cẩm nang pháp luật dành cho thanh niên
Số trang: 109
Loại file: doc
Dung lượng: 883.50 KB
Lượt xem: 28
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
cẩm nang pháp luật dành cho thanh niên được biên soạn trình bày dưới dạng hỏi - đáp, thông qua những tình huống cụ thể, sinh động nhằm giải thích pháp luật, giúp thanh niên dễ dàng nắm bắt và vận dụng pháp luật trong cuộc sống. mời các bạn cùng tham khảo chi tiết để nắm vững nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
cẩm nang pháp luật dành cho thanh niên BỘ TƯ PHÁP VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CẨM NANG PHÁP LUẬT DÀNH CHO THANH NIÊN 1 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội, 2005 2 CHỦ BIÊN NGUYỄN TẤT VIỄN BIÊN SOẠN TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG NGUYỄN PHƯƠNG THẢO PHẠM KIM DUNG UÔNG NGỌC THUẨN NGUYỄN MINH THĂNG QUÁCH DƯƠNG VŨ VÂN ĐÌNH NGÔ QUỲNH HOA PHAN HỒNG NGUYÊN PHẠM THỊ LAN ANH TÔ THỊ THU HÀ TRẦN MINH TRỌNG PHẠM THỊ HOÀ 3 CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ta luôn quan tâm đến thanh niên, tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên được phát triển toàn diện. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nêu rõ: 'Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc'; trong đó, công tác giáo dục ý thức pháp luật cho thanh niên là một mặt quan trọng. Để góp phần nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật trong thanh niên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Bộ Tư pháp xuất bản cuốn sách Cẩm nang pháp luật dành cho thanh niên. Cuốn sách do Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp biên soạn, được trình bày dưới dạng hỏi đáp, thông qua những tình huống cụ thể, sinh động nhằm giải thích pháp luật, giúp thanh niên dễ dàng nắm bắt và vận dụng pháp luật trong cuộc sống. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 4 năm 2006 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA 4 I. PHÁP LUẬT DÂN SỰ Câu hỏi 1: Tôi bị kẻ xấu ghép hình ảnh của tôi với người khác rồi đưa lên mạng nhằm phá hoại hạnh phúc của gia đình tôi. Hành vi của người này có vi phạm pháp luật không, xin hỏi pháp luật quy định cá nhân có những quyền nhân thân nào? Việc bảo vệ quyền nhân thân được quy định như thế nào? Trả lời: Theo quy định của Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995 (từ đây gọi là Bộ luật dân sự 1995), thì quyền nhân thân được hiểu là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Không ai được lạm dụng quyền nhân thân của mình xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của người khác. Việc một người nào đó đã sử dụng hình ảnh của bạn mà không được bạn đồng ý là vi phạm pháp luật. Điều 31 của Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định: Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc thân nhân của người đó đồng ý, nếu người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Ngoài quyền của cá nhân đối với hình ảnh, pháp luật còn quy định cá nhân có các quyền nhân thân sau đây: Quyền đối với họ, tên; Quyền thay đổi họ, tên; Quyền xác định dân tộc; Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; Quyền đối với bí mật đời tư; 5 Quyền kết hôn; Quyền bình đẳng của vợ chồng; Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; Quyền ly hôn; Quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con; Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi; Quyền đối với quốc tịch; Quyền được bảo đảm an toàn về chỗ ở; Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Quyền tự do đi lại, cư trú; Quyền lao động; Quyền tự do kinh doanh; Quyền tự do sáng tạo. Khi quyền nhân thân của một cá nhân bị xâm phạm, thì người đó có quyền: Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu Toà án buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; Tự mình cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu Toà án buộc người vi phạm phải bồi thường thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Câu hỏi 2: Pháp luật quy định quyền sở hữu được xác lập và chấm dứt trong những trường hợp nào? Trường hợp môt người nhặt được một vật do người khác bỏ quên mà tôi không biết địa chỉ của người đó thì vật đó có đương nhiên thuộc quyền sở hữu của người nhặt được hay không? 6 Trả lời: Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản. Theo quy định tại Điều 176 của Bộ luật Dân sự năm 1995 thì quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây: Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp; Được chuyển giao quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Thu hoa lợi, lợi tức; Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến; Được thừa kế tài sản; Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơ0i, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên; Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 255 của Bộ luật này; Các ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
cẩm nang pháp luật dành cho thanh niên BỘ TƯ PHÁP VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CẨM NANG PHÁP LUẬT DÀNH CHO THANH NIÊN 1 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội, 2005 2 CHỦ BIÊN NGUYỄN TẤT VIỄN BIÊN SOẠN TRƯƠNG THỊ PHƯƠNG NGUYỄN PHƯƠNG THẢO PHẠM KIM DUNG UÔNG NGỌC THUẨN NGUYỄN MINH THĂNG QUÁCH DƯƠNG VŨ VÂN ĐÌNH NGÔ QUỲNH HOA PHAN HỒNG NGUYÊN PHẠM THỊ LAN ANH TÔ THỊ THU HÀ TRẦN MINH TRỌNG PHẠM THỊ HOÀ 3 CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ta luôn quan tâm đến thanh niên, tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên được phát triển toàn diện. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nêu rõ: 'Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc'; trong đó, công tác giáo dục ý thức pháp luật cho thanh niên là một mặt quan trọng. Để góp phần nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật trong thanh niên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Bộ Tư pháp xuất bản cuốn sách Cẩm nang pháp luật dành cho thanh niên. Cuốn sách do Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp biên soạn, được trình bày dưới dạng hỏi đáp, thông qua những tình huống cụ thể, sinh động nhằm giải thích pháp luật, giúp thanh niên dễ dàng nắm bắt và vận dụng pháp luật trong cuộc sống. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 4 năm 2006 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA 4 I. PHÁP LUẬT DÂN SỰ Câu hỏi 1: Tôi bị kẻ xấu ghép hình ảnh của tôi với người khác rồi đưa lên mạng nhằm phá hoại hạnh phúc của gia đình tôi. Hành vi của người này có vi phạm pháp luật không, xin hỏi pháp luật quy định cá nhân có những quyền nhân thân nào? Việc bảo vệ quyền nhân thân được quy định như thế nào? Trả lời: Theo quy định của Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995 (từ đây gọi là Bộ luật dân sự 1995), thì quyền nhân thân được hiểu là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Không ai được lạm dụng quyền nhân thân của mình xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của người khác. Việc một người nào đó đã sử dụng hình ảnh của bạn mà không được bạn đồng ý là vi phạm pháp luật. Điều 31 của Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định: Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc thân nhân của người đó đồng ý, nếu người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Ngoài quyền của cá nhân đối với hình ảnh, pháp luật còn quy định cá nhân có các quyền nhân thân sau đây: Quyền đối với họ, tên; Quyền thay đổi họ, tên; Quyền xác định dân tộc; Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; Quyền đối với bí mật đời tư; 5 Quyền kết hôn; Quyền bình đẳng của vợ chồng; Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; Quyền ly hôn; Quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con; Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi; Quyền đối với quốc tịch; Quyền được bảo đảm an toàn về chỗ ở; Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Quyền tự do đi lại, cư trú; Quyền lao động; Quyền tự do kinh doanh; Quyền tự do sáng tạo. Khi quyền nhân thân của một cá nhân bị xâm phạm, thì người đó có quyền: Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu Toà án buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; Tự mình cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu Toà án buộc người vi phạm phải bồi thường thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Câu hỏi 2: Pháp luật quy định quyền sở hữu được xác lập và chấm dứt trong những trường hợp nào? Trường hợp môt người nhặt được một vật do người khác bỏ quên mà tôi không biết địa chỉ của người đó thì vật đó có đương nhiên thuộc quyền sở hữu của người nhặt được hay không? 6 Trả lời: Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản. Theo quy định tại Điều 176 của Bộ luật Dân sự năm 1995 thì quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây: Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp; Được chuyển giao quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Thu hoa lợi, lợi tức; Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến; Được thừa kế tài sản; Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơ0i, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên; Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 255 của Bộ luật này; Các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cẩm nang pháp luật dành cho thanh niên Cẩm nang pháp luật Pháp luật dân sự Luật hôn nhân và gia đình Luật giao thông đường bộGợi ý tài liệu liên quan:
-
Hình thức của di chúc trong pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ
7 trang 129 0 0 -
Tìm hiểu về pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử: Phần 2
286 trang 124 0 0 -
Giáo trình Kỹ thuật lái ô tô (Nghề: Công nghệ ôtô) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
89 trang 106 0 0 -
Tìm hiểu về pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử: Phần 1
268 trang 104 0 0 -
Hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng dưới khía cạnh xã hội - pháp lý và những vấn đề đặt ra
7 trang 86 0 0 -
161 trang 83 0 0
-
Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật hôn nhân và gia đình
97 trang 72 0 0 -
11 trang 68 0 0
-
Hệ thống phân tích, nhận dạng biển báo giao thông trên thiết bị di động
5 trang 66 1 0 -
Thông tin trong giao kết hợp đồng lao động: Một góc nhìn từ Cộng hòa Liên bang Đức
6 trang 47 0 0