Cải thiện an toàn thực phẩm trong chuỗi sản xuất thịt lợn quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam
Số trang: 24
Loại file: pdf
Dung lượng: 396.86 KB
Lượt xem: 37
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đi sâu vào phân tích chuỗi sản xuất thịt lợn quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam, đánh giá các nguy cơ về ATTP trong chuỗi và minh họa một số giải pháp giúp cải thiện an toàn thịt lợn tại các khâu có nguy cơ cao trong chuỗi sản xuất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải thiện an toàn thực phẩm trong chuỗi sản xuất thịt lợn quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam Cải thiện an toàn thực phẩm trong chuỗi sản xuất thịt lợn quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam Nguyễn Thị Thịnh, Đặng Xuân Sinh, Lê Thị Huyền Trang Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế, Hà Nội, Việt Nam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi lợn đóng một vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, nhất là đảm bảo sinh kế đối với các hộ ở khu vực nông thôn. Ngành chăn nuôi lợn đóng góp tới 60% giá trị sản xuất chăn nuôi và tạo việc làm cho khoảng ba triệu lao động (Bộ NN&PTNT, 2017). Thịt lợn cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của người Việt, chiếm 68% tổng lượng thịt tiêu thụ (Ipsos, 2018). Cùng với sự gia tăng dân số, mức sống cải thiện, và sự thay đổi trong chế độ ăn thiên về các loại protein có nguồn gốc động vật, nhu cầu tiêu dùng thịt lợn của người Việt tăng lên nhanh chóng. Từ năm 2000-2017, tiêu thụ thịt lợn bình quân của Việt Nam đã tăng từ 13 lên 31 kg/người/năm và được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên đến 37,5 kg/người/năm vào năm 2027 (OECD, 2019). Bên cạnh việc tăng số lượng, người tiêu dùng cũng đặc biệt quan tâm đến chất lượng và sự an toàn của thịt lợn khi mà các nguy cơ về sức khỏe liên quan đến thịt không rõ nguồn gốc, thịt bị ô nhiễm, thịt kém chất lượng xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng (Nguyen-Viet và nnk., 2017; Ngân hàng Thế giới, 2017a). Tại Việt Nam, ATTP và các bệnh lây truyền qua thực phẩm là vấn đề y tế công cộng được các nhà hoạch định chính sách và người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Việt Nam có khoảng 5000 ca ngộ độc thực phẩm được ghi nhận hàng năm (Bộ Y tế, 2016), tuy nhiên số lượng thực tế các ca ngộ độc thực phẩm có thể còn cao hơn do nhiều ca bệnh không báo cáo. Nhiễm bẩn đối với thực phẩm nói chung và thịt lợn nói riêng có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào trong chuỗi từ “trang trại đến bàn ăn”. Do đó, việc kiểm soát chất lượng, nâng cao thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm là đặc biệt quan trọng để giảm thiểu và ngăn chặn các bệnh truyền qua thực phẩm. 647 Chính phủ Việt Nam đã có định hướng phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô trang trại với mục tiêu đến năm 2020 trên 60% tổng sản lượng thịt lợn sẽ được cung ứng bởi quy mô này. Tuy nhiên hiện nay quy mô vừa và nhỏ trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và phân phối thịt lợn vẫn đang chiếm số lượng đáng kể. Năm 2016, cả nước có hơn 3,4 triệu hộ chăn nuôi lợn, trong đó 77% hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, cung cấp trên 70% tổng sản lượng thịt lợn (Tổng cục Thống kê, 2016). Mặc dù dịch tả lợn châu Phi xảy ra đầu năm 2019 đã ảnh hưởng lớn tới các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ với trên 90% ổ dịch được phát hiện ở quy mô này (FAO, 2019), việc chuyển đổi hoàn toàn quy mô chăn nuôi vừa và nhỏ sang quy mô thương mại vẫn là câu chuyện trong dài hạn (Nguyen Ngoc Que và nnk, 2020). Do đó, cải thiện ATTP trong chuỗi cung ứng thịt lợn quy mô vừa và nhỏ là một trong những vấn đề cần được ưu tiên hiện nay. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi đi sâu vào phân tích chuỗi sản xuất thịt lợn quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam, đánh giá các nguy cơ về ATTP trong chuỗi và minh họa một số giải pháp giúp cải thiện an toàn thịt lợn tại các khâu có nguy cơ cao trong chuỗi sản xuất. 2. CHUỖI SẢN XUẤT THỊT LỢN QUY MÔ VỪA VÀ NHỎ Chăn nuôi lợn ở Việt Nam xuất phát từ nền nông nghiệp sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, tận dụng các nguồn phụ phẩm. Hình 26.1 mô tả sản xuất thịt lợn quy mô vừa và nhỏ điển hình với 4 khâu chính bao gồm chăn nuôi, vận chuyển và giết mổ, phân phối và tiêu dùng. Tham gia vào chuỗi có nhiều tác nhân khác nhau như người cung cấp đầu vào (con giống, cám, thuốc thú y…), người chăn nuôi, thương lái-thu gom, giết mổ, người chế biến, người bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng. Tuy nhiên, liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi khá lỏng lẻo, hạn chế về kiểm soát chất lượng, chưa truy xuất được nguồn gốc và do đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ về ATTP. 648 Thức ăn Thương lái Người bán chăn nuôi lợn sống buôn thịt lợn Người chăn Cơ sở giết Người bán lẻ Người tiêu Con giống nuôi lợn mổ lợn thịt lợn dùng Thuốc, dịch Người chế vụ thú y biến thịt lợn Chăn nuôi Vận chuyển và giết mổ Phân phối Tiêu dùng Hình 1. Các tác nhân trong chuỗi sản xuất thịt lợn quy mô vừa và nhỏ 2.1. Chăn nuôi Trong giai đoạn 1995-2018, tổng đàn lợn cả nước tăng liên tục, từ 16,3 triệu con năm 1995 lên 28,2 triệu con năm 2018 (Tổng cục Thống kê, 2020). Năm 2019, ngành chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn do dịch tả lợn châu Phi dẫn đến chết và tiêu hủy hơn 6 triệu con lợn, tương đương 20% tổng đàn lợn cả nước. Chăn nuôi lợn ở Việt Nam tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc, chiếm khoảng 50% tổng đàn lợn cả nước (Tổng cục Thống kê, 2020). Hiện nay, Việt Nam có 4 loại hình chăn nuôi lợn phổ biến (Giáp, 2015): - Chăn nuôi hộ quy mô nhỏ: Chủ yếu sử dụng giống lợn địa phương hoặc giống lợn lai, vốn đầu tư thấp, điều kiện chuồng trại thô sơ, tận dụng thức ăn thừa hoặc phụ phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương. Quy mô chăn nuôi trung bình từ 1-2 lợn nái hoặc ít hơn 20 lợn thịt. - Chăn nuôi thương mại quy mô nhỏ: Sử dụng giống lợn lai hoặc lợn ngoại, kết hợp thức ăn tận dụng và thức ăn công nghiệp. Quy mô chăn nuôi trung bình từ 5-20 lợn nái hoặc ít hơn 100 lợn thịt. - Chăn nuôi thương mại quy mô lớn: Sử dụng giống lợn ngoại, dùng thức ăn công nghiệp, có hệ thống chuồng trại hiện đại, đảm bảo an ninh sinh học. Quy mô chăn nuôi từ 600-2400 lợn nái hoặc từ 500-1000 lợn thịt. Chăn nuôi lợn ở quy mô thương mại chủ yế ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải thiện an toàn thực phẩm trong chuỗi sản xuất thịt lợn quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam Cải thiện an toàn thực phẩm trong chuỗi sản xuất thịt lợn quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam Nguyễn Thị Thịnh, Đặng Xuân Sinh, Lê Thị Huyền Trang Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế, Hà Nội, Việt Nam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi lợn đóng một vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, nhất là đảm bảo sinh kế đối với các hộ ở khu vực nông thôn. Ngành chăn nuôi lợn đóng góp tới 60% giá trị sản xuất chăn nuôi và tạo việc làm cho khoảng ba triệu lao động (Bộ NN&PTNT, 2017). Thịt lợn cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của người Việt, chiếm 68% tổng lượng thịt tiêu thụ (Ipsos, 2018). Cùng với sự gia tăng dân số, mức sống cải thiện, và sự thay đổi trong chế độ ăn thiên về các loại protein có nguồn gốc động vật, nhu cầu tiêu dùng thịt lợn của người Việt tăng lên nhanh chóng. Từ năm 2000-2017, tiêu thụ thịt lợn bình quân của Việt Nam đã tăng từ 13 lên 31 kg/người/năm và được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên đến 37,5 kg/người/năm vào năm 2027 (OECD, 2019). Bên cạnh việc tăng số lượng, người tiêu dùng cũng đặc biệt quan tâm đến chất lượng và sự an toàn của thịt lợn khi mà các nguy cơ về sức khỏe liên quan đến thịt không rõ nguồn gốc, thịt bị ô nhiễm, thịt kém chất lượng xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng (Nguyen-Viet và nnk., 2017; Ngân hàng Thế giới, 2017a). Tại Việt Nam, ATTP và các bệnh lây truyền qua thực phẩm là vấn đề y tế công cộng được các nhà hoạch định chính sách và người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Việt Nam có khoảng 5000 ca ngộ độc thực phẩm được ghi nhận hàng năm (Bộ Y tế, 2016), tuy nhiên số lượng thực tế các ca ngộ độc thực phẩm có thể còn cao hơn do nhiều ca bệnh không báo cáo. Nhiễm bẩn đối với thực phẩm nói chung và thịt lợn nói riêng có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào trong chuỗi từ “trang trại đến bàn ăn”. Do đó, việc kiểm soát chất lượng, nâng cao thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm là đặc biệt quan trọng để giảm thiểu và ngăn chặn các bệnh truyền qua thực phẩm. 647 Chính phủ Việt Nam đã có định hướng phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô trang trại với mục tiêu đến năm 2020 trên 60% tổng sản lượng thịt lợn sẽ được cung ứng bởi quy mô này. Tuy nhiên hiện nay quy mô vừa và nhỏ trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và phân phối thịt lợn vẫn đang chiếm số lượng đáng kể. Năm 2016, cả nước có hơn 3,4 triệu hộ chăn nuôi lợn, trong đó 77% hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, cung cấp trên 70% tổng sản lượng thịt lợn (Tổng cục Thống kê, 2016). Mặc dù dịch tả lợn châu Phi xảy ra đầu năm 2019 đã ảnh hưởng lớn tới các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ với trên 90% ổ dịch được phát hiện ở quy mô này (FAO, 2019), việc chuyển đổi hoàn toàn quy mô chăn nuôi vừa và nhỏ sang quy mô thương mại vẫn là câu chuyện trong dài hạn (Nguyen Ngoc Que và nnk, 2020). Do đó, cải thiện ATTP trong chuỗi cung ứng thịt lợn quy mô vừa và nhỏ là một trong những vấn đề cần được ưu tiên hiện nay. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi đi sâu vào phân tích chuỗi sản xuất thịt lợn quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam, đánh giá các nguy cơ về ATTP trong chuỗi và minh họa một số giải pháp giúp cải thiện an toàn thịt lợn tại các khâu có nguy cơ cao trong chuỗi sản xuất. 2. CHUỖI SẢN XUẤT THỊT LỢN QUY MÔ VỪA VÀ NHỎ Chăn nuôi lợn ở Việt Nam xuất phát từ nền nông nghiệp sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, tận dụng các nguồn phụ phẩm. Hình 26.1 mô tả sản xuất thịt lợn quy mô vừa và nhỏ điển hình với 4 khâu chính bao gồm chăn nuôi, vận chuyển và giết mổ, phân phối và tiêu dùng. Tham gia vào chuỗi có nhiều tác nhân khác nhau như người cung cấp đầu vào (con giống, cám, thuốc thú y…), người chăn nuôi, thương lái-thu gom, giết mổ, người chế biến, người bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng. Tuy nhiên, liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi khá lỏng lẻo, hạn chế về kiểm soát chất lượng, chưa truy xuất được nguồn gốc và do đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ về ATTP. 648 Thức ăn Thương lái Người bán chăn nuôi lợn sống buôn thịt lợn Người chăn Cơ sở giết Người bán lẻ Người tiêu Con giống nuôi lợn mổ lợn thịt lợn dùng Thuốc, dịch Người chế vụ thú y biến thịt lợn Chăn nuôi Vận chuyển và giết mổ Phân phối Tiêu dùng Hình 1. Các tác nhân trong chuỗi sản xuất thịt lợn quy mô vừa và nhỏ 2.1. Chăn nuôi Trong giai đoạn 1995-2018, tổng đàn lợn cả nước tăng liên tục, từ 16,3 triệu con năm 1995 lên 28,2 triệu con năm 2018 (Tổng cục Thống kê, 2020). Năm 2019, ngành chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn do dịch tả lợn châu Phi dẫn đến chết và tiêu hủy hơn 6 triệu con lợn, tương đương 20% tổng đàn lợn cả nước. Chăn nuôi lợn ở Việt Nam tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc, chiếm khoảng 50% tổng đàn lợn cả nước (Tổng cục Thống kê, 2020). Hiện nay, Việt Nam có 4 loại hình chăn nuôi lợn phổ biến (Giáp, 2015): - Chăn nuôi hộ quy mô nhỏ: Chủ yếu sử dụng giống lợn địa phương hoặc giống lợn lai, vốn đầu tư thấp, điều kiện chuồng trại thô sơ, tận dụng thức ăn thừa hoặc phụ phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương. Quy mô chăn nuôi trung bình từ 1-2 lợn nái hoặc ít hơn 20 lợn thịt. - Chăn nuôi thương mại quy mô nhỏ: Sử dụng giống lợn lai hoặc lợn ngoại, kết hợp thức ăn tận dụng và thức ăn công nghiệp. Quy mô chăn nuôi trung bình từ 5-20 lợn nái hoặc ít hơn 100 lợn thịt. - Chăn nuôi thương mại quy mô lớn: Sử dụng giống lợn ngoại, dùng thức ăn công nghiệp, có hệ thống chuồng trại hiện đại, đảm bảo an ninh sinh học. Quy mô chăn nuôi từ 600-2400 lợn nái hoặc từ 500-1000 lợn thịt. Chăn nuôi lợn ở quy mô thương mại chủ yế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chăn nuôi lợn Chuỗi sản xuất thịt lợn An toàn thực phẩm Chiến lược phát triển nông nghiệp Thực hành vệ sinh tại lò mổ lợnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu quy trình sản xuất kẹo dẻo thanh long nhân dâu tây quy mô phòng thí nghiệm
8 trang 233 0 0 -
Cẩm nang An toàn thực phẩm trong kinh doanh
244 trang 233 1 0 -
Giáo trình Thương phẩm và an toàn thực phẩm (Nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
59 trang 117 6 0 -
11 trang 111 0 0
-
10 trang 95 0 0
-
Giáo trình Chăn nuôi lợn (sau đại học): Phần 1 - PGS. Nguyễn Thiện
114 trang 87 0 0 -
Nghiên cứu quy trình sản xuất sữa hạt mít
8 trang 79 0 0 -
10 trang 72 0 0
-
24 trang 64 0 0
-
Giáo trình Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
130 trang 64 0 0