Nghệ thuật hiện đại có thể rút ở nghệ thuật nguyên thuỷ một bài học tạo hình, nhất là ở điêu khắc Châu Phi. Đó là sự tươi mát tự nhiên của xúc cảm, sự đơn giản trong sạch nào đấy của bản năng ngôn ngữ hình thể, tính vô tư của kỹ thuật, một chừng mực vẻ đẹp tinh thần, độc lập, chứ không phải là tự tiện đón lấy ở nó cái ý nghĩa dở dang, vô lý, không hoàn thành của của hình thức như những câu văn sai ngữ pháp, đến không hiểu đầu đuôi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảm hứng nguyên thủy trong mỹ thuật hiện đại
Cảm hứng nguyên thủy trong mỹ
thuật hiện đại (*)
Thái Bá Vân
[...]Nghệ thuật hiện đại có thể rút ở nghệ thuật nguyên thuỷ một bài
học tạo hình, nhất là ở điêu khắc Châu Phi. Đó là sự tươi mát tự nhiên
của xúc cảm, sự đơn giản trong sạch nào đấy của bản năng ngôn ngữ
hình thể, tính vô tư của kỹ thuật, một chừng mực vẻ đẹp tinh thần, độc
lập, chứ không phải là tự tiện đón lấy ở nó cái ý nghĩa dở dang, vô lý,
không hoàn thành của của hình thức như những câu văn sai ngữ pháp,
đến không hiểu đầu đuôi ra sao cả...
Cảm hứng nguyên thủy trong mỹ thuật hiện đại (*)
Ly dị với truyền thống cổ điển, đi tìm lại hình thù của biên giới tạo
hình trong tiếng vọng xa xôi của tạo vật, là một trong những biểu ngữ
đối phó trước ngõ cụt của Nghệ thuật phương Tây đầu thế kỷ 20 này.
Đầu thế kỷ 20 này, các nghệ sĩ đã thấy tù bức lắm với khuôn thước của
nghệ thuật Hy-La, phải đi tìm những chân trời mới. Không còn gì là
vĩnh cửu để bất khả xâm phạm nữa. No ứ nền văn minh ngột ngạt
những tiếng máy bụi bặm, chói chang những ánh điện vô tình, lại bế tắc
tinh thần, thì bản năng sinh tồn của ông tư bản già Châu Âu ắt lại khát
những dòng suối dại trên những hòn đảo xa, lại thèm khát chất thuần
khiết hồn nhiên của những nền văn minh chậm chạp.
Ta đừng quên rằng giữa thế kỷ 19 có cả một tủ sách triết học và tiểu
thuyết không tưởng. Nó lãng mạn đến mức bịa ra được một năm 2000
trở về thời đại thủ công, mọi người mặc quần áo thời Trung cổ và gọi
nhau là bạn láng giềng.
Hướng về cái sơ khai man dại, thì nhất định phải gặp tâm lý nguyên
thuỷ. Nghệ thuật đòi được trả về với tự nhiên. Và J.JRuxô đã chuẩn bị
hành lý cho các nghệ sĩ lên đường, bằng sự đảm bảo: Nghệ thuật càng
ít bị hào nhoáng bởi lớp sơn văn hóa bao nhiêu, thì càng xác thực bấy
nhiêu.
Ngày mồng 4 tháng 4 năm 1891, Pôl Gôganh, vó ngựa trường trinh
nhất của hội họa hiện đại phương Tây hăm hở cặp bờ Tahiti, để lại
đằng sau mình tám người bạn đường trong nhóm Pont Aven và một sự
phân hóa. Người thì trở về với xu hướng ấn tượng, hay không chịu
đựng cái tâm lý phù du đó, thì đành chững chạc bề ngoài với hư danh
của chủ nghĩa Cổ điển, hoặc đắm trong điệu nhạc huyền bí Tượng
trưng đang tàn sau thơ Véc-len, tiếng kêu đau thương của một tâm hồn
đầy xúc cảm, khao khát ánh sáng, muốn thương yêu con người nhưng
không thể được.
Châu Âu vật chất và duy lý, thế mà nghèo sức sống. Còn những gì sót
lại trong mình của nền văn minh hiện đại, Gôganh tận diệt. Ông muốn
tìm lại cái bí mật của cuộc đời trần, sự thuần khiết của tuổi hoang sơ,
những xúc động nguyên vẹn sáng tạo khi mới là bắt đầu. Gửi thư về
Pari cho bạn bè, ông viết, là mình đang được tái sinh giữa cái êm đềm
và giàu sang của thiên nhiên, giữa những đêm đại dương bao la và
đường bệ. Ông ăn mặc như người Maori, học nói các thổ ngữ của quần
đảo Pôlinêdi, từ tàn phá trong tình yêu cô gái Têhara nào đấy. Trong
Cảnh vật Tahiti (1891), Bao giờ đằng ấy lấy chồng? (1892-để ở Balơ),
Những người đàn bà Tahiti (Luvơrơ)...niềm khoái lạc nguyên thuỷ
nằng nặng trần truồng trên những tấm thân đàn bà hoang dại, đang nở
ra trong sức tranh hoàng huyền diệu của một thiên nhiên đỏ chót, thần
tiên. Càng về sau, tâm hồn nguyên thuỷ càng đọng trong hội hoạ của
ông, đến ngớ ngẩn mà bàng hoàng tự hỏi: Chúng ta từ đâu tới? Chúng
ta là gì? Chúng ta về đâu bây giờ? (1899-Bôxtông). Những nơi vẽ
đượm nồng nhất sau 8 năm ở đảo. Những khuôn mặt bần thần, như
không thể dứt bỏ được giây tơ lưu luyến của đất trời hoang mạc, thầm
thì trong tiếng động tôn giáo của cây rừng.
Gôganh rất có ý thức trong việc trở lại ngọn nguồn của rung cảm thẩm
mỹ trên tầm thước lớn lao của nghệ thuật nguyên thuỷ. Ông nói man
rợ đối với tôi là một sự trẻ lại. Và thực tế, thì ông cũng đã hồi sinh cho
thứ nghệ thuật già cỗi của Châu Âu, bấy giờ đang khủng hoảng, bằng
cách đốt bừng lên ngọn lửa cuối cùng của hưng phấn, đã làm sức
tưởng tượng của mình tươi tốt lại. Nghệ thuật nguyên thuỷ là thứ nghệ
thuật tinh khiết và chân thật nhất (kể cả khi nó mang mặc cảm tín
ngưỡng, ma thuật). Nó không lừa dối chúng ta qua sự khôn khéo của trí
óc hay bàn tay kỹ thuật, cái mà một người văn minh nào cũng có thể
làm. Người nguyên thuỷ không khoe khoang, vụ lợi. Làm nghệ thuật
đối với họ chưa phải là một nghề. Bởi thế mà khi phụ nữ Anhđiêng
(Indiens des Plaines) vẽ những hình trang trí kiểu hình học, hay đám
đàn ông Mêhicô cổ tạc những chân dung tả thực, thì lý do chân chính
của họ là sự đòi hỏi bên trong. Vì không có sự vướng víu môi giới của
khoa học kỹ thuật nên những thể dạng họ dùng để biểu đạt, chính là
con đẻ trực tiếp và tự nhiên của tâm tưởng. Nó vẫn thuyết minh thắng
những cảm xúc và biểu hiện, bởi vậy mà thuần chất và thực sự là hợp
lý.
Ngày nay, các họa sĩ và điêu khắc được đào tạo ở nhà trường. Các nghệ
sĩ được chứng thực bởi bằng cấp. Điều đó tốt nhưng còn kéo thêm có
những phản tác dụng. Chẳng hạn như người văn minh kia, khi nắm đủ
mọi kỹ thuật, thuộc lòng giải phẫu thân thể và phép viễn cận, thì hoàn
toàn có đủ phương tiện để vô cớ vẽ lên một hình người khéo léo, một
trang trí khôn ngoan, một cách vụ lợi, không xúc động, hoặc còn cố
tình chép lại của người khác với bàn tay tinh tế. Anh đã tự nguyện đánh
tráo cái phẩm chất cơ sở của nghệ thuật là xúc cảm. Người văn minh
kia khi đã đứng trước giá vẽ với áo choàng trắng với những hộp màu
ngon lành của nền sản xuất đại công nghiệp, thì không thể chối cãi
được rằng anh rất biết mình là nghệ sĩ. Nhưng người nguyên thuỷ thì
trái lại, họ sống giữa tự nhiên như chim, như lá. Rồi khi tác phẩm đã
hoàn thành thì bản năng thầm kín của họ vẫn chưa kịp báo cho ý thức
họ biết, rằng họ đã làm nghệ thuật, Còn có sự thành thật nào hơn.
Rồi, thời gian sẽ rũ bỏ bằng hết mọi sai lầm và ngộ nhận. Nhưng hiện
nay thì lịch sử các nền văn minh vẫn còn chịu một số điểm xuyên tạc:
Có người vẫn còn cố xây dựng một lý thuyết kỳ quái, đòi tách cái gọi là
Nền văn minh Phương Tây ra khỏi nền văn minh phương Đông, Cực
Đông và của các dân t ...