Danh mục

CẨM NANG ĐIỀU TRỊ CỦA KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC

Số trang: 114      Loại file: pdf      Dung lượng: 968.56 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tập cẩm nang điều trị của khoa Điều trị Tích cực (ĐTTC) được viết dựa trên cơ sởlà cuốn ICU mannual of Royal Adelate Hospital-Australia (2001) nhằm hướng dẫn và giúpđỡ các bác sỹ làm việc tại khoa trong công việc hàng ngày. Đây không phải là tài liệuchuẩn áp dụng cho tất cả các khoa HSCC ở Việt nam và cũng không phải là sách giáokhoa về HSCC.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CẨM NANG ĐIỀU TRỊ CỦA KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC BỆNH VIỆN BẠCH MAIKHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰCCẨM NANG ĐIỀU TRỊ Hà nội-2002 (Lưu hành nội bộ) 1 Lời mở đầu Tập cẩm nang điều trị của khoa Điều trị Tích cực (ĐTTC) được viết dựa trên cơ sởlà cuốn ICU mannual of Royal Adelate Hospital-Australia (2001) nhằm hướng dẫn và giúpđỡ các bác sỹ làm việc tại khoa trong công việc hàng ngày. Đây không phải là tài liệuchuẩn áp dụng cho tất cả các khoa HSCC ở Việt nam và cũng không phải là sách giáokhoa về HSCC. Mục đích của tài liệu là chuẩn hoá về công tác chăm sóc và điều trị tại khoa ĐTTCBv Bạch mai để đạt được hiệu quả tối ưu và an toàn cho bệnh nhân, tăng cường sự thốngnhất giữa các thành viên của khoa ĐTTC và các chuyên ngành khác. Tài liệu này cũngcung cấp một nền cơ bản cho các bác sỹ về học tại khoa. Tập tài liệu này bao gồm các protocol được áp dụng tại khoa ĐTTC. Do hoàn cảnhthực tế và chi phí y tế mà các thông tin ở đây có thể khác với một số y văn và kinhnghiệm lâm sàng của một số tác giả hoặc của các đơn vị khác. Trong tập tài liệu này cóhướng dẫn xử trí lâm sàng, tuy nhiên điều trị cho từng bệnh nhân hoàn toàn phụ thuộc vàotừng hoàn cảnh lâm sàng. Đây là cuốn cẩm nang lần đầu tiên được xuất bản để áp dụng trong khoa ĐTTC vàvới thời gian chuẩn bị có hạn nên không thể tránh được những thiếu xót, chúng tôi rấtmong nhận được các ý kiến quý báu của các quý đồng nghiệp. Tháng 7 năm 2002 Giáo sư Vũ Văn Đính 2 CHƯƠNG I CÁC THỦ THUẬT LÂM SÀNGA. Giới thiệu:1. Các bác sĩ thực tập cần trở nên thành thạo với các thủ thuật dùng trong khoa điều trị tích cực.2. Khi làm thủ thuật xâm nhập phải có sự kiểm soát của các bác sĩ chính.3. Rất cần phải làm quen và quan sát làm các thủ thuật chưa biết.4. Với tất cả các thủ thuật, phải cân nhắc cẩn thận giữa lợi và hại.5. Không cố tiếp tục nếu gặp khó khăn khi làm thủ thuật: Gọi người giúp đỡ.6. Sự cho phép với các thủ thuật: a. Các bệnh nhân còn khả năng tiếp xúc cần can thiệp thủ thuật cần có một mẫu giấy cam đoan cho phép làm thủ thuật. b. Sự cho phép qua một người thứ ba là không cần thiết ở những bệnh nhân không có khả nãng tiếp xúc khi cần làm các thủ thuật thường qui ở ICU. c. Các thủ thuật lớn ở ICU như mở khí quản hoặc mở thông dạ dày -ruột đòi hỏi có một người thứ ba.7. Các chỉ định, tiến hành và các biến chứng của thủ thuật cần được ghi chép lại rõ ràng cùng với tờ giấy cho phép nếu đã viết.8. Thảo luận dự định tiến hành với y tá và dành đủ thời gian để chuẩn bị dụng cụ. Bạn nhớ rằng: các y tá rất có kinh nghiệm với các thủ thuật này.9. Thủ thuật viên có trách nhiệm bỏ tất cả các vật sắc nhọn được dùng trong thủ thuật và đảm bảo để chúng vào trong thùng để đồ sắc nhọn.B. Các thủ thuật:1. Các bác sĩ thực tập phải trở nên thành thạo với tất cả các thủ thuật thường qui.2. Các thủ thuật chuyên sâu cần được các chuyên gia tư vấn làmhoặc làm dưới sự giám sát chặt chẽ của họ.3. Các protocol thường qui sau và các thủ thuật chuyên sâu được nêu khái quát ở các phần tiếp theo.Các thủ thuật thường qui trong ICU: 1. Đặt NKQ 2. Đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi 3. Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm 4. Đặt catheter động mạch 5. Đặt catheter động mạch phổi 6. Đặt sonde tiểu 7. Chọc dịch não tuỷ đoạn thắt lưng 8. Đặt dẫn lưu kín vào bình nước 9. Chọc khoang màng phổi 10. Chọc khoang màng bụng 11. Đặt sonde dạ dày đường mũiCác thủ thuật chuyên sâu trong ICU 1. Mở khí quản qua da 2. Soi phế quản ống mềm 3. Tạo nhịp tim đường tĩnh mạch 4. Chọc khoang màng tim 3 5. Đặt sonde có bóng chèn thực quản 6. Đặt catheter bơm bóng động mạch chủC. Các catheter tĩnh mạch ngoại vi1. Chỉ định: a. Cần đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên trước tiên để hồi sức bao gồm có truyền máu. b. Các bệnh nhân không còn cần đường truyền trung tâm nữa.2. Qui trình tiến hành: a. Rút tất cả các đường truyền mục đích hồi sức đã được đặt trong điều kiện không vô trùng càng sớm càng tốt b. Tránh sử dụng các đường truyền ngoại vi ở các bệnh nhân và rút bỏ nếu không còn dùng. c. Gây tê tại chỗ nếu bệnh nhân còn tỉnh d. Kỹ thuật vô trùng: - Rửa tay +đeo găng - Sát trùng da e. Băng f. Thay đổi /rút bỏ tất cả các đường ngoại vi sau 48 giờ.3. Biến chứng: a. Nhiễm trùng b. Huyết khối c. Thoát mạch vào tổ chức xung quanhD. Đặt catheter động mạch1. Chỉ định a. Theo dõi huyết áp động mạch b. Lấy máu động mạch xét nghiệm nhiều lần2. Qui trình tiến hàn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: