Danh mục

Cải thiện khả năng ra rễ in vitro và nâng cao tỷ lệ sống sót ngoài vườn ươm của cây chanh dây tím (Passiflora edulis Sims.) có nguồn gốc từ nuôi cấy lớp mỏng tế bào lá

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 765.06 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cải thiện khả năng ra rễ in vitro và nâng cao tỷ lệ sống sót ngoài vườn ươm của cây chanh dây tím có nguồn gốc từ tTCL lá đã được thiết lập trong nghiên cứu này. Mẫu tTCL lá được nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung 1 mg/l BA, 30 g/l sucrose và 8 g/l agar cho số chồi cao nhất (4 chồi/mẫu) sau 8 tuần.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải thiện khả năng ra rễ in vitro và nâng cao tỷ lệ sống sót ngoài vườn ươm của cây chanh dây tím (Passiflora edulis Sims.) có nguồn gốc từ nuôi cấy lớp mỏng tế bào láTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 15, Số 2 (2020) CẢI THIỆN KHẢ NĂNG RA RỄ IN VITRO VÀ NÂNG CAO TỶ LỆ SỐNG SÓT NGOÀI VƢỜN ƢƠM CỦA CÂY CHANH DÂY TÍM (Passiflora edulis Sims.) CÓ NGUỒN GỐC TỪ NUÔI CẤY LỚP MỎNG TẾ BÀO LÁ Trần Hiếu1, 2, 3, Hoàng Thanh Tùng1, Cao Đăng Nguyên2, Dương Tấn Nhựt1* 1 Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên 2 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 3 Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận *Email: duongtannhut@gmail.com Ngày nhận bài: 02/7/2019; ngày hoàn thành phản biện: 4/9/2019; ngày duyệt đăng: 02/10/2019 TÓM TẮT Cải thiện khả năng ra rễ in vitro và nâng cao tỷ lệ sống sót ngoài vườn ươm của cây chanh dây tím có nguồn gốc từ tTCL lá đã được thiết lập trong nghiên cứu này. Mẫu tTCL lá được nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung 1 mg/l BA, 30 g/l sucrose và 8 g/l agar cho số chồi cao nhất (4 chồi/mẫu) sau 8 tuần. Chồi sau đó được nhân nhanh trên môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/l BA và 0,5 mg/l Kin. Ở giai đoạn ra rễ, chồi được nuôi cấy trong 2 hệ thống khác nhau, (1) hệ thống GB và (2) hệ thống RPB. Sau 8 tuần nuôi cấy kết quả cho thấy, tỷ lệ ra rễ in vitro được cải thiện đáng kể và không có sự hình thành mô sẹo trong hệ thống RPB so với trong hệ thống GB. Ngoài ra, cây con trong hệ thống RPB cho tỷ lệ sống sót cao (100%) cũng như khả năng sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với những cây con trong hệ thống GB sau 8 tuần thích nghi ngoài vườn ươm. Từ khóa: chanh dây tím, lớp mỏng tế bào, ra rễ, sống sót, sự tái sinh chồi.1. MỞ ĐẦU Chanh dây tím (Passiflora edulis Sims.) là một giống có giá trị kinh tế quan trọngnhất trong chi Passiflora (một chi lớn nhất trong họ Passifloraceae). Nó được trồng phổbiến ở các vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới để cung cấp quả tươi hoặc làm nguyênliệu phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất nước giải khát. Ngoài ra, lá của nó đượcsử dụng phổ biến trong các vị thuốc dân gian ở Nam Mỹ để điều trị chứng nghiệnrượu, các bệnh liên quan đến thần kinh như lo lắng, đau nửa đầu, hồi hộp và mất ngủ[1]. Giống như các loài chanh dây khác thuộc chi Passiflora thì chanh dây tím cũng cóthể được nhân giống bằng phương pháp truyền thống như gieo hạt, giâm cành, ghép. 97Cải thiện khả năng ra rễ in vitro và nâng cao tỷ lệ sống sót ngoài vườn ươm của cây chanh dây tím …Tuy nhiên, cây con được tạo ra từ phương pháp trên không kiểm soát được mầm bệnh,số lượng và chất lượng cây giống,... Do đó, kỹ thuật vi nhân giống có thể hữu ích trongviệc bảo tồn và nhân nhanh những giống cây trồng mang kiểu gen quý và tạo cây sạchbệnh; trong đó có những loài thuộc chi Passiflora [2]. Vi nhân giống bao gồm 4 giai đoạn: thiết lập nguồn mẫu in vitro, nhân nhanhchồi, ra rễ in vitro và thích nghi của cây con ex vitro [3]; trong đó, hiệu quả của vi nhângiống phụ thuộc rất lớn vào số lượng chồi, tỷ lệ ra rễ in vitro và thuần hóa cây conngoài vườn ươm. Hiện nay, những nghiên cứu trên đối tượng chanh dây, các nguồnmẫu đa dạng như đỉnh sinh trưởng, đốt thân, trụ dưới lá mầm, rễ và mẫu lá thườngđược sử dụng làm vật liệu để tái sinh và nhân nhanh chồi in vitro [4-6]. Theo nghiêncứu của Lombardi và cộng sự (2007) cho thấy, mẫu rễ cho hiệu quả tái sinh chồi caohơn mẫu lá, mẫu đốt thân; tuy nhiên, hệ số tái sinh chồi chỉ đạt 5,1 chồi/mẫu [4]. Bêncạnh đó, một số nghiên cứu khác được thực hiện với mục đích tìm ra phương pháp tốiưu cho sự ra rễ in vitro và nâng cao tỷ lệ sống ngoài vườn ươm; nhưng hiệu quả đạtđược vẫn còn thấp như nghiên cứu của Isutsa và cộng sự (2004) trên chanh dây tím đãbáo cáo tỷ lệ ra rễ đạt 47%, số rễ/chồi là 1 và tỷ lệ sống sót là 32% [7]. Kỹ thuật nuôi cấylớp mỏng tế bào (TCL) đã phát triển trên 30 năm, được chứng minh là phương pháptối ưu cho hiệu quả tái sinh chồi và ứng dụng thành công trên nhiều đối tượng câytrồng khác nhau như cây chuối, cây cam, cây dừa, cây măng cụt và cây cà chua [8, 9].Hiện nay, kỹ thuật này chưa được ứng dụng trên đối tượng chanh dây. Vì vậy, nghiêncứu cải thiện khả năng ra rễ in vitro và nâng cao tỷ lệ sống sót ngoài vườn ươm của câychanh dây tím có nguồn gốc từ nuôi cấy tTCL lá được thực hiện.2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP2.1. Vật liệu Nguồn mẫu Lá thứ 3 (tính từ chồi đỉnh xuống) từ các chồi in vitro (1,5 tháng tuổi) của câychanh dây tím (hiện có tại Phòng Sinh học Phân tử và Chọn tạo Giống cây trồng, ViệnNghiên cứu Khoa học Tây Nguyên) được sử dụng làm nguồn ...

Tài liệu được xem nhiều: