Danh mục

CÁCH TIẾP CẬN VẤN ĐỀ VĂN HÓA THEO QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 189.49 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất phát từ quan niệm về bản chất của con người và về phương thức xác định bản chất của sự "tồn tại người" của triết học Mác, chúng ta có thể đi tới một kết luận rằng nếu tự nhiên là cái nôi đầu tiên của sự hình thành và phát triển con người thì văn hóa là cái nôi thứ hai. Nếu tự nhiên là cái quy định sự tồn tại của con người với tư cách là một thực thể sinh vật, thì văn hóa là phương thức bộc lộ, phát huy những năng lực bản...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁCH TIẾP CẬN VẤN ĐỀ VĂN HÓA THEO QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC CÁCH TIẾP CẬN VẤN ĐỀ VĂN HÓA THEO QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC TS. Vũ Thị Kim Dung ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Xuất phát từ quan niệm về bản chất của con người và về phương thức xác định bản chất của sự tồn tại người của triết học Mác, chúng ta có thể đi tới một kết luận rằng nếu tự nhiên là cái nôi đầu tiên của sự hình thành và phát triển con người thì văn hóa là cái nôi thứ hai. Nếu tự nhiên là cái quy định sự tồn tại của con người với tư cách là một thực thể sinh vật, thì văn hóa là phương thức bộc lộ, phát huy những năng lực bản chất người gắn liền với các hoạt động sống của con người. Nói cách khác, văn hóa là sự kết tinh năng lực bản chất người trong thế giới các sản phẩm do chính hoạt động con người tạo ra, là cái quy định bản chất con người với tư cách là một sinh vật có tính loài - là một thực thể xã hội. Chúng ta đang sống trong thập kỷ thế giới về văn hóa và phát triển do UNESCO phát động. Vấn đề văn hóa trở thành trung tâm chú ý của giới nghiên cứu trên thế giới. Ở nước ta, mấy năm gần đây, đặc biệt là từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, vấn đề văn hóa cũng được tập trung đề cập. Mặc dù góc độ nghiên cứu, phương pháp tiếp cận có thể khác nhau nhưng người ta đều nhất trí rằng văn hóa là một cái gì đó giúp cho con người không bị đứt đoạn với quá khứ, không bị hẫng hụt trước tương lai, và là sự chuẩn bị đầy đủ hành trang của con người để bước vào thế kỷ XXI[1]. Với ý nghĩa đó, sẽ không thỏ đáng nếu những người nghiên cứu mácxít chúng ta lại không hình thành được cho mình một phương hướng nghiên cứu (tiếp cận) vấn đề văn hóa theo quan điểm triết học Mác. Đây là vấn đề có ý nghĩa thời sự về lý luận và thực tiễn. Dưới đây là sự trình bày một vài suy nghĩ của tác giả với mong muốn góp một phần nhỏ vào mối quan tâm chung đó. Về tình hình nghiên c ứu: Cho đến nay đã có tới hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa. Thuật ngữ văn hóa xuất hiện từ rất sớm trong ngôn ngữ nhân loại (xuất phát từ gốc chữ latinh Cultura - có nghĩa là trồng trọt, canh tác). Qua các thời kỳ lịch sử, khái niệm văn hóa được bổ sung thêm những nội dung mới. Người ta đưa ra rất nhiều định nghĩa về văn hóa, đặc biệt là trong khoảng vài chục năm trở lại đây. Các định nghĩa đó được hình thành hoặc theo lối duy danh định nghĩa, hoặc là trên cơ sở các phương pháp tiếp cận khác nhau (như phương pháp nghiên c ứu hệ thống - cấu trúc, hay phương pháp nghiên cứu chức năng của văn hóa); hoặc cũng có thể xuất phát từ quan điểm lịch đại xem xét văn hóa với tư cách là tiêu chí đ ể phân định các bước tiến bộ xã hội, hay từ quan điểm đồng đại xem xét văn hóa như là một trong những tiêu chuẩn để so sánh (phân biệt) trình độ phát triển của các quốc gia, v.v... Đánh giá một cách tổng thể, thì cho đến nay văn hóa vẫn là một trong những khái niệm phức tạp và khó xác định. Trong toàn bộ các tác phẩm kinh điển đồ sộ của mình, Mác không để lại một tác phẩm nào với tư cách là sự trình bày hệ thống các quan điểm của mình về văn hóa. Văn hóa không được Mác đề cập như một lĩnh vực nghiên cứu chuyên biệt, độc lập. Nhưng toàn bộ tư tưởng của Mác về vấn đề này tự nó lại được khái quát lên và thể hiện ra trong hệ thống các quan điểm duy vật biện chứng của Mác về con người và xã hội. Trong triết học Mác, bản chất của văn hóa được thể hiện trong mối quan hệ biện chứng với bản chất của con người và xã hội. Trong lịch sử phát triển lâu dài của triết học, bất kỳ trường phái, hệ thống triết học nào, nhất là của triết học hiện đại (nói như Engen) cũng đều phải giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Điều đó cũng có nghĩa là bất kỳ triết học nào cũng đều phải trả lời bằng cách này hay bằng cách khác câu hỏi tổng quát về vai trò của con người đối với thế giới. Triết học Mác cũng xuất phát từ con người và trở lại với con người. Con người trong triết học Mác là cái xã hội. Con người trước hết phải là một thực thể tự nhiên, là con người sinh học với tư cách là một bộ phận của giới tự nhiên, gắn bó chặt chẽ với tự nhiên và chịu sự quy định của những quy luật tự nhiên. Mác nói tự nhiên là thân thể vô cơ của con người. Nhưng cái quy định bản chất của con người, cái tạo nên sự khác biệt về chất có tính tộc loại để phân biệt con người với tư cách là một thực thể xã hội. Trong Luận cương về Phoiơbắc (1845) Mác viết: ... bản chất con người không phải là cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội[2]. Trong nhiều tác phẩm của mình, Mác đã bàn đến tính xã hội của con người (của bản chất con người) trong các hoạt động sống của họ như là những tiền đề đầu tiên của sự tồn tại và sáng tạo. Như vậy, cái làm nên bản chất người, cái tạo nên sự khác ...

Tài liệu được xem nhiều: