Danh mục

Cải cách thuế theo hướng bền vững ở các nước và khuyến nghị với Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 395.56 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở tham khảo xu hướng cải cách thuế ở các nước theo hướng tạo ra nguồn thu bền vững, bài viết "Cải cách thuế theo hướng bền vững ở các nước và khuyến nghị với Việt Nam" đề xuất các khuyến nghị đối với quá trình cải cách thuế ở Việt Nam trong thời gian tới. Song song với cải cách chính sách thuế theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế và khai thác có hiệu quả các nguồn thu từ thuế nội địa trong ngắn hạn, bồi dưỡng nguồn thu đảm bảo tính bền vững trong dài hạn thông qua việc khuyến khích đầu tư như thuế thu nhập doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải cách thuế theo hướng bền vững ở các nước và khuyến nghị với Việt Nam CẢI CÁCH THUẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở CÁC NƯỚC VÀ KHUYẾN NGHỊ VỚI VIỆT NAM Vương Thị Thu Hiền1 TÓM TẮT: Sự thay đổi về bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu cần phải cải cách, hoàn thiện chính sách động viên ngân sách cho phát triển. Để đảm bảo tính bền vững của thu ngân sách Nhà nước trong giai đoạn tới, Việt Nam buộc phải có những điều chỉnh về thuế. Trong cơ cấu thu ngân sách, vai trò của các khoản thu nội địa, nhất là loại thuế tài sản, thuế tiêu dùng với hàng sản xuất nội địa (như thuế tiêu thụ đặc biệt), thuế thu nhập cá nhân sẽ ngày càng quan trọng hơn. Trên cơ sở tham khảo xu hướng cải cách thuế ở các nước theo hướng tạo ra nguồn thu bền vững, bài viết đề xuất các khuyến nghị đối với quá trình cải cách thuế ở Việt Nam trong thời gian tới. Song song với cải cách chính sách thuế theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế và khai thác có hiệu quả các nguồn thu từ thuế nội địa trong ngắn hạn, bồi dưỡng nguồn thu đảm bảo tính bền vững trong dài hạn thông qua việc khuyến khích đầu tư như thuế thu nhập doanh nghiệp. Cải cách đồng bộ công tác quản lý thuế là yếu tố cơ bản và quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế để đảm bảo nguồn thu từ thuế bền vững. Từ khóa: Cải cách thuế; Thuế tiêu dùng; Thuế thu nhập; Thuế tài sản; Tính bền vững; Astract: Changes in domestic and foreign economic contexts require the need to reform and improve the incentive policy for development. To ensure the sustainability of state budget revenues in the future, it is required that Vietnam make tax adjustments. In the revenue structure, the role of domestic revenues, especially property tax, consumption tax and domestic production (such as excise taxes), is becoming more important. Based on the trend of tax reformation in different countries towards sustainable income generation, the article proposes recommendations for tax reformation in Vietnam in the future. In parallel with the reformation of tax policieswith a view to expanding taxable objects and effectively make use of domestic tax revenues in the short term, foster revenues to ensure long-term sustainability through incentives. such as corporate income tax. Synchronized reformation of tax administration is both fundamental andcrucial in the context of international economic integration to ensure sustainable tax revenues. Keywords: Tax reform, VAT, income tax, sustainability 1. XU HƯỚNG CẢI CÁCH THUẾ Ở CÁC NƯỚC HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU BỀN VỮNG Trong những năm gần đây, xu hướng cải cách nguồn thu ngân sách bắt buộc diễn ra ở nhiều nước, nhất là các quốc gia phát triển (OECD, 2016). Một số xu hướng chính bao gồm : Thứ nhất, thực hiện cắt giảm hàng rào thuế quan. Trong bối cảnh hội nhập, các nước đều thực hiện cắt giảm thuế quan theo các mức ràng buộc. Một điều đáng lưu ý là có nhiều nước đã có mức thuế quan thực tế thấp hơn nhiều so với mức thuế quan đã cam kết. Chẳng hạn, nghiên cứu của The Nation Board of Trade (2004) cho thấy, sau khi gia nhập WTO, 32 nước được lựa chọn nghiên cứu trên thế giới (14 nước Châu Mỹ La Tinh, 9 nước châu Phi và 9 nước châu Á) đã áp dụng mức thuế suất thực tế trung bình chỉ khoảng 20% so với mức thuế cam kết trung bình là 84%. Ngoài một số nguyên nhân chính trị, một số nước muốn giữ khoảng cách giữa hai mức thuế quan để tạo độ linh hoạt cần thiết khi điều chỉnh mức thuế quan thực tế nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển ngành hàng của mình. 1 Khoa Thuế và Hải quan - Học viện Tài chính. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 911 Thứ hai, đề cao vai trò của thuế tiêu dùng. Trong khi khả năng nâng cao nguồn thu từ thuế thu nhập cũng chỉ giải quyết được phần nào (do mức thu nhập của dân cư thấp) thì giải pháp khả thi hơn là nâng cao vai trò của các loại thuế tiêu dùng đánh cả vào hàng hoá, dịch vụ nội địa và nhập khẩu. Việc tăng thuế thu nhập có thể có những ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư. Về mặt hành chính, những ảnh hưởng do thay đổi thuế thu nhập không chắc chắn và không kịp thời bằng so với sự thay đổi của thuế tiêu dùng. Vì vậy, những loại thuế tiêu dùng như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường sẽ trở thành chỗ dựa chủ yếu về nguồn thu cho Chính phủ các nước. Giữa năm 2000 và 2015, đóng góp của thuế giá trị gia tăng tăng lên ở hầu hết các nước Châu Á như Inddonessia, Malayssia, Singapore. Trong giai đoạn 2009 - 2014, có khoảng hơn 20 quốc gia, thực hiện điều chỉnh tăng thuế suất phổ thông thuế GTGT. Hiện nay, mức thuế suất phổ thông thuế GTGT bình quân ở các nước OECD khoảng 19%, ở các nước khu vực EU khoảng 22%. Trong khu vực Châu Á, chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT) cũng đang được nhiều nước xem xét sửa đổi. Tháng 7/2012, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua lộ trình điều chỉnh tăng thuế suất thuế GTGT từ 5% hiện hành lên 8% vào tháng 4/2014 và sau đó lên 10% vào tháng 10/2015. Thái Lan đang xem xét kế hoạch điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế GTGT từ 7% lên 10%. Trong giai đoạn 2009-2014, tỷ trọng nguồn thu từ thuế GTGT so GDP của các nước trong EU đã tăng từ mức bình quân 6,4% GDP lên mức 7,0%, trong đó, một số nước như Latvia tăng từ 5,9% lên 7,6%; Hungary từ 8,3% lên 9,4%; Hy Lạp từ 6,3% lên 7,1%. Bảng 1. Tỷ trọng thu thuế GTGT so GDP ở một số nước (%) Nước 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Bungari 8.5 8.7 8.2 9 9.3 8.9 Cộng hòa Séc 6.6 6.7 6.9 7.1 7.5 7.5 Hy Lạp 6.3 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: