Danh mục

CÁI QUẠT

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 140.03 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vào những ngày hè nóng bức, mất điện ở thành phố đúng là một tai họa. Nhưng mất điện cũng có cái hay. ấy là thay vì cắm đầu vào tivi hay internet, người ta vác ghế ra hè phố, phe phẩy cái quạt và chuyện trò với hàng xóm. Hẳn sẽ có rất nhiều câu chuyện. Và câu chuyện về cái quạt tay mà lâu nay đã bị văn minh dẹp vào xó, chắc cũng làm không ít người bùi ngùi nhớ lại một vật tri kỷ suốt thời chiến tranh ác liệt và thời Bao cấp bi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁI QUẠT CÁI QUẠTSỸ NGỌC - Cái bát - sơn màiVào những ngày hè nóng bức, mất điện ở thành phố đúng là một tai họa.Nhưng mất điện cũng có cái hay. ấy là thay vì cắm đầu vào tivi hay internet,người ta vác ghế ra hè phố, phe phẩy cái quạt và chuyện trò với hàng xóm.Hẳn sẽ có rất nhiều câu chuyện. Và câu chuyện về cái quạt tay mà lâu nay đãbị văn minh dẹp vào xó, chắc cũng làm không ít người bùi ngùi nhớ lại mộtvật tri kỷ suốt thời chiến tranh ác liệt và thời Bao cấp bi tráng.Năm 1949 họa sỹ Sỹ Ngọc vẽ bức tranh Cái bát. Bức tranh sơn mài nổi tiếngnày hiện đang lưu giữ tại bảo tàng Mỹ thuật quốc gia. Bức tranh thể hiệntình quân dân cá nước. Hai nhân vật trong tranh là anh bộ đội và một bà mẹnông thôn. Đó là một câu chuyện thời chiến rất bình thường, có đoàn vệquốc quân qua làng, có những “mẹ già bịn rịn áo nâu-vui đàn con nhỏ rừngsâu mới về” (Hoàng Trung Thông). Anh bộ đội nhận lấy bát nước từ tay mẹ.Người mẹ già trìu mến vừa nhìn anh bộ đội, tay không ngừng phe phẩychiếc quạt giấy. Chưa bao giờ mà nền son sơn mài lại nóng bức và oi ả đếnvậy. Bức tranh cũng có thể có những cái tên như Tình quân dân, Trên đườnghành quân, Các anh về, Qua làng, Nhớ bủ hay Trưa hè nhưng họa sỹ đã chọnmột cái tên rất giản dị: Cái bát. Cái bát chỉ là “đạo cụ” trong câu chuyện này,nhưng nó trở thành tâm điểm của bức tranh. Cái bát gốm mộc mạc, dáng thôthô nhưng chứa đựng cả cái ước nguyện hòa bình, một biểu tượng của giađình. Thời chinh chiến, lính tráng uống nước trong bi đông, ngang qua suốivục tay làm bát. ở cái thủa mỹ thuật của những hoạt cảnh, Cái bát là mộtngoại lệ. Sau nửa thế kỷ nhìn lại chúng ta càng thấy sự độc đáo của tácphẩm. Bức tranh nổi tiếng không vì cái tên, nhưng tên tranh đã thể hiện đượctư duy sáng tạo của người nghệ sỹ.Trở lại bức tranh Cái bát, sự xuất hiện của cái quạt trong ty người mẹ, cho taước đoán rằng bà mẹ đã đưa cho anh bộ đội bát nước chè xanh (hoặc chèvối) nóng. Chiếc quạt giấy vẫn giống như những chiếc quạt giấy còn bán ởbến tàu bến xe hiện nay. Xương quạt làm bằng tre, giấy bồi nhuộm mầu tímHuế, có dập các lỗ châm kim hình hoa văn. Làng Vác (Hà Tây) hay PhươngNgạn (Triệu Phong, Quảng Trị) đã từ lâu nổi tiếng với các sản phẩm quạtgiấy. Nhưng sẽ ra sao nếu không phải là chiếc quạt giấy? Mà là chiếc quạtnan! So với chiếc quạt giấy thì quạt nan quê mùa hơn, chất phác hơn và cũngcó lịch sử lâu đời hơn. Chiếc quạt giấy liên quan tới công nghệ giấy, vì thếnó không thể xuất hiện ở Việt Nam trước thế kỷ thứ nhất sau CN(1) .Chiếc quạt nan hình thang là hình dạng cổ truyền và phổ biến nhất ở BắcTrung bộ. Tôi đã tự thử thay chiếc quạt giấy bằng quạt nan, hiệu quả thị giáckhông khác nhau là bao, nhưng có sự thay đổi về hàm lượng văn hóa. Nếubên anh bộ đội, không phải bà mẹ mà là một cô thôn nữ, chắc chiếc quạtgiấy sẽ hợp hơn. Người viết cảm thấy có sự sự băn khoăn trong sự lựa chọnở họa sỹ. Tư thế cầm quạt của bà mẹ là tư thế cầm quạt nan không phải là tưthế cầm quạt giấy. Khi cầm quạt giấy, ngón cái ngửa ra ngoài, bốn ngón cònlại hướng vào trong, vì quạt giấy quạt bằng cổ tay chứ không quạt bằng cánhtay như quạt nan.Khi Hồ Xuân Hương có hai bài thơ Vịnh cái quạt nữ thi sỹ họ Hồ này đãvịnh quạt giấy. Ngoại trừ sự tương đồng của hình ảnh “ chành ra ba góc dacòn thiếu, khép lại đôi bên thịt vẫn thừa” của chiếc quạt rất nhiều ngụ ý, thìchiếc quạt giấy nó vốn là một vật gắn bó với tầng lớp trên của xã hội hơn.Nên quả không ngoa khi bà viết rằng: “ mát mặt anh hùng khi tắt gió - cheđầu quân tử lúc sa mưa”, hay là “ hồng hồng má phấn duyên vì cậy - chúadấu, vua yêu một cái này”.Tản mạn về chiếc quạt nan. Chiếc quạt nan mang dấu ấn của Văn hóa trenứa. Tôi vẫn đinh ninh rằng chiếc quạt tre hình thang là một nét văn hóa cổtruyền của người Việt và nó thể hiện một thứ văn hóa nông dân của các cưdân nông nghiệp. Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh thế giới,lịch sử quạt của Trung Quốc có từ rất sớm (từ đời Thương, khoảng từ thế kỷ17 - tk 11 TCN), cùng với Ai Cập là hai cái nôi của chiếc quạt tay. Các nhànghiên cứu Trung Quốc dành nhiều quan tâm tới các loại quạt gấp (quạt ngà,quạt giấy) hay tròn (quạt có hình tròn có cán). Loại quạt hình tròn gọi làđoàn phiến. Loại đoàn phiến này cũng đa phần bằng giấy. Các loại quạt giấyở Trung Hoa còn được vẽ lên các bức tranh thủy mặc vô cùng đặc sắc. Quạtgiấy ngoài trọng lượng nhẹ hơn hẳn các loại quạt nan và quạt lông lại đượctrang trí đẹp nên được ưa chuộng từ chốn cung đình tới nơi thôn dã. Quạtgiấy gấp vào mở ra của Trung Hoa đã lan truyền đi khắp thế giới. NgườiNhật đã thành công khi biến những chiếc quạt thành các biểu tượng văn hóaxứ hoa anh đào. Hình ảnh quý bà mắt xanh tóc vàng cầm quạt trong bứctranh sơn dầu của Claude Monet thể hiện cơn sốt Nhật Bản ở châu Âu lúcđó. Chiếc quạt giấy xòe ra và gấp lại cả một thế giới huyền bí, có lẽ vì thếmà người ta hay vẽ lên đó các bức tranh sơn thủy. Các động tác vũ đạo trongnghệ thuật sân khấu truyền thốn ...

Tài liệu được xem nhiều: