Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm của tùy bút trong Văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975

Số trang: 102      Loại file: pdf      Dung lượng: 824.72 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 102,000 VND Tải xuống file đầy đủ (102 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm của tùy bút trong Văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 sau đây trình bày về diện mạo và vị trí của tùy bút, bút kí Văn học trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975; bức tranh hiện thực sinh động, phong phú; bút pháp đa dạng, linh hoạt ủa tùy bút trong Văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm của tùy bút trong Văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975THƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOVIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Võ Thị Hải ChiChuyên ngành : Lí luận Văn HọcMã số : 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀI THANH Thành Phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠNTôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến:- TS. Nguyễn Hoài Thanh – người đã gợi ý cho tôi về đề tài luận văn này, đồng thời cũng là người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn.- Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương, Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương, Trường THPT chuyên Hùng Vương – Bình Dương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học và thực hiện luận văn.- Thư viện trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa học tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Thư viện Quân Đoàn 4, Thư viện trường THPT chuyên Hùng Vương – Bình Dương đã giúp đỡ tôi về mặt tài liệu để làm luận văn.- Gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, các em học sinh đã động viên, khích lệ tôi hoàn thành luận văn. Tác giả Võ Thị Hải Chi DẪN NHẬP1. Lí do chọn đề tài Trong lịch sử văn học Việt Nam, kí có một dấu ấn khá rõ nét, tuy nhiên tùy theo từnggiai đoạn lịch sử cụ thể mà dấu ấn đó được thể hiện ở những mức độ khác nhau. Sự pháttriển của thể kí đã góp phần làm phong phú diện mạo văn học 1930 – 1945. Trong chín nămkháng chiến chống Pháp, thể kí phát triển mạnh mẽ và đến giai đoạn 1954 – 1975 kí thực sựlà một thể loại chủ lực, bám sát và phản ánh hiện thực một cách chân thực, rõ nét. Cùng vớithơ ca và tiểu thuyết, sự phát triển của thể kí đã làm nên không khí sôi nổi, sinh động cho đờisống văn học lúc bấy giờ. Trong thành tựu kí văn học giai đoạn này, tùy bút và bút kí là hai thể loại tiêu biểu.Đây là hai thể loại đã gặt hái được những thành công đáng kể, có những đóng góp quan trọngvào sự phát triển của văn học cách mạng Việt Nam 1954 – 1975, đặc biệt làm nên tên tuổicủa nhiều nhà văn. Nghiên cứu về hai thể loại này, đã có những công trình có giá trị nhưcông trình nghiên cứu về tùy bút giai đoạn 1930 – 1945 hay giai đoạn 1975 – 2000. Nhưngtùy bút, bút kí giai đoạn 1954 – 1975 thì vẫn chưa được chú ý nhiều, chưa có một công trìnhnào nghiên cứu một cách toàn diện. Chính vì thế nghiên cứu tùy bút, bút kí giai đoạn 1954 –1975 thật sự là một điều cần thiết để có cái nhìn tổng thể về hai thể loại này trong lịch sử vănhọc Việt Nam. Mặt khác, hiện nay có khá nhiều tác phẩm kí được trích giảng trong chương trình NgữVăn Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, tôithiết nghĩ việc tìm hiểu tùy bút, bút kí giai đoạn 1954 – 1975 là rất quan trọng và có ý nghĩathực tiễn. Vì thế tôi chọn đề tài Đặc điểm của tùy bút, bút kí trong văn học cách mạng Việt Namgiai đoạn 1954 – 1975 cho bản luận văn này.2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tùy bút, bút kí giai đoạn 1954 - 1975 nhằm xác định những đặc điểm cơbản về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thuộc hai thể loại này, qua đó thấy đượcnhững đóng góp của tùy bút, bút kí đối với văn học cách mạng Việt Nam. Từ đó sẽ có đượcnhững tư liệu quan trọng phục vụ công tác giảng dạy. Văn học 1954 – 1975 là giai đoạn văn học gặt hái được nhiều thành tựu ở nhiều thểloại như tiểu thuyết, thơ, truyện ngắn, kí…. Đặc biệt là vào thập niên sáu mươi, thể kí với sựnở rộ của nhiều thể loại đã tạo được sự chú ý của đông đảo bạn đọc và giới nghiên cứu.Riêng tùy bút, bút kí, đã có rất nhiều tác phẩm ra đời có giá trị cao cả về nội dung lẫn nghệthuật định hình được phong cách của nhiều nhà văn. Tuy nhiên trong khuôn khổ của luậnvăn, người viết không thể bao quát được tất cả những tác phẩm của hai thể loại ra đời tronghơn hai mươi năm mà chỉ tiếp cận những tác phẩm nổi bật, có sức ảnh hưởng lớn đối với đờisống văn học và cũng phần nào làm nên tên tuổi của nhà văn. Đó là những tác phẩm tiêubiểu của những nhà văn như: Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Nguyễn Thi, Nguyễn TrungThành, Anh Đức, Bùi Hiển, Thép Mới, Trần Hiếu Minh, Khánh Vân,… và một số tác phẩmcủa các tác giả khác đã in chung ở một số sách.3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề3.1. Nghiên cứu chung về tùy bút, bút kí giai đoạn 1954 – 1975 Cho đến nay (thời điểm người viết hoàn thành luận văn), chưa có một công trình haymột bài viết nào bàn riêng về tùy bút, bút kí trong văn học giai đoạn 1954 – 1975 mà chỉxuất hiện những ý kiến trong những bài viết chung về thể kí. Hà Minh Đức trong cuốn Kí viết về c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: