Danh mục

Cảm nhận đau của bệnh nhân trong điều trị chỉnh hình răng mặt với khí cụ cố định

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 332.62 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu này nhằm đánh giá tình trạng đau và ảnh hưởng của tình trạng đau lên các hoạt động thường ngày của bệnh nhân đang điều trị chỉnh hình răng mặt với khí cụ cố định ở hai giai đoạn: Giai đoạn đặt thun tách kẽ và giai đoạn gắn dây NiTi 0.014.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảm nhận đau của bệnh nhân trong điều trị chỉnh hình răng mặt với khí cụ cố định Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 CẢM NHẬN ĐAU CỦA BỆNH NHÂN TRONG ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT VỚI KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH Dương Nguyễn Quỳnh Ly*, Đống Khắc Thẩm** TÓM TẮT Mục tiêu: nghiên cứu này nhằm đánh giá tình trạng đau và ảnh hưởng của tình trạng đau lên các hoạt động thường ngày của bệnh nhân đang điều trị Chỉnh Hình Răng Mặt với khí cụ cố định ở hai giai đoạn: giai đoạn đặt thun tách kẽ và giai đoạn gắn dây NiTi 0.014. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 46 bệnh nhân, tuổi từ 12 đến 25, đang điều trị Chỉnh Hình Răng Mặt với khí cụ cố định tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM. Tình trạng đau (tỉ lệ đau, thời điểm bắt đầu đau và thời điểm kết thúc đau, thời điểm đau nhiều nhất ) và ảnh hưởng của tình trạng đau lên các hoạt động thường ngày (vấn đề ăn nhai, vệ sinh răng miệng, giấc ngủ ban đêm, hoạt động xã hội, hoạt động nghỉ ngơi, giải trí) của bệnh nhân ở cả hai giai đoạn được đánh giá trong vòng 7 ngày, và vào một thời điểm nhất định trong ngày thông qua bộ câu hỏi tự điền. Mức độ đau (điểm số đau) của bệnh nhân được đánh giá dựa trên thang VAS (Visual Analog Scale). Các dữ liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0. Kết quả và kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân đau nhiều nhất là ở thời điểm sau 24 giờ và tình trạng đau ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của bệnh nhân chủ yếu là vào hai ngày đầu tiên. Trên cơ sở đó, bác sĩ điều trị có thể giải thích những vấn đề này để trấn an tâm lý cho bệnh nhân, đồng thời khuyến cáo bệnh nhân nên có chế độ ăn mềm, lỏng và nếu cần có thể kê đơn thuốc giảm đau, đặc biệt là trong hai ngày đầu tiên sau khi điều trị. Từ khóa: đau, chỉnh hình, khí cụ cố định. ABTRACT PAIN EVALUATION ON PATIENTS UNDERGOING ORTHODONTIC TREATMENT WITH FIXED APPLIANCES. Dương Nguyen Quynh Ly, Dong Khac Tham * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 236 - 242 Objective: The aim of this study was to evaluate the impact of pain on daily performances of patients undergoing orthodontic treatment with fixed appliance in two phases: dental elastic separator phase and 0.014 Niti wire phase. Subjects and methods: Cross-sectional descriptive trial was conducted on 46 patients aging 12- 25 years old who underwent orthodontic treatment with fixed appliances at Faculty of Odonto-Stomatology, University of Medicine and Pharmacy, HCMC. Pain experience (pain rate, start time and finish time of pain, highest point of pain) and the impact of pain on daily performances (chewing problems, oral hygiene, night sleep, social activities, activities of rest and recreation) of patients in both phases were evaluated within 7 days, and at a certain time of day by the questionnaires . The level of pain (pain score) of the patients was evaluated based on the VAS (Visual Analog Scale). The data was statistically processed using SPSS version 16.0 software. * Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM ** TS- BS- GV Bộ môn CHRM-Khoa RHM, ĐHYD TP.HCM Tác giả liên lạc: TS. Đống Khắc Thẩm ĐT: 0913633840 236 Email: dktham@yahoo.com Chuyên Đề Răng Hàm Mặt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Results and conclusion: The results showed that patients had the worst experience of pain at the 24th hour and the pain impacts on daily performances mainly occurred in the first two days. On that basis, the orthodontic practitioners can explain these issues to ease the patients’fear, and patients should be advised to go on a diet including soft- textured food. If necessary, pain medication can be prescribed, especially in the first two days after treatment. Key words: pain, orthodontics, fixed appliance. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, mức sống của người Việt Nam ngày càng cao nên điều trị Chỉnh Hình Răng Mặt ngày càng trở nên phổ biến. Chỉnh Hình Răng Mặt không chỉ đem lại thẩm mỹ mà cả chức năng ăn nhai cho mỗi cá nhân và đau là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến bệnh nhân bận tâm và lo lắng trước khi quyết định điều trị Chỉnh Hình Răng Mặt, đặc biệt là điều trị Chỉnh Hình Răng Mặt với khí cụ cố định(10) Trong điều trị Chỉnh Hình Răng Mặt với khí cụ cố định, tất cả các thủ thuật như đặt thun tách kẽ, gắn dây cung, kích hoạt dây cung, tháo mắc cài... đều gây đau cho bệnh nhân(7). Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng đau là một trong những tác động không mong muốn của điều trị Chỉnh Hình Răng Mặt(10), và cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây gián đoạn quá trình điều trị(2,10) Cảm nhận đau của bệnh nhân thì rất khó để đo lường, đánh giá và thay đổi tùy thuộc vào đáp ứng của từng cá nhân(3). Đau trong điều trị Chỉnh Hình Răng Mặt với khí cụ cố định thường bắt đầu vài giờ sau khi áp dụng lực Chỉnh hình và thường kết thúc sau năm ngày(8). Tuy nhiên, vẫn chưa có sự nhất trí về việc đau bắt đầu với cường độ như thế nào và kéo dài ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: