Bài viết Cảm quan thời gian trong thơ Tú Xương trình bày: Nghiên cứu vấn đề thời gian nghệ thuật trong thơ Tú Xương – một phương diện cho đến nay vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng. Đây chính là nhân tố quan trọng góp phần bộc lộ rõ cá tính sáng tạo và phong cách độc đáo của thi nhân,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảm quan thời gian trong thơ Tú XươngCẢM QUAN THỜI GIAN TRONG THƠ TÚ XƯƠNGTRƯƠNG HOÀNG VINHTrường Đại học Tiền GiangTÔN THẤT DỤNGTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếTóm tắt: Bài viết chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề thời gian nghệ thuật trongthơ Tú Xương – một phương diện cho đến nay vẫn chưa được quan tâm thỏađáng. Đây chính là nhân tố quan trọng góp phần bộc lộ rõ cá tính sáng tạo vàphong cách độc đáo của thi nhân. Với cảm nhận thời gian tuyến tính, với cáinhìn có tính dự cảm về thời gian và lối cảm thụ thời gian mang đậm yếu tốcá nhân của một cái tôi thị dân đầy bản ngã, Tú Xương đã tạo nên “chấtriêng” trong thơ mình.1. Tú Xương xuất hiện như một hiện tượng độc đáo trong thi đàn nước ta cuối thế kỉXIX. Thơ ông thu hút được đông đảo sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình cũngnhư của công chúng yêu thích văn học từ trước đến nay. Các công trình nghiên cứu vềthơ Tú Xương, với nhiều hướng tiếp cận khác nhau, đã cung cấp cho người đọc hômnay một cái nhìn phong phú, lý thú về hiện tượng văn học tương đối phức tạp này. Tiếpnối các công trình của những người đi trước, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu phươngdiện thời gian nghệ thuật trong thơ Tú Xương như một sự bổ sung cần thiết nhằm cungcấp một cái nhìn toàn diện hơn về sáng tác của ông từ góc nhìn thi pháp, hi vọng gópthêm những kiến giải mới cho thấy cá tính sáng tạo của nhà thơ cũng như phong cáchnghệ thuật độc đáo của tác giả.2. Bên cạnh quan niệm nghệ thuật về con người và không gian nghệ thuật, vấn đề thờigian nghệ thuật cũng là một phương diện trọng yếu được giới nghiên cứu đặc biệt quantâm khi tiếp cận các hiện tượng văn học trong tính hệ thống. Tiếp cận thơ Tú Xương,chúng tôi nhận thấy, tương ứng với cái nhìn về con người, cảm nhận của nhà thơ về thếgiới qua hình thức tồn tại cơ bản của nó – không gian và thời gian – thể hiện rõ cá tínhsáng tạo của chủ thể. Đặc biệt, trong cách cảm thụ thời gian giữa Tú Xương so với cácnhà nho trước và cùng thời, chúng tôi nhận thấy vừa có nhiều nét tương đồng (songkhông hoàn toàn đồng nhất), lại vừa có những nét khác biệt.2.1. Thơ Tú Xương với những nét riêng trong cảm quan thời gian tuần hoàn vàthời gian đời người ngắn ngủiLà một nhà nho, cảm quan thời gian của Tú Xương dĩ nhiên không khỏi chịu ảnh hưởngbởi lối tư duy có tính mô hình của văn học cổ trung đại, điều mà nhiều nhà nghiên cứutrong và ngoài nước đã có dịp bàn đến. Đó là cách tri giác thời gian theo tuyến tính kếthợp với cách tri giác thời gian theo chu kì, các hình thức thời gian vũ trụ bất biến, thờigian đời người ngắn ngủi… Tuy nhiên, ngay ở những mô thức chung này, ta vẫn nhậnra nét riêng trong cách cảm thụ chủ quan của từng tác giả.Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 02(18)/2011: tr. 49-5650TRƯƠNG HOÀNG VINH - TÔN THẤT DỤNGThơ Tú Xương có đề cập đến thời gian tuần hoàn: “Xuân đi, xuân lại vô cùng tận”(Đêm xuân trời mưa), thời gian đời người ngắn ngủi: “Ba mươi mốt tuổi đà bao chốc”(Gần tết than việc nhà)…; nhưng so với cảm nhận của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Duhay Nguyễn Khuyến, quan niệm của Tú Xương lại bộc lộ rõ những nét riêng có tính khubiệt.Nữ sĩ họ Hồ dường như bộc lộ rõ vẻ ngao ngán trước cái vòng quay muôn thuở của tạohóa khi thốt lên:“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại - Mảnh tình san sẻ tí con con” (Tự tìnhII). Ở Nguyễn Khuyến, gắn với cái nhìn thời gian tuần hoàn theo chu kỳ, ông có một sốlượng phong phú sáng tác liên quan đến cảm hứng tứ thời và bước đầu bận tâm đặt câuhỏi về “cái lô gich vận hành của dòng chảy thời gian bất biến” [2, tr. 220] ấy:“Dục vấn thiên công lai phục ý?Đông phong diệc vị tiếu kha kha!(Muốn hỏi ông tạo cớ sao đã đi lại trở lại?Gió đông cũng vì thế mà cười ha ha)(Đinh Hợi Nguyên đán – I)Tú Xương cũng nhận ra cái dòng chảy lặng lẽ, đều nhịp ấy để rồi day dứt tự vấn: “Có lẽta đâu mắc míu vòng” (Đêm xuân trời mưa), để tỏ rõ thái độ chán ngán khi phải sốngmãi trong cái tuồng luẩn quẩn đó: “Thằng bé con con đã chán cù” (Hỏi mình). Biểuhiện này cho thấy một quan niệm sống tích cực ở thi nhân. Thái độ của ông trước thựctại đã ngầm biểu lộ một sự phản kháng bên trong. Dù trong “Ngẫu hứng” ông có viết:“Sao bằng đi học làm ông phán – Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò”, nhưng cách lậpngôn ấy cũng thật đúng như nhà thơ Tú Mỡ đã từng dí dỏm nhận xét: “Tú Xương nóidỡn vậy thôi, chứ ai chẳng biết ông đâu có thèm hạ mình làm việc cho Tây, làm bồi bếp,làm hạng “thái vô ích, sáng vác ô đi, tối vác về” để hưởng chút miếng ăn miếng uốngcủa nô lệ” [10, tr. 35].Nếu như Nguyễn Khuyến bị ám ảnh bởi dòng thời gian sinh mệnh đời người ngắn ngủi,kèm theo hình ảnh có tính biểu tượng “mái tóc bạc” xuất hiện nhiều lần trong thơ ôngthì Tú Xương, trong “Ngẫu hứng”, lại quan niệm:“Trăm năm tính đốt hẳn còn lâu!”.Có ai ngờ đằng sau thái độ có vẻ ngông hay như đang đùa cợt ấy, lại là một ý niệm cótính mục đích rõ ràng:“Sống lâu (…) để xem cuộc chuyển vần!” (Tự trào). Thực chất,cái nhìn về sự hiện diện của đời ...