Danh mục

Cảm quan sinh thái trong tản văn của Lê Minh Nhựt

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 374.28 KB      Lượt xem: 51      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, người viết khảo sát những tản văn của Lê Minh Nhựt được in trong tập Sớm mai chợt nhớ hàng rào trổ bông (NXB Trẻ, 2019) để tìm hiểu cảm quan sinh thái của một nhà văn luôn đồng hành với đất và người Nam Bộ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảm quan sinh thái trong tản văn của Lê Minh Nhựt CẢM QUAN SINH THÁI TRONG TẢN VĂN CỦA LÊ MINH NHỰT Nguyễn Thị Cẩm Vân 1 1. Lớp CH22VH01, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Lê Minh Nhựt là một tác giả xuất thân từ vùng đất Cà Mau với những sáng tác giàu dữ liệusinh thái. Người viết sử dụng phương pháp tiếp cận lí thuyết phê bình sinh thái cùng các phươngpháp khác như lịch sử - xã hội, phân tích, tổng hợp để tìm hiểu cảm quan sinh thái trong tản văn củaLê Minh Nhựt. Nhà văn thể hiện sự tiếc nhớ về không gian sống một thời của vùng sông nước NamBộ, xót xa những giá trị tinh thần truyền thống bị mai một trong xã hội hiện đại và lắng nghe, họchỏi những điều tốt đẹp từ thiên nhiên trong tản văn của mình. Sự nhạy cảm, tinh tế trong cảm nhậnvề thiên nhiên, những suy ngẫm mang chiều sâu triết học, ngôn ngữ đậm chất thơ đã làm nên vẻ đẹpcủa tinh thần sinh thái trong tản văn của Lê Minh Nhựt. Từ khóa: Lê Minh Nhựt, sinh thái, tản văn, văn học Nam Bộ.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tiến trình phát triển của nhân loại, đặc biệt là giai đoạn từ nửa sau thế kỉ XX, sự pháttriển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Nhânloại từng ngày phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan tới môi trường sinh thái như biến đổi khí hậu,ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, đất đai,... Ngoài những vấn đề sinh thái tự nhiên thì sinhthái tinh thần con người của bị ảnh hưởng bởi tiến trình hiện đại hóa. Đó là sự mai một của các giátrị tinh thần truyền thống, sự lên ngôi của chủ nghĩa vật chất,... Phê bình sinh thái hình thành và pháttriển trong bối cảnh sinh thái tự nhiên và sinh thái tinh thần đối mặt với rất nhiều nguy cơ, hiểm họaảnh hưởng đến sự tồn vong của con người trên trái đất. Cũng như các vùng miền khác trên đất nước Việt Nam, vùng đất Nam Bộ phải đối mặt vớinhiều vấn đề về môi trường sinh thái trước xu thế hiện đại hóa. Cảm quan sinh thái có mặt trong sángtác của nhiều nhà văn Nam Bộ, trong đó có nhà văn Lê Minh Nhựt. Trong các truyện ngắn, truyệndài đã ra mắt, Lê Minh Nhựt đề cập đến những vấn đề sinh thái đang nhức nhối ở vùng đồng bằngchâu thổ sông Cửu Long. Đó là chuyện quy hoạch, giải tỏa đất đai ở nông thôn, sự biến dạng của làngquê truyền thống, chuyện người nông dân bỏ đất tìm tới các khu đô thị,… Tản văn của Lê Minh Nhựt,số lượng tác phẩm tuy không nhiều nhưng thể hiện cảm quan sinh thái rất đậm nét. Đọc tản văn củaLê Minh Nhựt, ta thấy được tình yêu nồng nàn dành cho vùng đất, con người Nam Bộ cùng nhữngthông điệp sâu sắc về môi trường sinh thái. Trong bài viết này, người viết khảo sát những tản văn củaLê Minh Nhựt được in trong tập Sớm mai chợt nhớ hàng rào trổ bông (NXB Trẻ, 2019) để tìm hiểucảm quan sinh thái của một nhà văn luôn đồng hành với đất và người Nam Bộ.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài Cảm quan sinh thái trong tản văn của Lê Minh Nhựt, bài viết vận dụngphương pháp lịch sử - xã hội và phương pháp tiếp cận tác phẩm từ lí thuyết phê bình sinh thái: dựavào đặc điểm tình hình lịch sử, xã hội có liên quan để phân tích, lí giải những nội dung mang tinhthần sinh thái trong tản văn của Lê Minh Nhựt; vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái để nhận diện,phân tích, đánh giá cảm quan sinh thái trong tản văn của Lê Minh Nhựt. Trong quá trình nghiên cứu,người viết còn sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp: phân tích những cảm quan sinh thái trongtản văn của Lê Minh Nhựt; tổng hợp những nội dung đã phân tích, đánh giá giá trị của tản văn LêMinh Nhựt dưới góc nhìn phê bình sinh thái. 4983. NỘI DUNG 3.1. Sơ lược về phê bình sinh thái Phê bình sinh thái xuất hiện tại Anh, Mỹ vào những năm cuối thế kỷ XX trong bối cảnh môitrường toàn cầu bị khủng hoảng trầm trọng. Phê bình sinh thái (Ecocritisim) còn được gọi bằng nhữngcái tên khác như “Thi pháp sinh thái” (Ecopoetics), “Phê bình văn học môi trường” (Environmentalliterary criticism), “Sinh thái học văn học” (Literary ecology), “Phê bình văn học và môi trường”(Environmental literary criticism), “Phê bình xanh” (Green studies), “ Sinh thái lãng mạn”(Romantic ecology). Giới nghiên cứu đã có nhiều tranh luận về tên gọi thống nhất, hai thuật ngữ đượcsử dụng nhiều nhất là “Phê bình sinh thái” (Ecocricism) và “Nghiên cứu văn học và môi trường”(Study of literature and environment). Nhân loại đã trải qua nhiều cảm quan trong mối quan hệ với tự nhiên. Thời cổ đại thì sợ hãi,sùng kính; thời trung đại thì thân thiện, chan hòa; thời hiện đại thì xem thường và cưỡng đoạt. Ở thếkỷ XX, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giúp con người thực hiện tham vọng chinh phục và chiếmđoạt tự nhiên. Các lý thuyết phê bình văn học như chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩatân lịch sử,... đều lấy luận thuyết “nhân loại trung tâm” làm nền tảng. Các nhà phê bình sinh thái phảnđối thuyết “trung ...

Tài liệu được xem nhiều: