Thông tin tài liệu:
Trung bình 6 trong số 10 doanh nghiệp mới khởi sự phải đối mặt với thất bại chỉ trong chưa đầy 5 năm tồn tại. Nếu bạn đang có một doanh nghiệp mới và suy nghĩ về điều này, tỷ lệ của những thành công về lâu dài luôn chống lại bạn! Làm thế nào mà những người sống sót thành công trong việc tìm kiếm, thu hút và giữ chân các khách hàng tốt? Bí quyết của họ là gì? Có phải làm niềm cảm xúc và đam mê kinh doanh của họ?
Có một vài nhân tố trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảm xúc trong chiến lược tiếp thị
Cảm xúc trong chiến lược tiếp thị
Trung bình 6 trong số 10 doanh nghiệp mới khởi sự phải đối mặt với thất bại
chỉ trong chưa đầy 5 năm tồn tại. Nếu bạn đang có một doanh nghiệp mới và suy nghĩ
về điều này, tỷ lệ của những thành công về lâu dài luôn chống lại bạn! Làm thế nào mà
những người sống sót thành công trong việc tìm kiếm, thu hút và giữ chân các khách
hàng tốt? Bí quyết của họ là gì? Có phải làm niềm cảm xúc và đam mê kinh doanh của
họ?
Có một vài nhân tố trong công thức thành công kinh doanh, bao gồm một ý
tưởng tuyệt vời, một tập thể tuyệt vời, một cảm xúc tuyệt vời và một khả năng lãnh
đạo tuyệt vời. Tất cả đều rất quan trọng, song niềm đam mê chính là ngọn lửa cấp
nhiên liệu cho thành công. Và nó cũng có thể thiêu rụi tất cả nếu lạc lối.
Như tất cả các ngọn lửa, niềm đam mê có thể thắp sáng ngọn đuốc và có tính
lan toả, khơi gợi niềm đam mê của các nhà đầu tư khác, các khách hàng và cả các nhân
viên. Khi được kiểm soát tốt, nó có thể nâng cao cơ hội cho thành công. Tuy nhiên,
nếu thiếu sự kiểm soát hợp lý, ngọn lửa này có thể thiêu rụi, phá huỷ và để lại cho
doanh nghiệp một ước mơ trống rỗng.
Dù sao đi nữa thì nó cũng không phải là nhân tố quan trọng duy nhất. Một ý
tưởng kinh doanh lớn nếu đơn độc sẽ không thể tạo ra lợi nhuận, nhưng một tập thể
nhiệt huyết có một viễn cảnh và khả năng thực thi ý tưởng, thậm chí ý tưởng chỉ ở
mức độ hợp lý, hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp gặt hái thành công.
Vì vậy, để thành công trong kinh doanh , bạn không phải nhất thiết phải có một
khái niệm kinh doanh sáng tạo và mưu trí nhất. Song, bạn phải có một khái niệm vững
chắc thoả mãn các nhu cầu, và bạn phải có khả năng truyền tải thích hợp cảm xúc của
mình vào thực thi các kế hoạch kinh doanh. Thất bại trong nhiệm vụ này có thể khiến
bạn bỏ qua hay gặp sai lầm trong các nguyên tắc kinh doanh cơ bản.
Niềm đam mê rất có thể bị lạc lối nếu bạn rơi quá sâu vào các hoạt động thường
nhật của công việc kinh doanh mà không thể ngồi lại và suy nghĩ về cách thức tập
trung nguồn năng lượng của bạn.
Công việc kinh doanh của Joanna Alberti, chủ tịch PhiloSophie mới khởi sự
chuyên về thiệp chúc mừng, là một minh chứng rõ ràng về tầm quan trọng của việc
dành thời gian ngẫm nghĩ về các mục tiêu kinh doanh của bạn và nơi mà bạn muốn
hướng niềm đam mê của mình vào đó.
Vào năm 2005, ở độ tuổi 24, Joanna được tạp chí BusinessWeek đánh giá là
một trong 5 doanh nhân trẻ dưới 25 tuổi thành công nhất. Nổi tiếng với những thiết kế
độc đáo và những phác hoạ hóm hỉnh miêu tả phụ nữ và các mối quan tâm của họ,
phong cách và sự sáng tạo của Joanna luôn đắm chìm trong các niềm đam mê của cô
với các hoạt động kinh doanh thiệp chúc mừng mà cô khởi sự cách đó không lâu.
Niềm say mê công việc đã khiến cô thường xuyên làm việc 20 giờ/ngày. Khi
vừa nghĩa ra một mẫu thiệp mới nào là Joanna ngay lập tức khoe với tất cả mọi người.
Niềm vui trong cô được thấy rất rõ. Cô làm tất cả mọi thứ, nhưng có phải cô đang đảm
nhận quá nhiều việc?
Joanna nỗ lực khuyếch trương sản phẩm quá mức đến nỗi cô không dành đủ
thời gian để xác định các khách hàng của công ty là ai, tại sao họ là mua thiệp chúc
mừng của cô và những nhu cầu nào cô đã thoả mãn. Cô nỗ lực gia nhập quá nhiều các
thị trường mà không suy nghĩ thị trường nào thực sự thích hợp nhất với thời gian và
nguồn tài chính giới hạn của cô. Rõ ràng Joana không thể sắp xếp thứ tự ưu tiên các nỗ
lực tiếp thị.
Hầu hết các chủ doanh nghiệp như Joanna đều quá bận rộn với công việc quản
lý thường nhật đến nỗi họ không nhận ra tầm quan trọng của việc định hướng niềm
đam mê kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu đề ra nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn
và với thành công tổng thể lớn hơn.
Dưới đây là 8 kỹ thuật tiếp thị giúp giải bài toán về cảm xúc trên. Chúng được
thiết kế nhằm đảm bảo rằng cảm xúc của bạn sẽ cung cấp nhiên liệu cho thành công,
chứ không phải sự thất bại.
1) Mô tả khách hàng
Ai là những khách hàng giá trị nhất của bạn? Bạn có thể miêu tả họ ngắn gọn
trong không quá 50 từ? Hãy mô tả được các giá trị, niềm tin và quy trình ra quyết định
của khách hàng. Việc bạn hiểu rõ các sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho các khách
hàng là quan trọng, nhưng việc hiểu được các khách hàng coi trọng những gì và lý do
tại sao từ đó bạn có thể đáp ứng tốt các nhu cầu của họ còn quan trọng hơn rất nhiều.
Đừng giả định những gì bạn biết, hãy hỏi họ.
2) Chơi trò chơi 20 câu hỏi với các khách hàng của bạn
Thử hình dung rằng 5 khách hàng quan trọng nhất của bạn đang ngồi trong một
căn phòng với bạn. Những câu hỏi nào bạn sẽ hỏi họ về việc mua sắm, về các nhu cầu
và mối quan tâm, cũng như về các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định mua sắm của họ?
Hy vọng rằng bạn biết được làm thế nào họ tìm thấy công ty bạn, họ mua sắm
những gì và tại sao. Nếu bạn chưa biết, đó nên là những câu hỏi đầu tiên của bạn. Hãy
lên một danh sách 20 câu hỏi sẽ giúp bạn xác định các khách hàng của bạn. Sau đó
phát triển một khuôn mẫu cho phép bạn thu thập các thông tin quan trọng, xác định các
phương thức bạn sẽ sử dụng (điều tra, nghiên cứu thị trường,…) và định rõ các nguồn
của những dữ liệu này.
3) Luôn gần gũi với những người bạn song cần gần gũi
hơn với các đối thủ cạnh tranh
Hãy nhận ra một vài công ty cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ tương tự như
bạn. Hãy khám phá những lợi ích họ đưa ra cho các khách hàng. Giờ đây suy nghĩ về
cách thức bạn cạnh tranh với họ bằng việc so sánh các thông điệp, giá trị và khách
hàng mục tiêu của bạn với họ. Dựa trên đánh giá này, bạn phát triển ít nhất ba chiến
lược mà bạn sẽ sử dụng để định vị bản thân một cách hiệu quả nhất so với các đối thủ
cạnh tranh, đồng thời chuẩn bị tốt các kiến thức này phòng khi khách hàng hỏi “Điều
gì khiến quý vị khác biệt so với Doanh nghiệp ABC?”.
4) Nhận ra ...