Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam

Số trang: 109      Loại file: pdf      Dung lượng: 865.46 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn khảo sát toàn bộ những bài tiểu luận phê bình về Thạch Lam, để thấy được vị trí vai trò của nhà văn trong Tự lực văn đoàn. Khảo sát toàn bộ truyện ngắn của Thạch Lam để nghiên cứu, tìm ra những nét đặc sắc về phong cách nghệ thuật của nhà văn. Từ đó cũng hiểu được quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, thấy được nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật qua những tác phẩm của ông. Mặt khác luận văn cũng lí giải cho sự thành công, và sức sống của văn nghiệp Thạch Lam cùng vị trí của ông trong tiến trình văn học Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------------- LÊ THANH HẢI PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Văn Đức HÀ NỘI-2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------- LÊ THANH HẢI PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI-2010 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, Thạch Lamchỉ hiện diện chừng non mười năm, nhưng ông vẫn được xem là tác giả vănxuôi có tầm vóc. Những sáng tác của ông khá đa dạng về thể loại: Các tậptruyện ngắn Gió lạnh đầu mùa” (1937); Nắng trong vườn (1938); Sợi tóc(1942); tiểu thuyết Ngày mới (1939); tiểu luận Theo dòng (1941); bút ký HàNội băm sáu phố phường (1943); truyện viết cho thiếu nhi : Quyển sách; Hạtngọc…Trong số đó truyện ngắn chiếm một vị trí quan trọng. Những sáng táccủa ông không chỉ có khẳng định sự nghiệp văn học của một nhà văn mà nócòn có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển của lịch sử văn học nói chung vàthể loại truyện ngắn nói riêng. Nhà văn Thạch Lam có một phong cách riêng “một lối riêng” trong Tự lựcvăn đoàn. Ông cũng là cây bút truyện ngắn hiện đại mà sự độc đáo của phongcách đến nay vẫn đầy sức hấp dẫn. Phong cách độc đáo thể hiện qua nhiều yếutố từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Nghiên cứu phong cách nghệ thuậttruyện ngắn Thạch Lam chúng tôi muốn góp phần tìm ra cái riêng, cái độcđáo trong phong cách nghệ thuật của nhà văn và những đóng góp của nhà văntrong văn học Việt Nam 1930-1945.Từ đó có cơ sở để lí giải những đóng gópcó giá trị và sức sống của văn nghiệp Thạch Lam cùng vị trí xứng đáng củaông trong nền văn học dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề Thạch Lam là nhà văn “có tài nhất trong Tự lực văn đoàn” (Nhất Linh).Ngay khi tập truyện đầu tay của ông ra đời, giới nghiên cứu phê bình đã quantâm chú ý. Tính đến nay đã hơn sáu mươi năm trôi qua, quá trình nghiên cứutìm hiểu văn chương Thạch Lam có lúc rầm rộ sôi nổi, có lúc yên ả lặng lẽ.Các ý kiến đánh giá không khỏi khác nhau, nhưng nhìn chung là thống nhất. 12.1 Trước năm 1945 Ngay khi tập truyện đầu tay “ Gió lạnh đầu mùa” ra đời, Khái Hưng đãđánh giá rất cao văn phong của Thạch Lam. Với khả năng cảm nhận tinh tếchính xác, Khái Hưng đã chỉ ra các đặc điểm nổi bật nhất, hơn người củaThạch Lam là sự thành thực “Đọc nhiều đoạn văn của Thạch Lam, tôi rùngrợn cả tâm hồn vì sự can đảm”, sự thành thực mà Khái Hưng từng ao ước“nhưng không sao có được”. Ông đánh giá sự can đảm ấy tương đương với sựcan đảm ở Tolstôi. Khái Hưng là người đầu tiên nhận ra nhà văn Thạch Lamlà nhà văn của cảm giác, tư duy nghệ thuật của Thạch Lam là tư duy nghiêngvề cảm giác: “Nếu ta có thể chia ra hai dạng nhà văn: nhà văn thiên về tưtưởng và nhà văn thiên về cảm giác, thì tôi qủa quyết đặt Thạch Lam vàohạng dưới”. Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đã có công khảo sát và phân tíchmột cách công phu dọc theo chiều dài sáng tác và phát hiện những nét đặc sắccơ bản của Thạch Lam. Ông vừa nhấn mạnh vào những phát hiện của KháiHưng vừa chỉ ra cụ thể hơn.Theo nhà nghiên cứu, Thạch lam có sở trường làtruyện ngắn. Ông “có một ngòi bút lặng lẽ và điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút đóchuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, những tình cảm, những cảm giáccon con nảy nở và biểu lộ ở đủ các hạng người mà ông tả một cách tinh vi”.Từ Gió đầu mùa đến Sợi tóc, Thạch Lam đã có một bước tiến dài về nghệthuật miêu tả cảm giác, nghệ thuật viết truyện ngắn. Ông nhấn mạnh “ngòi bútThạch Lam ghi cảm giác rất tài tình”, “cảm giác chiếm hẳn một phần quantrọng”; “cảm giác rất nhỏ mà ảnh hưởng của nó đã rất lớn”. Nhà nghiên cứucũng đưa ra những nhận xét về nghệ thuật viết văn của Thạch Lam, “cái lốiviết nhẹ nhàng, kín đáo và xinh tươi trên này thật là một lối văn đặc biệt củaThạch Lam, lối văn rất hợp với những truyện tâm tình”. Tuy nhiên ông cũng 2tỏ ra thiếu công bằng khi chê một số truyện là “tầm thường”, “đơn giản”,“nhạt nhẽo và rời rạc” như Nắng trong vườn, Hai đứa trẻ, Đứa con đầulòng, Dưới bóng hoàng lan, Bên kia sông, Người đầm, Bóng người xưa Nhân ngày giỗ đầu của nhà văn Thạch Lam, Thế Lữ, người bạn tâm giaocủa ông đã viết rất hay về “Tính cách tạo tác của Thạch Lam”. Bên cạnhnhững hoài niệm về cố nhà văn, Thế Lữ khẳng định: “Không một sáng tác nàocủa Thạch Lam mà không có rất nhiều Thạch Lam trong đó”; “Thạch Lamsống h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: