Cảm thức phi lí trong tiểu thuyết của Thuận
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 201.75 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong tiểu thuyết của Thuận, ta chứng kiến một lớp người trẻ hiện đại đi tìm cội nguồn và ý nghĩa tồn tại ngay trong thế giới họ đang sống. Nhà văn để nhân vật trôi đi trong một thực tại hư ảo của kiếp người với ám ảnh “tồn tại hay không tồn tại - đó mới là vấn đề”. Tiểu thuyết của Thuận phảng phất cảm thức hậu hiện đại, cảm thức phi lí trong ngòi bút và đôi khi nhìn thế giới với cái nhìn vô nghĩa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảm thức phi lí trong tiểu thuyết của ThuậnCẢM THỨC PHI LÍ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THUẬNPHẠM THỊ MY NY – THÁI PHAN VÀNG ANHTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếTóm tắt: Là nhà văn được xếp vào nhóm theo khuynh hướng hậu hiện đại,với sáu tiểu thuyết xuất hiện liên tục, gần đây nhất là Thang máy Sài Gòn,Thuận đã được trao tặng Giải Sáng tạo của Trung tâm Sách quốc gia Pháp.Trong tiểu thuyết của Thuận, ta chứng kiến một lớp người trẻ hiện đại đi tìmcội nguồn và ý nghĩa tồn tại ngay trong thế giới họ đang sống. Nhà văn đểnhân vật trôi đi trong một thực tại hư ảo của kiếp người với ám ảnh “tồn tạihay không tồn tại - đó mới là vấn đề”. Tiểu thuyết của Thuận phảng phấtcảm thức hậu hiện đại, cảm thức phi lí trong ngòi bút và đôi khi nhìn thế giớivới cái nhìn vô nghĩa.Từ khóa: cảm thức phi lí, hiện thực phi lí, yếu tố phi lí1. MỞ ĐẦU“Thế giới được dựa trên những điều phi lí, và không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu khôngcó những điều phi lí đó” (Anh em nhà Karamazov). Đó là lời cảnh báo tiên tri củaDostoevski về vấn đề thân phận con người trong một xã hội hỗn độn. Sự hiện hữu cáiphi lí trong tiểu thuyết của Thuận khiến cuộc sống nghịch lí đến nực cười. Cảm thức philí bàng bạc trong Chinatown, Paris 11 tháng 8, T mất tích, Vân Vy, Thang máy Sài Gònmang đến cho thế giới nghệ thuật của nhà văn một sức hấp dẫn, lôi cuốn đặc biệt.2. HIỆN THỰC PHI LÍ - MỘT PHẢN ỨNG CỦA THỜI ĐẠI LỊCH SỬ2.1. Sự phi lí của thế giớiThế giới phi lí trong tiểu thuyết của Thuận nổi bật lên với cuộc khủng hoảng về niềmtin, về thân phận con người, về nỗi cô đơn của những con người tha hương, chịu sự vachạm mạnh mẽ của các vền văn hóa, trong đó nổi bật lên là văn hóa Việt - Pháp. Conngười khó bám rễ vào mảnh đất mới khi rời xa quê hương, tổ quốc. Họ không thể giaotiếp, không thể hòa nhập vào cuộc sống chung và trở nên phi lí. Mở đầu Chinatown tabắt gặp giả thuyết đầy tính hoài nghi:“Tàu đến một ga nhỏ thì dừng lại. Mười lăm phútrồi vẫn không nhúc nhích (…) Người ta nghi âm mưu đánh bom một cái ga hiu hắt thếnày chứa một âm mưu khác nguy hiểm hơn nhiều” [3, tr. 5]. Điều bất thường được suyđoán trong sự bình thường. Con người cảm thấy xa lạ trong thế giới đó. Cũng giống nhưcâu chuyện của Thang máy Sài Gòn được bắt đầu bởi một sự kiện hết sức phi lí “Đêmmưa trái mùa năm 2004, mẹ em qua đời, vì một tai nạn phi lí, có lẽ chưa kịp có têntrong tiếng Việt” [7, tr. 9]. Cái chết của mẹ như một lẽ thường tình ám ảnh những ngườiở lại và bắt đầu những cuộc rượt đuổi “kinh hoàng” của cô con gái. Cô gái tin rằngchính mẹ cô chọn cái chết và diễn vai diễn cả đời mình - vai diễn người chết sau khi đãchết. Cái phi lí trong Thang máy Sài Gòn được nhận thức một cách khách quan, khôngchỉ đơn thuần là một hiện tượng tồn tại ngoài xã hội mà nó còn liên quan và thậm chíTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 02(34)/2015: tr. 59-6560PHẠM THỊ MY NY – THÁI PHAN VÀNG ANHchi phối đời sống của nhân vật. Kết cục buộc ta phải chấp nhận những cái gì ta biết, nhưcô gái chấp nhận cái chết bất thường của mẹ trong thang máy, mà “cô không thể khôngnghĩ rằng chính mẹ đã chọn cho mình cái chết”.Sự phi lí bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết, từ sự dửng dưng vô cảm đến lạnh lùng của conngười. Thế giới trong tiểu thuyết của Thuận không phải huyền ảo, bí ẩn mà là thế giớithực tại với những cạm bẫy làm tha hóa con người. Đó là thế giới bị chế ngự bởi quyềnlực, mọi thứ được cân đo, đong đếm và con người bị ràng buộc, chi phối bởi đồng tiền.Trong T mất tích, Thuận chỉ ra giá trị của con người dựa trên giấy đóng thuế, phiếu trảlương cho người lớn, tiền căng tin cho trẻ con… Sự lặp lại nhàm chán, tù đọng đã màimòn cảm xúc, biến con người trở thành những thực thể dửng dưng, lạnh lùng khép kín“ảnh chân dung được sử dụng để nhận diện một con người, còn phiếu trả lương lạiđược sử dụng để nhận định giá trị của người ấy (…) Phiếu trả lương thành vật bất lithân, một kiểu chứng minh thư đương đại” [5, tr. 24]. Trong thế giới ấy “theo thống kêmỗi năm có hàng nghìn người ra đi không để lại dấu vết, có người vì chán cuộc sốnghằng ngày, có người muốn trốn nợ (…) Hai mươi năm sau, qua một chương trình cầutruyền hình, nhà báo hỏi tại sao. “Ra đi là ra đi, có thế thôi”, ông ta thản nhiên trả lời”[5, tr. 204]. Câu trả lời không nhận được sự tán thành của những người xung quanh, họcho rằng như thế “đúng là một thằng điên”. Trước một hiện thực phi lí nằm ngoài trítưởng tượng về một xã hội văn minh, mỗi ý nghĩ như một thứ độc tố làm biến dạng vàphá hủy tất cả. Con người lại trượt dài trên con đường tha hóa âm thầm và đáng sợ.2.2. Nhận thức lịch sử và các vấn đề xã hộiNhận thức luôn là một yêu cầu và thách thức đối với bản thân con người và càng khókhăn hơn khi đối tượng là những vấn đề lịch sử. Các nhà văn đương đại đã đi tiên phongtrong việc tái tạo, phơi bày những tiêu cực của xã hội, nhận thức lại các giá trị lịch sử,đặc biệt là nhìn nhận lại những vấn đề trước và sau chiến tranh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảm thức phi lí trong tiểu thuyết của ThuậnCẢM THỨC PHI LÍ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THUẬNPHẠM THỊ MY NY – THÁI PHAN VÀNG ANHTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếTóm tắt: Là nhà văn được xếp vào nhóm theo khuynh hướng hậu hiện đại,với sáu tiểu thuyết xuất hiện liên tục, gần đây nhất là Thang máy Sài Gòn,Thuận đã được trao tặng Giải Sáng tạo của Trung tâm Sách quốc gia Pháp.Trong tiểu thuyết của Thuận, ta chứng kiến một lớp người trẻ hiện đại đi tìmcội nguồn và ý nghĩa tồn tại ngay trong thế giới họ đang sống. Nhà văn đểnhân vật trôi đi trong một thực tại hư ảo của kiếp người với ám ảnh “tồn tạihay không tồn tại - đó mới là vấn đề”. Tiểu thuyết của Thuận phảng phấtcảm thức hậu hiện đại, cảm thức phi lí trong ngòi bút và đôi khi nhìn thế giớivới cái nhìn vô nghĩa.Từ khóa: cảm thức phi lí, hiện thực phi lí, yếu tố phi lí1. MỞ ĐẦU“Thế giới được dựa trên những điều phi lí, và không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu khôngcó những điều phi lí đó” (Anh em nhà Karamazov). Đó là lời cảnh báo tiên tri củaDostoevski về vấn đề thân phận con người trong một xã hội hỗn độn. Sự hiện hữu cáiphi lí trong tiểu thuyết của Thuận khiến cuộc sống nghịch lí đến nực cười. Cảm thức philí bàng bạc trong Chinatown, Paris 11 tháng 8, T mất tích, Vân Vy, Thang máy Sài Gònmang đến cho thế giới nghệ thuật của nhà văn một sức hấp dẫn, lôi cuốn đặc biệt.2. HIỆN THỰC PHI LÍ - MỘT PHẢN ỨNG CỦA THỜI ĐẠI LỊCH SỬ2.1. Sự phi lí của thế giớiThế giới phi lí trong tiểu thuyết của Thuận nổi bật lên với cuộc khủng hoảng về niềmtin, về thân phận con người, về nỗi cô đơn của những con người tha hương, chịu sự vachạm mạnh mẽ của các vền văn hóa, trong đó nổi bật lên là văn hóa Việt - Pháp. Conngười khó bám rễ vào mảnh đất mới khi rời xa quê hương, tổ quốc. Họ không thể giaotiếp, không thể hòa nhập vào cuộc sống chung và trở nên phi lí. Mở đầu Chinatown tabắt gặp giả thuyết đầy tính hoài nghi:“Tàu đến một ga nhỏ thì dừng lại. Mười lăm phútrồi vẫn không nhúc nhích (…) Người ta nghi âm mưu đánh bom một cái ga hiu hắt thếnày chứa một âm mưu khác nguy hiểm hơn nhiều” [3, tr. 5]. Điều bất thường được suyđoán trong sự bình thường. Con người cảm thấy xa lạ trong thế giới đó. Cũng giống nhưcâu chuyện của Thang máy Sài Gòn được bắt đầu bởi một sự kiện hết sức phi lí “Đêmmưa trái mùa năm 2004, mẹ em qua đời, vì một tai nạn phi lí, có lẽ chưa kịp có têntrong tiếng Việt” [7, tr. 9]. Cái chết của mẹ như một lẽ thường tình ám ảnh những ngườiở lại và bắt đầu những cuộc rượt đuổi “kinh hoàng” của cô con gái. Cô gái tin rằngchính mẹ cô chọn cái chết và diễn vai diễn cả đời mình - vai diễn người chết sau khi đãchết. Cái phi lí trong Thang máy Sài Gòn được nhận thức một cách khách quan, khôngchỉ đơn thuần là một hiện tượng tồn tại ngoài xã hội mà nó còn liên quan và thậm chíTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 02(34)/2015: tr. 59-6560PHẠM THỊ MY NY – THÁI PHAN VÀNG ANHchi phối đời sống của nhân vật. Kết cục buộc ta phải chấp nhận những cái gì ta biết, nhưcô gái chấp nhận cái chết bất thường của mẹ trong thang máy, mà “cô không thể khôngnghĩ rằng chính mẹ đã chọn cho mình cái chết”.Sự phi lí bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết, từ sự dửng dưng vô cảm đến lạnh lùng của conngười. Thế giới trong tiểu thuyết của Thuận không phải huyền ảo, bí ẩn mà là thế giớithực tại với những cạm bẫy làm tha hóa con người. Đó là thế giới bị chế ngự bởi quyềnlực, mọi thứ được cân đo, đong đếm và con người bị ràng buộc, chi phối bởi đồng tiền.Trong T mất tích, Thuận chỉ ra giá trị của con người dựa trên giấy đóng thuế, phiếu trảlương cho người lớn, tiền căng tin cho trẻ con… Sự lặp lại nhàm chán, tù đọng đã màimòn cảm xúc, biến con người trở thành những thực thể dửng dưng, lạnh lùng khép kín“ảnh chân dung được sử dụng để nhận diện một con người, còn phiếu trả lương lạiđược sử dụng để nhận định giá trị của người ấy (…) Phiếu trả lương thành vật bất lithân, một kiểu chứng minh thư đương đại” [5, tr. 24]. Trong thế giới ấy “theo thống kêmỗi năm có hàng nghìn người ra đi không để lại dấu vết, có người vì chán cuộc sốnghằng ngày, có người muốn trốn nợ (…) Hai mươi năm sau, qua một chương trình cầutruyền hình, nhà báo hỏi tại sao. “Ra đi là ra đi, có thế thôi”, ông ta thản nhiên trả lời”[5, tr. 204]. Câu trả lời không nhận được sự tán thành của những người xung quanh, họcho rằng như thế “đúng là một thằng điên”. Trước một hiện thực phi lí nằm ngoài trítưởng tượng về một xã hội văn minh, mỗi ý nghĩ như một thứ độc tố làm biến dạng vàphá hủy tất cả. Con người lại trượt dài trên con đường tha hóa âm thầm và đáng sợ.2.2. Nhận thức lịch sử và các vấn đề xã hộiNhận thức luôn là một yêu cầu và thách thức đối với bản thân con người và càng khókhăn hơn khi đối tượng là những vấn đề lịch sử. Các nhà văn đương đại đã đi tiên phongtrong việc tái tạo, phơi bày những tiêu cực của xã hội, nhận thức lại các giá trị lịch sử,đặc biệt là nhìn nhận lại những vấn đề trước và sau chiến tranh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cảm thức phi lí Tiểu thuyết của Thuận Yếu tố phi lí Hiện thực phi lí Tiểu thuyết Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 1
161 trang 425 13 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 107 0 0 -
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 2
103 trang 68 6 0 -
Tiểu thuyết Chuyện tình mùa tạp kỹ của Lê Anh Hoài nhìn từ lí thuyết trò chơi
11 trang 53 1 0 -
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
182 trang 46 0 0 -
112 trang 35 0 0
-
Hài hước, trào tiếu, sân khấu hóa - một khuynh hướng tiểu thuyết gần đây
7 trang 33 0 0 -
108 trang 31 0 0
-
thuở mơ làm văn sĩ: phần 2 - nxb tuổi xanh
71 trang 30 0 0 -
306 trang 28 0 0