Danh mục

Cảm thức thiền trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Matsuo Basho

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 356.03 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết bàn về đặc trưng riêng trong thơ thiền của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Masuo Basho, hai đại diện tiêu biểu cho thơ thiền Việt Nam và Nhật Bản, qua đó thấy được những đóng góp quan trọng của họ cho sự phát triển của dòng thơ thiền ở phương Đông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảm thức thiền trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Matsuo BashoTẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 03 - 2016ISSN 2354-1482CẢM THỨC THIỀN TRONG THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊMVÀ MATSUO BASHOThS. Nguyễn Quang Minh1ThS. Mai Thị Huệ2TÓM TẮTThơ thiền vốn là dòng thơ của tâm hồn tương giao, tương cảm với thiênnhiên, của trí tuệ giác ngộ và của tâm sự lánh đời, thoát ly cõi thế. Chất thiền vàchất thơ cũng có mối tương quan sâu sắc bởi tâm hồn nhà thơ thường đa sầu, đacảm, cô đơn trước cái vô cùng, vô tận của vũ trụ, cái bất tận của thời gian và cái rợnngợp của không gian. Thế nên phương Đông là cái nôi của thơ thiền với rất nhiềunhà thơ nổi tiếng như Vương Duy, Trương Kế, Đỗ Phủ ở Trung Quốc, Basho, Issa,Buson ở Nhật Bản, Mãn Giác, Viên Chiếu, Trần Nhân Tông ở Việt Nam… Bài viếtbàn về đặc trưng riêng trong thơ thiền của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Masuo Basho, haiđại diện tiêu biểu cho thơ thiền Việt Nam và Nhật Bản, qua đó thấy được nhữngđóng góp quan trọng của họ cho sự phát triển của dòng thơ thiền ở phương Đông.Từ khóa: Thơ thiền, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Matsuo Basho1. Mở đầuVới tư cách là một tông phái hấpthu tinh hoa của các tông phái Phật giáo,thiền là sự cảm nhận cuộc sống một cáchtrực tiếp, trực giác. Thiền không phải làcon người cá nhân mà là sự hòa nhập vàtương nhập vào cái lớn hơn, cái toàn thểmột cách có ý thức của cá nhân.Căn bảnluận của thiền có thể được trình bày vớinhiều phương thức, cấp độ, cái nhìn, từnhiều tác phẩm kinh điển - ngữ lục khácnhau. Thiền học phản ánh “tâm tức Phật”.“Tâm” ở đây là hiện thực rộng lớn mangtính toàn thể, là tất cả sự vật hiện tượng,gồm cả “chân không” và “diệu hữu”.Vượt “có - không” để nhận chân bản thểchân như là điều tối cao trong mọi bài thơThiền. Cảm thức thiền thể hiện ở nhữngđiểm lớn sau:1,2Về cái nhìn: Thiền là phươngpháp nhìn thẳng đến cuộc đời, mộtphương pháp có tính cách khác thường.Vì thiền là phương pháp trực tiếp (trựcquan) và bằng phương pháp này thiềnđã nhìn sự vật như bản chất của nó,không thêm không bớt, đồng thời nhờphương pháp này, thiền nhìn thấy đượchình thể của sự hỗn hợp của tất cả mọisự vật. Đối với nghệ thuật, thiền chútrọng tới thực tại hơn là biểu tượng.Về tư duy: Tư duy thiền làthường xuyên liên tục ý thức, ý thức vềtự ý thức (quán), ý thức về ý thức củangười khác, tự ý thức về bản thể từngphút giây, từng sát-na (khoảnh khắc).Tư duy thiền chú trọng đến “chữ tâm”,tư duy trong thơ thiền phát triển đến cấpđộ ngừng tư duy đó là sự im lặng vĩ đại.Tư duy thơ thiền có đặc điểm là nó vừaTrường Đại học Đồng Nai53TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 03 - 2016trực cảm (trực tiếp, trực giác) vừa siêunghiệm. Điểm quan trọng của tư duythơ thiền là các kiểu tư duy về vấn đềđạt đạo.Về con người:Cái tôi của thiềnhòa vào bản thể. Thơ thiền phản ánh“thân” trong triết lý sâu sắc về quy luậtbiến đổi của thể xác con người trong sựthấu hiểu và tự tại - “Thân như bóngchớp chiều tà” (Vạn Hạnh) hay “Thânnhư vách đổ với tường xiêu” (ViênChiếu). Nhà thơ thiền đã thật sự sống vàhành động phù hợp với mình, tinh thần“vô úy bình thường tâm” (Mã Tổ) làmcon người thực sự là mình, tự do tựtại…Thơ thiền Việt Nam thườngđược sáng tác bởi các thiền sư như VạnHạnh, Ngô Chân Lưu, Mãn Giác,Khánh Hỷ, Huyền Quang, Hương Hải,các bậc nguyên thủ quốc gia như LýNhân Tông, Trần Thái Tông, Trần NhânTông, các nho sĩ như Nguyễn Trãi,Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du…Còn thơ ca Nhật Bản thấm đẫm cảmthức thiền qua cả ba giai đoạn thơ cổđiển Waka, Renga và thời Haiku. Đặcbiệt là đến thời Haiku, cảm thức thiềntrở thành yếu tố quan trọng trong tất cảcác nhà thơ nổi tiếng như Basho, Issa,Buson, Onitsura… Thơ ca thườnghướng về thiên nhiên – bản thể với tâmthức u hoài, bàng bạc, với nỗi buồnthấm đẫm hay tình cảm thương mến đốivới tạo vật, muôn loài. Nhà thơ thườngđể cho cái tâm hồn phong phú của mìnhISSN 2354-1482hòa cùng thiên nhiên, đất trời, để từ đó“ngộ” ra những triết lý sâu sắc.2. Nội dung cảm thức thiềntrong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vàMatsuo Basho2.1. Tìm về thiên nhiênThiên nhiên là đề tài muôn thuởcủa thi ca. Tìm về thiên nhiên để gửigắm tâm hồn, tư tưởng cũng là nétchung của các nhà thơ. Với NguyễnBỉnh Khiêm, thiên nhiên không chỉ làthế giới bên ngoài mà đã trở thành mộtcảm thức, một lối sống, cách sống vàmột triết lý. Nguyễn Bỉnh Khiêm tựnhận là một ông tiên giữa cõi đời, và cõiđời đó có thể nói chính là làng TrungAm quê hương ông. Ông quả đã sống“thích chí” giữa trăng nước, cỏ hoa,chim muông quê hương ông.Vì thế màkhi từ quan về quê, rời xa lối thụ hưởngvật chất đắm mình trong bả vinh hoa,Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thụ hưởngnhững ưu đãi của thiên nhiên hào phóngbằng một tấm lòng hòa hợp với tựnhiên. Tận hưởng tài lộc từ thiên nhiênbốn mùa, nhà thơ cũng được hấp thụtinh khí trời đất để gọt rửa bao lo toanvướng bận riêng tư. Nhà thơ sống giữabao la của đất trời, an nhiên, tự tại:“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuântắm hồ sen, hạ tắm ao” (Thơ Nôm, bà ...

Tài liệu được xem nhiều: