăng vùng bị thương rộng, hoặc bọc một túi nhựa hay nilon sạch vào chỗchân hay tay bị bỏng.4. Kiểm tra mọi dấu hiệu bị sốc và không cho bé ăn uống gì. Giữ ấm chobé để đề phòng hạ thân nhiệt.5. Nếu bé bất tỉnh, khai thông đường thở cho bé, kiểm tra hơi thở và chuẩnbị bắt đầu hô hấp nhân tạo.Lưu ý: Nếu bé bị bỏng ở miệng và cổ họng, những vết bỏng này đặc biệtnguy hiểm vì nó có thể gây ra sưng phế quản và ngạt thở. Nới lỏng quầnáo quanh cổ và lập tức gọi cấp cứu.Nếu quần áo trẻ bị cháyNếu quần áo trẻ bị bắt lửa, điều trước tiên là phải giữ yên trẻ. Bất cứ sựchuyển động nào cũng sẽ làm ngọn lửa đáng sợ hơn.1. Chặn bé lại, không để bé hốt hoảng chạy quanh vì như thế sẽ thổi bừngngọn lửa. Đặt bé nằm trên sàn, phần bị bỏng ở phía trên.2. Bọc bé trong một cái áo hay một tấm mền thô dày bằng len dạ để dậplửa. Đừng bao giờ dùng hàng nilon vì nó dễ bắt lửa.3. Lăn bé trên sàn nhà để ngọn lửa tắt hẳn. Dội nước hoặc chất lỏngkhông bắt lửa, nếu có, lên người bé.Lưu ý: Không cởi đồ bé ra. Quần áo có thể dính sát vào da, cởi quần áo sẽcàng gây tổn thương nhiều hơn.Bỏng hóa chất trên daCác hóa chất dùng trong nhà, như chất tẩy rửa bếp lò hoặc nước rửa sơn,có thể gây ra bỏng nghiêm trọng, nhưng bộc phát chậm hơn do bỏng nhiệt.Các dấu hiệu bao gồm: đau nức nhối, đỏ tấy lên, tiếp theo là phồng rộp vàbong da.1. Làm theo các thao tác trị bỏng, nhưng làm mát vết thương dưới nướcchảy trong 20 phút, và bạn phải tự phòng vệ bằng cách đeo bao tay caosu.2. Bạn phải biết cái gì đã làm bé bị bỏng để có thể nói cho bác sĩ biết khiđến bệnh viện.Bỏng hóa chất ở mắtHóa chất tình cờ văng vào mắt có thể gây ra tổn thương hoặc thậm chí làmù mắt. Trẻ sẽ rất đau mắt, mắt sẽ đỏ lên và chảy nước. Trẻ cũng sẽ thấykhó mở mắt ra được. Bạn không được để trẻ dụi hoặc chạm vào mắt, đểtránh hóa chất lan qua chỗ khác trên mặt.1. Lập tức rửa sạch hóa chất. Giữ đầu bé cúi trên một cái chậu, mắt khôngbị thương nằm trên và mở vòi nước lạnh dội qua mắt bị đau trong 20 phút.Mang găng tay cao su để tránh dính phải hóa chất. Nếu khó giữ đầu bé cúitrên chậu, hãy lấy bình nước xối qua mắt bé.2. Khi mắt bé đã rửa kỹ, đắp một miếng khăn sạch rồi đưa bé đến bệnhviện. Bỏng điện Điện giật có thể gây bỏng không những ở nơi dòng điện truyền vào mà còn ở chỗ nó đi ra khỏi cơ thể. Vết bỏng có thể trông nhỏ, nhưng thường sâu, vì vậy nguy cơ nhiễm trùng sẽ rất cao. Phải ngắt điện trước khi chạm vào người bé, nếu không chính bạn cũng sẽ bị giật. Nếu bạn không tắt kịp nguồn điện thì hãy tìm vật gì đó cách điện, chẳng hạn như một cái chổi hay một cây gậy gỗ, để đẩy bé ra khỏi nguồn điện. Tay bạn và bất cứ thứ gì bạn đang dùng phải khô, và bạn không đứng lên bất cứ vật gì ướt hay bằng kim loại. 1. Nếu bé bất tỉnh, khai thông đường thở, và chuẩn bị hô hấp nhân tạo theo từng độ tuổi. 2. Làm mát vết bỏng bằng cách giữ vùng bị thương ít nhất 10 phút dưới nước lạnh đang chảy. 3. Đắp lên vết thương bằng vải sạch không đổ lông hoặc một túi nilon sạch, rồi dán yên vị nó. Lưu ý ngăn ngừa các tai nạn về điện Đậy các ổ cắm thật an toàn và kiểm tra dây, thay cầu chì thích hợp. Kiểm tra để thay dổ điện bị hư mòn và đảm bảo lõi đồng không bị hở ra ngoài. Lắp nắp đậy vào những ổ cắm không dùng nữa. Không kéo dây điện ở những nơi trẻ có thể với tới hoặc ngã vào. Lắp thiết bị ngắt mạch. Hãy dạy trẻ không nên nghịch ngợm hay sờ mó dây điện hoặc các ổ điện… Bỏng nắng Da trẻ rất nhạy cảm với các tia cực tím có hại, và phơi nắng quá nhiều lúc còn nhỏ làm tăng nguy cơ ưng th ...

Tài liệu được xem nhiều: