Danh mục

Cải cách doanh nghiệp nhà nước nhìn từ vai trò của doanh nghiệp nhà nước để phát triển bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 308.18 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đặt vấn đề xem xét vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong việc phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa trên cả 3 chân kiềng: đóng góp cho kinh tế, đóng góp cho xã hội và môi trường. Đánh giá và nhìn nhận về vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn tiếp theo, từ đó đưa ra những khuyến nghị về tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn tới và tập trung cải thiện quản trị công ty trong các doanh nghiệp nhà nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải cách doanh nghiệp nhà nước nhìn từ vai trò của doanh nghiệp nhà nước để phát triển bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 123 CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Phạm Thị Tường Vân* TÓM TẮT: Nhìn nhận vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đóng góp trong phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa, trong khi khu vực kinh tế tư nhân hiện nay, mặc dù được coi là một động lực tăng trưởng kinh tế những vẫn còn nhỏ bé và yếu về tiềm lực là cần thiết và quan trọng. Bài viết đặt vấn đề xem xét vai trò của DNNN trong việc phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa trên cả 3 chân kiềng: đóng góp cho kinh tế, đóng góp cho xã hội và môi trường. Thông qua nghiên cứu thực trạng vai trò DNNN, đánh giá và nhìn nhận về vai trò của DNNN trong giai đoạn tiếp theo, từ đó đưa ra những khuyến nghị về tiếp tục cải cách DNNN trong giai đoạn tới và tập trung cải thiện quản trị công ty trong các DNNN. Từ khóa: Doanh nghiệp nhà nước, phát triển bền vững, toàn cầu hóa 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thực tiễn, có nhiều quan điểm khác nhau về doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), đó là do góc độ nhìn nhận khác nhau và vị trí của người quan sát khác nhau. Tuy nhiên, dù ở góc độ nào cũng đều nhìn nhận vai trò của DNNN qua từng giai đoạn lịch sử phát triển kinh tế. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sở hữu toàn dân là tư tưởng chi phối, DNNN là tổ chức kinh tế thuộc sở hữu nhà nước, đóng vai trò là “cỗ máy cái” trong mọi khu vực, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Vai trò này được công nhận ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Theo đó, “DNNN là một chủ thể kinh tế mà quyền sở hữu hay quyền kiểm soát thuộc về chính phủ, phần lớn thu nhập của chúng được tạo ra từ việc bán hàng hóa, dịch vụ” (Ngân hàng Thế giới, 1999). Trong khi với đặc trưng của nền kinh tế thị trường, sở hữu tư nhân là tư tưởng chi phối; DNNN không được coi là sự lựa chọn đúng đắn. Tuy vậy, không có nghĩa mọi vấn đề đều được khu vực tư nhân giải quyết hiệu quả, minh chứng bằng sự phát triển mất cân đối của các quốc gia có nền kinh tế thị trường tự do hay các vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không thể giải quyết, cần phải có một giải pháp để bù đắp vào những khoảng trống này. DNNN tồn tại với tên gọi là doanh nghiệp công (PCs) - là một thực thể được thành lập với mục đích cung cấp dịch vụ công cho thị trường (Lienert, 2009). Vậy để nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hướng đến phát triển toàn diện và bền vững như ở Việt Nam hiện nay, vai trò của DNNN còn quan trọng và việc tái cơ cấu DNNN * Viện chính sách và chiến lược, Việt Nam. Tác giả nhận phản hồi: Email: vanpt.nif@gmail.com 124 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA trong giai đoạn này cần tập trung vào vấn đề gì? Có thể nói, dù là hệ thống kinh tế phát triển ở mức độ nào thì DNNN hoạt động vì lợi ích xã hội vẫn cần thiết mặc dù tái cơ cấu có thể thay đổi vị trí, vai trò và chức năng, cách thức tham gia khi cơ chế thay đổi, “luật chơi” thay đổi. 2. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM ĐÃ THỰC HIỆN VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO? Một câu hỏi đặt ra là DNNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hướng đến phát triển toàn diện, bền vững như ở Việt Nam đã và đang thực hiện vai trò trên như thế nào? Có thể xem xét thực trạng thực hiện vai trò như sau: Thứ nhất, DNNN vẫn tiếp tục đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Kể từ khi có Luật Doanh nghiệp chung được ban hành mở đầu cho giai đoạn phát triển doanh nghiệp, với quá trình tái cấu trúc DNNN diễn ra trong thời gian qua, DNNN đang ngày càng đổi mới, mặc dù đang có xu hướng giảm về số lượng nhưng nhìn chung khu vực DNNN vẫn đóng góp đáng kể vào GDP so với các thành phần kinh tế khác. Giai đoạn 2011 - 2016, khu vực DNNN đóng góp cho tăng trưởng trong cả giai đoạn đạt 29% GDP, đồng thời duy trì tỷ trọng đầu tư ở mức 12,37% GDP1. GDP theo giá * thực tế của khu vực DNNN đã tăng lên với mức tăng trung bình từ 2005 đến 2016 là 5,42%. Bảng 1 - Tỷ trọng GDP theo Thành phần kinh tế Đơn vị tính: % THÀNH PHẦN 2018 2017 2016 2015 2014 2013 2012 2011 Kinh tế Nhà nước 27,67 28,63 28,81 28,69 28,73 29,01 29,39 29,01 Kinh tế ngoài Nhà nước 42,08 41,74 42,56 43,22 43,33 43,52 44,62 43,87 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 20,28 19,63 18,59 18,07 17,89 17,36 16,04 15,66 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê từ 2012-2018 Cơ cấu đầu tư của DNNN trong tổng đầu tư toàn xã hội mặc dù có sự dịch chuyển dần sang KTTN, giảm xuống còn 33,3% năm 2018, nhưng xét cả về giá trị và tỷ trọng DNNN chỉ đứng sau khu vực KTTN tính trong các thành phần kinh tế. Thứ hai, các DNNN tiếp tục đóng góp tích cực cho NSNN. Các DNNN mặc dù chiếm tỷ lệ rất nhỏ về số lượng trong khu vực doanh nghiệp (khoảng 0,67%), nhưng DNNN vẫn là nguồn thu lớn cho NSNN, mặc dù cơ cấu đóng góp vào NSNN của DNNN từ 2015 có xu hướng ngày càng giảm và khu vực KTTN ngày càng tăng do tác động từ đổi mới, sắp xếp lại khu vực DNNN và sự thay đổi trong tính toán nguồn thu vào NSNN2 . Điều này là tất yếu cho một nền kinh tế thị trường ** nhưng với khoảng cách không quá chênh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: