![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Cách thức để nhà nước điều tiết hiệu quả trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 289.12 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thông qua việc luận bàn về quan niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nên được hiểu là một nghĩa vụ tự thân hay là một nghĩa vụ bắt buộc, tác giả kiến nghị Nhà nước cách thức điều tiết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp một cách phù hợp cần phải dựa trên mối tương tác giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách thức để nhà nước điều tiết hiệu quả trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 37 – 44 Part B: Political Sciences, Economics and Law CÁCH THỨC ĐỂ NHÀ NƯỚC ĐIỀU TIẾT HIỆU QUẢ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP Lê Tuấn Bách1 ThS. Trường Đại học Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh Thông tin chung: Ngày nhận bài: 10/04/14 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 27/08/14 Ngày chấp nhận đăng: 03/15 Title: Methods for the government to effectively moderate social responsibility of enterprises Từ khóa: Trách nhiệm xã hội; phát triển bền vững; cơ quan nhà nước; doanh nghiệp Keywords: Social responsibility; sustainable development; state agency; enterprise ABSTRACT Sustainable development is becoming a big concern and a greatly interested topic for research and debate. One of the proposals agreed unanimously by researchers and state agencies is to strengthen social responsibility of enterprise which enhances enterprises’ commitment to contribute to the sustainable economic development. Derived from the discussion on whether enterprise social responsibility should be understood as an obligation in itself or a compulsory obligation, it is recommended that state agencies should regulate enterprise social responsibility based on the interaction between enterprise’ benefits and society’s benefits. TÓM TẮT Vấn đề phát triển bền vững ngày càng được quan tâm và trở thành đề tài nghiên cứu thảo luận sôi nổi hiện nay. Một trong những đề xuất được các nhà nghiên cứu, các cơ quan nhà nước đồng thuận là tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nghĩa là gia tăng các cam kết đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế bền vững của quốc gia. Thông qua việc luận bàn về quan niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nên được hiểu là một nghĩa vụ tự thân hay là một nghĩa vụ bắt buộc, tác giả kiến nghị Nhà nước cách thức điều tiết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp một cách phù hợp cần phải dựa trên mối tương tác giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội. bền vững của quốc gia. Bài viết không đi sâu vào các giải pháp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà chỉ luận bàn về nhận thức trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đứng ở vị thế là những nhà quản lý nhà nước. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) nên xem là một nghĩa vụ tự thân hay điều bắt buộc là câu hỏi mà tác giả muốn đi tìm lời giải đáp. Nhận thức rõ điều này sẽ giúp cho Nhà nước có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm điều tiết tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 1. GIỚI THIỆU Kinh tế Việt Nam sau giai đoạn tăng tốc mà đỉnh điểm là vào năm 2007 được xem là năm tăng trưởng toàn diện thì những dấu hiệu bất ổn về chất lượng tăng trưởng đã bắt đầu bộc lộ cũng kể từ đó. Với nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng lạm phát phi mã, ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm đang trong tình trạng báo động đỏ, các cuộc đình công ngày càng nhiều hơn... thì vấn đề phát triển bền vững ngày càng được quan tâm và trở thành đề tài nghiên cứu thảo luận sôi nổi hiện nay. Một trong những đề xuất được các nhà nghiên cứu, các cơ quan nhà nước đồng thuận là tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nghĩa là gia tăng các cam kết đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế 2. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (Corporate Social Responsibility - CSR) Trước hết, xã hội được hiểu là một nhóm người có 37 Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 37 – 44 Part B: Political Sciences, Economics and Law liên hệ với nhau bằng các mối quan hệ gắn kết lâu dài hay xã hội được biểu hiện bằng các mối quan hệ tương tác giữa các thành viên trong xã hội. Doanh nghiệp là một thành phần quan trọng trong xã hội góp phần chủ đạo làm tăng trưởng kinh tế cũng như phúc lợi xã hội. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu vừa ở khía cạnh đóng góp của doanh nghiệp vào phúc lợi xã hội, vừa ở khía cạnh thể hiện cam kết của doanh nghiệp vào sự phát triển bền vững của xã hội. động và sự đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp. 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ XÃ HỘI Doanh nghiệp là một bộ phận hữu cơ trong xã hội nên tương tác với xã hội là điều tất yếu và cũng là nhu cầu sống còn của doanh nghiệp. Xã hội sẽ tạo ra môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp với thị trường nguyên vật liệu, thị trường vốn, thị trường nhân lực cung cấp yếu tố đầu vào, trong khi thị trường tiêu thụ là nơi xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp dựa vào môi trường do xã hội tạo ra để tồn tại và phát triển đồng thời doanh nghiệp là nhân tố quan trọng góp phần tạo ra môi trường xã hội. Quan hệ hữu cơ này là căn nguyên cho sự phát triển bền vững. Người trồng cây khai thác chất dinh dưỡng từ đất, nước, không khí... để tạo ra quả ngọt nhưng muốn tiếp tục thụ hưởng những thành quả ấy thì người trồng cây phải ra sức bồi dưỡng, cải tạo đất, giữ nước và không khí trong sạch. Luật nhân quả này phần nào cũng phản ánh mối quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội. Chính phủ Anh định nghĩa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp “... là hành động do doanh nghiệp tự nguyện thực hiện, ngoài việc tuân thủ các quy định pháp lý tối thiểu, nhằm thỏa mãn nhu cầu cạnh tranh của doanh nghiệp và lợi ích của toàn xã hội”. Hội đồng doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững lại có định nghĩa chi tiết hơn “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết liên tục của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, trong khi cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình họ, cũng như của cộng đồng và xã hội” (Nguyễn Đình Cung & Lưu Minh Đức, 2008). Tổng quát hóa hơn theo Matten và Moon (2004) thì khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là một khái niệm chùm bao gồm nhiều khái niệm khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là một khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù. Hoạt độn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách thức để nhà nước điều tiết hiệu quả trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 37 – 44 Part B: Political Sciences, Economics and Law CÁCH THỨC ĐỂ NHÀ NƯỚC ĐIỀU TIẾT HIỆU QUẢ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP Lê Tuấn Bách1 ThS. Trường Đại học Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh Thông tin chung: Ngày nhận bài: 10/04/14 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 27/08/14 Ngày chấp nhận đăng: 03/15 Title: Methods for the government to effectively moderate social responsibility of enterprises Từ khóa: Trách nhiệm xã hội; phát triển bền vững; cơ quan nhà nước; doanh nghiệp Keywords: Social responsibility; sustainable development; state agency; enterprise ABSTRACT Sustainable development is becoming a big concern and a greatly interested topic for research and debate. One of the proposals agreed unanimously by researchers and state agencies is to strengthen social responsibility of enterprise which enhances enterprises’ commitment to contribute to the sustainable economic development. Derived from the discussion on whether enterprise social responsibility should be understood as an obligation in itself or a compulsory obligation, it is recommended that state agencies should regulate enterprise social responsibility based on the interaction between enterprise’ benefits and society’s benefits. TÓM TẮT Vấn đề phát triển bền vững ngày càng được quan tâm và trở thành đề tài nghiên cứu thảo luận sôi nổi hiện nay. Một trong những đề xuất được các nhà nghiên cứu, các cơ quan nhà nước đồng thuận là tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nghĩa là gia tăng các cam kết đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế bền vững của quốc gia. Thông qua việc luận bàn về quan niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nên được hiểu là một nghĩa vụ tự thân hay là một nghĩa vụ bắt buộc, tác giả kiến nghị Nhà nước cách thức điều tiết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp một cách phù hợp cần phải dựa trên mối tương tác giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội. bền vững của quốc gia. Bài viết không đi sâu vào các giải pháp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà chỉ luận bàn về nhận thức trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đứng ở vị thế là những nhà quản lý nhà nước. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) nên xem là một nghĩa vụ tự thân hay điều bắt buộc là câu hỏi mà tác giả muốn đi tìm lời giải đáp. Nhận thức rõ điều này sẽ giúp cho Nhà nước có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm điều tiết tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 1. GIỚI THIỆU Kinh tế Việt Nam sau giai đoạn tăng tốc mà đỉnh điểm là vào năm 2007 được xem là năm tăng trưởng toàn diện thì những dấu hiệu bất ổn về chất lượng tăng trưởng đã bắt đầu bộc lộ cũng kể từ đó. Với nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng lạm phát phi mã, ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm đang trong tình trạng báo động đỏ, các cuộc đình công ngày càng nhiều hơn... thì vấn đề phát triển bền vững ngày càng được quan tâm và trở thành đề tài nghiên cứu thảo luận sôi nổi hiện nay. Một trong những đề xuất được các nhà nghiên cứu, các cơ quan nhà nước đồng thuận là tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nghĩa là gia tăng các cam kết đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế 2. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (Corporate Social Responsibility - CSR) Trước hết, xã hội được hiểu là một nhóm người có 37 Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 37 – 44 Part B: Political Sciences, Economics and Law liên hệ với nhau bằng các mối quan hệ gắn kết lâu dài hay xã hội được biểu hiện bằng các mối quan hệ tương tác giữa các thành viên trong xã hội. Doanh nghiệp là một thành phần quan trọng trong xã hội góp phần chủ đạo làm tăng trưởng kinh tế cũng như phúc lợi xã hội. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu vừa ở khía cạnh đóng góp của doanh nghiệp vào phúc lợi xã hội, vừa ở khía cạnh thể hiện cam kết của doanh nghiệp vào sự phát triển bền vững của xã hội. động và sự đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp. 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ XÃ HỘI Doanh nghiệp là một bộ phận hữu cơ trong xã hội nên tương tác với xã hội là điều tất yếu và cũng là nhu cầu sống còn của doanh nghiệp. Xã hội sẽ tạo ra môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp với thị trường nguyên vật liệu, thị trường vốn, thị trường nhân lực cung cấp yếu tố đầu vào, trong khi thị trường tiêu thụ là nơi xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp dựa vào môi trường do xã hội tạo ra để tồn tại và phát triển đồng thời doanh nghiệp là nhân tố quan trọng góp phần tạo ra môi trường xã hội. Quan hệ hữu cơ này là căn nguyên cho sự phát triển bền vững. Người trồng cây khai thác chất dinh dưỡng từ đất, nước, không khí... để tạo ra quả ngọt nhưng muốn tiếp tục thụ hưởng những thành quả ấy thì người trồng cây phải ra sức bồi dưỡng, cải tạo đất, giữ nước và không khí trong sạch. Luật nhân quả này phần nào cũng phản ánh mối quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội. Chính phủ Anh định nghĩa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp “... là hành động do doanh nghiệp tự nguyện thực hiện, ngoài việc tuân thủ các quy định pháp lý tối thiểu, nhằm thỏa mãn nhu cầu cạnh tranh của doanh nghiệp và lợi ích của toàn xã hội”. Hội đồng doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững lại có định nghĩa chi tiết hơn “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết liên tục của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, trong khi cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình họ, cũng như của cộng đồng và xã hội” (Nguyễn Đình Cung & Lưu Minh Đức, 2008). Tổng quát hóa hơn theo Matten và Moon (2004) thì khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là một khái niệm chùm bao gồm nhiều khái niệm khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là một khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù. Hoạt độn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trách nhiệm xã hội Phát triển bền vững Cơ quan nhà nước Doanh nghiệp Social responsibility Sustainable developmentTài liệu liên quan:
-
Bài tiểu luận: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Tập đoàn TH True Milk
28 trang 830 2 0 -
Vietnam Law on tendering- Luật đấu thầu
35 trang 379 0 0 -
342 trang 355 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 339 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 332 0 0 -
19 trang 322 0 0
-
Chuyên đề Trách nhiệm xã hội: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Công ty CP NANO
23 trang 280 0 0 -
95 trang 277 1 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 246 0 0 -
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 221 0 0