![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Cảm nhận trực giác và ngôn ngữ dòng ý thức trong tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 – 1975
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 102.05 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bên cạnh việc ảnh hưởng của triết học hiện sinh cả về tư tưởng lẫn lối viết, tiểu thuyết đô thị miền Nam còn chịu ảnh hưởng nhiều của triết học hiện tượng luận và chủ nghĩa trực giác trong cảm nhận và miêu tả. Đó là lối cảm nhận, miêu tả không lấy ngoại giới mà lấy ý thức con người làm trung tâm. Đây cũng là điều tất yếu, bởi hiện tượng luận và chủ nghĩa trực giác là những tiền đề quan trọng để hình thành triết học hiện sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảm nhận trực giác và ngôn ngữ dòng ý thức trong tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 – 1975 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 65-71 CẢM NHẬN TRỰC GIÁC VÀ NGÔN NGỮ DÒNG Ý THỨC TRONG TIỂU THUYẾT ĐÔ THỊ MIỀN NAM 1954 – 1975 Nguyễn Thị Việt Nga Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hải Dương E-mail: nguyenvietngahd@yahoo.com.vn Tóm tắt. Tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 -1975 bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa trực giác và triết học hiện sinh, nâng cao ý thức, do đó, không theo bất kỳ logic rõ ràng nào. Mỗi tác phẩm không còn là một chỉnh thể mà là tập hợp của những mảnh vụn. Thời gian, không gian không mang tính chất vật lý nữa mà là thời gian, không gian của dòng ý thức, của sự liên tưởng ngẫu hứng. Những đường viền lịch sử - cụ thể của người, của cảnh vật bị xoá mờ. Ngôn ngữ thể hiện trạng thái hoảng loạn, cô đơn, chán nản của người dân mất niềm tin vào cuộc sống. Đây là một phong trào ngôn ngữ mới trong các tiểu thuyết đô thị phía Nam 1954-1975. Từ khóa: Tiểu thuyết đô thị, miền Nam 1954 -1975, chi tiết ngoại giới, cốt truyện, ngôn ngữ dòng ý thức.1. Mở đầu Tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 – 1975 chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩahiện sinh trong cách tiếp cận mới về con người. Con người ở đây không được nhìn trênbình diện xã hội, không phải con người của các mối quan hệ xã hội, mà là con người hiệnsinh với ý nghĩa đầy đủ nhất của từ này. Đó là con người cá biệt trong hoàn cảnh này, đangsống giữa cuộc sống này. Chính ảnh hưởng của tư tưởng triết học hiện sinh và cách tiếpcận mới về con người đã khiến tiểu thuyết đô thị miền Nam có sự vận động khá rõ rệt vềmặt đặc trưng thể loại, cả trên bình diện ngôn ngữ, phương pháp miêu tả, cách xây dựngnhân vật lẫn quy mô, kết cấu tác phẩm. Bên cạnh việc ảnh hưởng của triết học hiện sinhcả về tư tưởng lẫn lối viết, tiểu thuyết đô thị miền Nam còn chịu ảnh hưởng nhiều của triếthọc hiện tượng luận và chủ nghĩa trực giác trong cảm nhận và miêu tả. Đó là lối cảm nhận,miêu tả không lấy ngoại giới mà lấy ý thức con người làm trung tâm. Đây cũng là điều tấtyếu, bởi hiện tượng luận và chủ nghĩa trực giác là những tiền đề quan trọng để hình thànhtriết học hiện sinh. 65 Nguyễn Thị Việt Nga2. Nội dung nghiên cứu2.1. Rút gọn tối đa chi tiết ngoại giới Trong tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 – 1975, lối cảm nhận trực giác thể hiện rõ ởviệc các nhà văn không đi vào miêu tả nhiều các yếu tố của đời sống khách quan như tiểuthuyết truyền thống, không hướng nhiều đến việc xây dựng bối cảnh rộng lớn cho nhânvật xuất hiện mà chú ý đến cảm nhận của con người về hiện thực đang được nhắc đến,được gợi ra ấy. Mọi bối cảnh, không gian được miêu tả đa phần là bối cảnh, không gianhiện sinh, cụ thể của con người cá nhân đang sống, chủ yếu là không gian gia đình, khônggian cá nhân riêng tư. Không gian đó được thu gọn tới mức tối đa, để ở đó nổi bật lên conngười cá nhân. Con người là trung tâm chú ý, trung tâm miêu tả, mọi thứ xung quanh nóđược “giản lược” tuyệt đối để tập trung chú ý vào con người, vào cảm nhận, phản ứng củacá nhân trước cuộc đời. Những cái “nền” bối cảnh xã hội cho con người xuất hiện trongtiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 - 1975 thường chỉ thấp thoáng và nhòe mờ, không đượctái hiện theo cách miêu tả tỉ mỉ truyền thống. Thành phố Huế trong Mưa trên cây sầu đông của Nhã Ca là bối cảnh xã hội rộnglớn cho nhân vật xuất hiện. Huế đẹp, thơ mộng, cổ kính nhưng tù hãm, mỏi mòn khônghiện lên theo cách miêu tả “ngoại vật” tỉ mỉ của tác giả, mà người đọc thấy Huế qua cảmnhận của Đông Nghi, nhân vật chính. Huế ở đây cũng được nhắc đến với núi Ngự, sôngHương, với cầu Tràng Tiền, đàn Nam Giao, Thành Nội. . . nhưng hết thảy chỉ là “nhắcđến”. Mọi cảnh vật, sự vật tự nó chẳng có nghĩa lý gì. Nó chỉ thực sự đáng để ý khi đượccon người cá nhân cấp cho một ý nghĩa nào đó. Huế của Đông Nghi cũng vậy. “Cầu TràngTiền sáu vài mười hai nhịp” không được miêu tả vẻ bề ngoài. Nó là một cây cầu, thế thôi.Nhưng trong cảm nhận của Đông Nghi thì nó là một bộ phận của Huế thành kiến, cổ hủ,gay gắt, bóp chết tình yêu và khát vọng sống cá nhân: Cầu Tràng Tiền sáu vài mười hainhịp anh qua không kịp tội lắm em ơi thà rằng chẳng biết thì thôi biết nhau mỗi đứa mộtnơi thêm buồn. Không bao giờ đuổi kịp hết. Mỗi người đi đằng trước với chiếc bóng đuổiđằng sau lưng. Anh Vinh, anh muốn làm chiếc bóng đuổi đằng sau lưng em đến bao giờ?Người đưa thư mỗi ngày đi qua ngõ đó, tại sao không ném vào một phong thư? Cầu TràngTiền chỉ có sáu vài mười hai nhịp, mười hai nhịp mà sao xa cách đến muôn trùng [2;125].Thế giới không được miêu tả khách quan như nó vốn có mà hiện lên trong kinh nghiệm,trong ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảm nhận trực giác và ngôn ngữ dòng ý thức trong tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 – 1975 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 65-71 CẢM NHẬN TRỰC GIÁC VÀ NGÔN NGỮ DÒNG Ý THỨC TRONG TIỂU THUYẾT ĐÔ THỊ MIỀN NAM 1954 – 1975 Nguyễn Thị Việt Nga Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hải Dương E-mail: nguyenvietngahd@yahoo.com.vn Tóm tắt. Tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 -1975 bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa trực giác và triết học hiện sinh, nâng cao ý thức, do đó, không theo bất kỳ logic rõ ràng nào. Mỗi tác phẩm không còn là một chỉnh thể mà là tập hợp của những mảnh vụn. Thời gian, không gian không mang tính chất vật lý nữa mà là thời gian, không gian của dòng ý thức, của sự liên tưởng ngẫu hứng. Những đường viền lịch sử - cụ thể của người, của cảnh vật bị xoá mờ. Ngôn ngữ thể hiện trạng thái hoảng loạn, cô đơn, chán nản của người dân mất niềm tin vào cuộc sống. Đây là một phong trào ngôn ngữ mới trong các tiểu thuyết đô thị phía Nam 1954-1975. Từ khóa: Tiểu thuyết đô thị, miền Nam 1954 -1975, chi tiết ngoại giới, cốt truyện, ngôn ngữ dòng ý thức.1. Mở đầu Tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 – 1975 chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩahiện sinh trong cách tiếp cận mới về con người. Con người ở đây không được nhìn trênbình diện xã hội, không phải con người của các mối quan hệ xã hội, mà là con người hiệnsinh với ý nghĩa đầy đủ nhất của từ này. Đó là con người cá biệt trong hoàn cảnh này, đangsống giữa cuộc sống này. Chính ảnh hưởng của tư tưởng triết học hiện sinh và cách tiếpcận mới về con người đã khiến tiểu thuyết đô thị miền Nam có sự vận động khá rõ rệt vềmặt đặc trưng thể loại, cả trên bình diện ngôn ngữ, phương pháp miêu tả, cách xây dựngnhân vật lẫn quy mô, kết cấu tác phẩm. Bên cạnh việc ảnh hưởng của triết học hiện sinhcả về tư tưởng lẫn lối viết, tiểu thuyết đô thị miền Nam còn chịu ảnh hưởng nhiều của triếthọc hiện tượng luận và chủ nghĩa trực giác trong cảm nhận và miêu tả. Đó là lối cảm nhận,miêu tả không lấy ngoại giới mà lấy ý thức con người làm trung tâm. Đây cũng là điều tấtyếu, bởi hiện tượng luận và chủ nghĩa trực giác là những tiền đề quan trọng để hình thànhtriết học hiện sinh. 65 Nguyễn Thị Việt Nga2. Nội dung nghiên cứu2.1. Rút gọn tối đa chi tiết ngoại giới Trong tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 – 1975, lối cảm nhận trực giác thể hiện rõ ởviệc các nhà văn không đi vào miêu tả nhiều các yếu tố của đời sống khách quan như tiểuthuyết truyền thống, không hướng nhiều đến việc xây dựng bối cảnh rộng lớn cho nhânvật xuất hiện mà chú ý đến cảm nhận của con người về hiện thực đang được nhắc đến,được gợi ra ấy. Mọi bối cảnh, không gian được miêu tả đa phần là bối cảnh, không gianhiện sinh, cụ thể của con người cá nhân đang sống, chủ yếu là không gian gia đình, khônggian cá nhân riêng tư. Không gian đó được thu gọn tới mức tối đa, để ở đó nổi bật lên conngười cá nhân. Con người là trung tâm chú ý, trung tâm miêu tả, mọi thứ xung quanh nóđược “giản lược” tuyệt đối để tập trung chú ý vào con người, vào cảm nhận, phản ứng củacá nhân trước cuộc đời. Những cái “nền” bối cảnh xã hội cho con người xuất hiện trongtiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 - 1975 thường chỉ thấp thoáng và nhòe mờ, không đượctái hiện theo cách miêu tả tỉ mỉ truyền thống. Thành phố Huế trong Mưa trên cây sầu đông của Nhã Ca là bối cảnh xã hội rộnglớn cho nhân vật xuất hiện. Huế đẹp, thơ mộng, cổ kính nhưng tù hãm, mỏi mòn khônghiện lên theo cách miêu tả “ngoại vật” tỉ mỉ của tác giả, mà người đọc thấy Huế qua cảmnhận của Đông Nghi, nhân vật chính. Huế ở đây cũng được nhắc đến với núi Ngự, sôngHương, với cầu Tràng Tiền, đàn Nam Giao, Thành Nội. . . nhưng hết thảy chỉ là “nhắcđến”. Mọi cảnh vật, sự vật tự nó chẳng có nghĩa lý gì. Nó chỉ thực sự đáng để ý khi đượccon người cá nhân cấp cho một ý nghĩa nào đó. Huế của Đông Nghi cũng vậy. “Cầu TràngTiền sáu vài mười hai nhịp” không được miêu tả vẻ bề ngoài. Nó là một cây cầu, thế thôi.Nhưng trong cảm nhận của Đông Nghi thì nó là một bộ phận của Huế thành kiến, cổ hủ,gay gắt, bóp chết tình yêu và khát vọng sống cá nhân: Cầu Tràng Tiền sáu vài mười hainhịp anh qua không kịp tội lắm em ơi thà rằng chẳng biết thì thôi biết nhau mỗi đứa mộtnơi thêm buồn. Không bao giờ đuổi kịp hết. Mỗi người đi đằng trước với chiếc bóng đuổiđằng sau lưng. Anh Vinh, anh muốn làm chiếc bóng đuổi đằng sau lưng em đến bao giờ?Người đưa thư mỗi ngày đi qua ngõ đó, tại sao không ném vào một phong thư? Cầu TràngTiền chỉ có sáu vài mười hai nhịp, mười hai nhịp mà sao xa cách đến muôn trùng [2;125].Thế giới không được miêu tả khách quan như nó vốn có mà hiện lên trong kinh nghiệm,trong ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiểu thuyết đô thị Chi tiết ngoại giới Cốt truyện Ngôn ngữ dòng ý thức Tiểu thuyết đô thị phía Nam Mối quan hệ xã hộiTài liệu liên quan:
-
Bài văn mẫu: Nghị luận xã hội về tình bạn
3 trang 194 0 0 -
21 trang 188 0 0
-
Cô đơn và đau khổ tâm lý ở học sinh trung học phổ thông Thừa Thiên - Huế
15 trang 29 0 0 -
Ứng dụng thuật toán PageRank đánh giá độ ảnh hưởng của người dùng trên mạng xã hội
7 trang 27 0 0 -
Bài 2: Lịch sử hình thành xã hội học về Giới
3 trang 19 0 0 -
12 trang 18 0 0
-
Các quan hệ xã hội tác động đến vấn đề môi trường
0 trang 17 0 0 -
Một số vấn đề văn hóa - xã hội nổi bật của Nhật Bản thập niên đầu thế kỷ XXI
9 trang 13 0 0 -
8 trang 12 0 0
-
0 trang 8 0 0