Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _____________________________ Trần Thị Thu Hiền NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ CHO THƠ THIỀN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH __________________________________ Trần Thị Thu Hiền NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ CHO THƠ THIỀN VIỆT NAM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 Lời cảm ơn Đề tài này được thực hiện hiện dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của PGS. TS. Đoàn Thị Thu Vân cùng sự góp ý của các Giáo sư – Tiến sĩ phản biện và các bạn đồng nghiệp. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ chân thành và quý báu đó. Dù đã rất nỗ lực, song do khả năng và thời gian hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những điểm thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp chân thành từ các Giáo sư – Tiến sĩ cũng như các bạn đồng nghiệp. Người thực hiện Trần Thị Thu Hiền MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Văn học Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã trải qua nhiều thời kì. Trong từng thời kì, do đặc điểm riêng về kinh tế, văn hoá xã hội, hệ tư tưởng… nên diện mạo văn học không tránh khỏi có sự khác nhau. Văn học Lý – Trần ra đời trong hoàn cảnh cả đất nước liên tục chiến đấu chống ngoại xâm và Phật giáo phát triển cực thịnh nên bên cạnh mảng văn học yêu nước còn có sự xuất hiện của mảng thơ thiền như một khu vườn nghệ thuật mới lạ và đầy sức thu hút. Dù do hoàn cảnh lịch sử, tác phẩm thơ văn thiền không còn lại bao nhiêu, nhưng xuất phát từ tinh thần “thức nhất phiến, tri toàn thiên” ta vẫn tìm thấy nhiều điều thú vị. Trong rừng Thiền đa sắc ấy, Tuệ Trung là người may mắn khi tác phẩm của ông còn lại tương đối nhiều so với các tác giả cùng thời. Tuy nhiên Tuệ Trung được người đời sau ca ngợi không phải ở số lượng tác phẩm mà chính là ở những đóng góp của Thượng sĩ cho thời đại Lý Trần nói riêng, cho văn thơ thiền Việt Nam nói chung. Sáng tác của một thiền sư – cư sĩ, tất nhiên hàm chứa những triết lí của Phật giáo. Song nếu xem chúng chỉ đơn thuần là giáo lí, truyền giảng kinh Phật thôi thì chưa đủ. Bởi vì “giữa thơ thiền và lời triết lí truyền giáo có khoảng cách rất xa. Cái gì tạo nên khoảng cách ấy? Đó là chất thơ, là rung cảm nghệ thuật, là cảm quan sáng tạo của nhà thơ trước cuộc đời, là ẩn tàng bao dấu ấn tâm hồn của nhà thơ trong đó...” [109, tr.492]. Nhận định này của tác giả Nguyễn Phạm Hùng tuy viết về “Thơ thiền và việc lĩnh hội thơ thiền thời Lý” song cũng rất phù hợp khi nói về Tuệ Trung. Ông là một thiền gia lỗi lạc được người đương thời rất mực đề cao, đồng thời cũng là một nghệ sĩ có lối viết riêng khó lẫn. Đóng góp của Tuệ Trung là không thể phủ nhận, song do xa lạ với sách giáo khoa cũng như do cái chất uyên áo không dễ lí giải trong các tác phẩm thơ thiền nên Thượng sĩ vẫn còn là nhân vật mới mẻ, nếu không muốn nói là lạ lẫm với phần đông độc giả. Bởi vậy, tìm hiểu những đóng góp của Tuệ Trung cho thơ thiền Việt Nam là một cách đưa nhà thơ – nhà triết học có vai trò quan trọng đối với học phong của một thời đại hoàng kim trong lịch sử dân tộc đến với mọi người, đồng thời cũng là mở ra cho bản thân cơ hội được hiểu thêm về Thượng sĩ cũng như thơ văn thời đại Lý Trần. 2. Lịch sử vấn đề: Tuệ Trung Thượng sĩ là cây đại thụ trong rừng thiền Việt Nam. Cho đến nay đã có khá nhiều bài tham luận, công trình viết về ông. Các công trình đó có thể chia làm hai hướng nghiên cứu sau: 2.1. Tuệ Trung là một bộ phận nhỏ trong đối tượng nghiên cứu: 2.1.1. Nội dung nghiên cứu thiên về tư tưởng Phật giáo: - Năm 1985, Ủy ban khoa học xã hội – Viện nghiên cứu triết học cho xuất bản quyển Lịch sử Phật Giáo Việt Nam do Nguyễn Tài Thư chủ biên. Công trình này bàn về Phật giáo Việt Nam từ khi du nhập từ Ấn Độ sang vào thế kỉ thứ II cho đến thế kỉ XIX. Trong phần bàn về đặc điểm Phật giáo đời Trần, công trình này có đề cập ngắn gọn đến tư tưởng thiền của Tuệ Trung. Qua đó khẳng định: “Tuệ trung không xuất gia, ông là một cư sĩ, nhưng có trình độ thiền học cao” [106, tr.248]. - Nguyễn Đăng Thục đã công bố một loạt công trình như: Thiền học Việt Nam, Lịch sử tư tưởng Việt Nam (nhiều tập), Lịch sử triết học phương Đông (nhiều tập)… bàn về Thiền tông Việt Nam và tính kế thừa của nó qua nhiều thời kì. Đặc biệt trong công trình Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập IV, NXB Tp. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận văn Thạc sĩ Văn học Tuệ Trung Thượng sĩ Thơ Thiền Việt Nam Tuệ Trung nhân sĩ Tuệ Trung thi sĩ Đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩGợi ý tài liệu liên quan:
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát ca dao - dân ca Bến Tre
140 trang 136 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật học
93 trang 117 0 0 -
165 trang 50 0 0
-
86 trang 47 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đề tài chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu
135 trang 43 1 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Tư tưởng Phật giáo của Tuệ Trung Thượng Sĩ
57 trang 42 0 0 -
132 trang 40 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ Trần Đăng Khoa dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật
110 trang 35 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm thơ Bằng Việt
125 trang 35 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Tiểu thuyết Garganchuya (Rabơle) từ góc nhìn thi pháp thể loại
133 trang 35 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - Đầu thế XIX với vấn đề cái chết
106 trang 31 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam 1975-2000
109 trang 29 1 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Sự ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ Tố Hữu
135 trang 28 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường dưới góc nhìn thể loại
122 trang 26 1 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ thể loại
102 trang 25 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể thơ tự do trong thơ trữ tình Việt Nam 1975-2000
72 trang 24 0 0 -
100 trang 24 0 0
-
102 trang 24 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật người lính trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy
114 trang 23 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam
109 trang 23 0 0