Danh mục

Cải cách giáo dục kĩ thuật trong giáo dục đại học nhằm đáp ứng những yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế - Xã hội trong thế kỉ 21

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 87.89 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo này phân tích những nguyên nhân dẫn đến những nhược điểm của đào tạo kĩ thuật trong các trường đại học hiện nay; những nhược điểm của sinh viên tốt nghiệp các ngành kĩ thuật hiện nay và những cải cách cần thiết trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời đại ngày nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải cách giáo dục kĩ thuật trong giáo dục đại học nhằm đáp ứng những yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế - Xã hội trong thế kỉ 21 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Education Science, 2013, Vol. 58, No. 4, pp. 75-79 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CẢI CÁCH GIÁO DỤC KĨ THUẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NHẰM ĐÁP ỨNG NHỮNG YÊU CẦU CỦA CÔNG CUỘC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG THẾ KỈ 21 Nguyễn Khắc Bình Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo Tóm tắt. Đào tạo kĩ thuật có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mõi quốc gia. Tuy nhiên dào tạo kĩ thuật hiện nay đã bộc lộ nhiều bất cập. Bài báo này phân tích những nguyên nhân dẫn đến những nhược điểm của đào tạo kĩ thuật trong các trường đại học hiện nay; những nhược điểm của sinh viên tốt nghiệp các ngành kĩ thuật hiện nay và những cải cách cần thiết trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời đại ngày nay. Từ khóa: Đào tạo kĩ thuật, vận hành hệ thống, kĩ năng kiến tạo sản phẩm.1. Mở đầu Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ của giáo dụcđại học là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Tức là các trường đại học phải đào tạonhững sinh viên trở thành đội ngũ kĩ sư hiện đại, làm việc có hiệu quả, có năng lực trongviệc hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành hệ thống, trở thành những chuyêngia kĩ thuật, có trách nhiệm với xã hội và có xu hướng sáng tạo. Thực hiện được công việc này, Các trường đại học phải đào họ như thế nào để đạtđược hiệu quả với tinh thần khởi nghiệp trong môi trường phức tạp về công nghệ và đòihỏi tính bền vững ngày càng cao. Chúng ta phải trang bị tốt hơn cho các sinh viên kĩ thuậttương lai này bằng cải cách giáo dục kĩ thuật một cách có hệ thống, toàn diện. Bài báo nàysẽ phân tích thực trạng đào tạo kĩ thuật của các trường đại học; đánh giá của giới doanhnghiệp; nguyên nhân của hiện trạng và những cải cách cần thiết đối với các trường đại họctrong đào tạo kĩ thuật.Ngày nhận bài: 25-12-2012. Ngày chấp nhận đăng: 18-4-2013Liên hệ: Nguyễn Khắc Bình, e-mail: khacbinhnguyen2000@yahoo.com 75 Nguyễn Khắc Bình2. Nội dung nghiên cứu2.1. Thực trạng về đào tạo kĩ thuật ở các trường đại học Theo truyền thống, kĩ sư được đào tạo từ trường đại học được chú trọng đến khốikiến thức kĩ thuật đã được tiếp thu, tích lũy. Tuy nhiên, bắt đầu vào cuối những năm 1970cho tới cuối những năm 1990, giới đại diện công nghiệp bắt đầu thể hiện mối lo ngại ngàycàng tăng về sự chú trọng này trong giáo dục đại học. Giới doanh nghiệp đã lên tiếng vànêu lên một quan điểm được đồng thuận rất lớn trong xã hội là chú trọng hơn đến kĩ năngcá nhân, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống. Những năm1990, xu hướng phê phán giáo dục kĩ thuật hiện tại của các trường đại học ngày càng lanrộng. Ở Mĩ có tập đoàn lớn đã tạo ra một thế lực nhằm gây ảnh hưởng đến giáo dục kĩthuật ở bậc đại học bằng cách đưa ra những yêu cầu năng lực mong muốn ở mỗi ngườikĩ sư sau khi tốt nghiệp trường đại học. Ở các nước phát triển, các doanh nghiệp cũng đãcó những phản ứng về vấn đề này. Họ yêu cầu các nhà trường phải mở các lớp tập huấnvà biên soạn các chương trình về giáo dục kĩ thuật do doanh nghiệp đề xuất. Các doanhnghiệp có thể tham gia vào các cơ quan kiểm định và cơ quan chuyên môn về giáo dục.Phản ứng của các doanh nghiệp này đã đem đến sự hỗ trợ trực tiếp của các doanh nghiệpdành cho các đề xướng cải cách về giáo dục. Nó cũng đã hối thúc Chính phủ đẩy nhanhcải cách trong giáo dục đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc phát triểnkinh tế-xã hội của đất nước. Đây không phải là một nỗ lực ngẫu nhiên mà là phản ứng nhất quán về một vấn đềmà giới doanh nghiệp cho là mối đe dọa chính yếu đối với nguồn lực được tạo ra từ cáctrường đại học. Những quan điểm chung của các nhà doanh nghiệp là họ luôn nhấn mạnhtầm quan trọng của nền tảng khoa học kĩ thuật và kiến thức kĩ thuật và đồng thời là nhữngkĩ năng chủ yếu bao gồm các yếu tố về kĩ năng thiết kế, giao tiếp, làm việc theo nhóm,đạo đức, và các kĩ năng cá nhân và tố chất khác mà sinh viên sau tốt nghiệp phải có.2.2. Đánh giá về đội ngũ sinh viên kĩ thuật sau tốt nghiệp của doanh nghiệp Hiện nay, các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây, giới doanh nghiệpkhông hoàn toàn hài lòng với hiện trạng giáo dục đại cương. Sự không hài lòng này đượcphản ánh qua các phê phán của họ vào việc sinh viên tốt nghiệp không thể đọc và viết mộtcách hiệu quả, và không nắm vững phép tính đại số ở mức phức tạp trung bình. Người kĩsư mới tốt nghiệp đại học không thể làm v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: