Danh mục

Căn bản về Tổng năng suất nhân tố sản xuất

Số trang: 2      Loại file: doc      Dung lượng: 45.50 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chúng ta đều đã quen thuộc với khái niệm năng suất lao động. Ta đem sản lượng của một nhà máy chia cho số công nhân và có kết quả sản lượng bao nhiêu tấn (ví dụ xi măng) trên mỗi công nhân mỗi năm. Đôi khi năng suất được tính trên mỗi giờ làm việc, hoặc tử số được tính ở mức giá không đổi cho nhiều loại sản lượng khác nhau. Ví dụ, một nhà máy sản xuất nhiều loại hình dạng thép khác nhau không nên dùng sản lượng bao nhiêu tấn trên mỗi......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Căn bản về Tổng năng suất nhân tố sản xuấtChương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Công nghệ & Phát triển Căn bản về TFPBài đọc cho Buổi 1, ngày 31/12/2002 Căn bản về Tổng năng suất nhân tố sản xuất David Dapice Chúng ta đều đã quen thuộc với khái niệm năng suất lao động. Ta đem sảnlượng của một nhà máy chia cho số công nhân và có kết quả sản lượng bao nhiêu tấn(ví dụ xi măng) trên mỗi công nhân mỗi năm. Đôi khi năng suất được tính trên mỗi giờlàm việc, hoặc tử số được tính ở mức giá không đổi cho nhiều loại sản lượng khácnhau. Ví dụ, một nhà máy sản xuất nhiều loại hình dạng thép khác nhau không nêndùng sản lượng bao nhiêu tấn trên mỗi công nhân, mà nên dùng một giá trị không đổi,hay giá trị gia tăng, trên mỗi công nhân để có thể ước tính chính xác về sản lượng trênmỗi công nhân. Năng suất lao động là một khái niệm hữu ích nhưng chưa đầy đủ. Thôngthường, chúng ta muốn biết tất cả các nhập lượng tính gộp chung có hiệu quả nhưthế nào, chứ không chỉ riêng một nhập lượng. Ví dụ, nếu công nhân có rất ít vốn haycó công nghệ rất thấp, họ có thể rất lành nghề và làm việc rất siêng năng nhưng vẫncó năng suất lao động thấp. Để giải quyết vấn đề này, người ta đã đưa ra một kháiniệm mở rộng năng suất lao động sang vốn. (Đôi khi có thể thêm vào những nhậplượng khác, nhưng đây là hai nhập lượng quan trọng nhất.) Về căn bản, khái niệmtổng năng suất nhân tố sản xuất (TFP) là một cách đo lường năng suất của cả vốn lẫnlao động cùng lúc trong một hoạt động cụ thể hay cho cả nền kinh tế. Để có được số đo chung cho cả hai nhập lượng, ta cần phải tính trọng số chochúng. Trọng số là tỉ lệ đóng góp tương đối của mỗi nhập lượng vào sản xuất. Mộthàm số sản xuất thể hiện mối liên hệ giữa những mức gia tăng của các nhập lượngkhác nhau với một mức gia tăng và duy nhất của sản lượng. Ví dụ, hàm số sản xuấtCobb-Douglas là một hàm cho thấy nếu tăng gấp đôi tất cả các nhập lượng thì sẽ tăngsản lượng gấp đôi, và tăng gấp đôi một nhập lượng thì sẽ tăng sản lượng, nhưng vớimột tỉ lệ giảm dần. Tức là nó có lợi tức giảm dần. Phương trình của hàm số đó là:Sản lượng = A Ka L(1-a). Ở đây, “A” là yếu tố thay đổi công nghệ - A càng cao thì đạtsản lượng càng cao với cùng nhập lượng. K là dòng chảy của các dịch vụ vốn từlượng vốn, và L là số ngày làm việc của lao động. Số mũ “a” là tỉ phần của vốn trongsản lượng, còn “1-a” là tỉ phần của lao động trong sản lượng. Trong hàm số sản xuấtnày, “A” là một số đo tốt về tổng năng suất nhân tố sản xuất (TFP). Đó là sản lượngtrên mỗi đơn vị vốn và lao động được tính trọng số. Những loại hàm số sản xuất kháccó các hệ số tương tự. Nếu ta quan tâm đến tỉ lệ tăng trưởng sản lượng, chứ không phải mức sảnlượng, giả sử ta có tình huống trong đó K và L đều tăng trưởng 3% / năm, nhưng sảnlượng tăng trưởng 5% / năm. Trong trường hợp đó, TFP được xem là tăng trưởng 2% /năm. Nếu vốn tăng 10% và lao động tăng 2%, thì ta cần phải biết trọng số của mỗinhập lượng. Nếu trọng số là 0,5 cho mỗi nhập lượng, ta sẽ kỳ vọng tỉ lệ tăng trưởngDavid Dapice 1 Dịch: Lửa HạChương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Công nghệ & Phát triển Căn bản về TFP5,9% / năm với năng suất không thay đổi. Nếu tỉ lệ tăng trưởng thực tế là 7% / năm,thì TFP tăng trưởng 1,1% / năm. (Đây có thể gần giống với tình hình ở Việt Nam!) TFP có thể tăng vì nhiều lý do. Chất lượng của lao động có thể tăng lên, giúpcho một giờ làm việc đem lại nhiều sản lượng hơn. Có thể có thay đổi về thành phầnhay chất lượng của vốn, khiến cho vốn có hiệu quả cao hơn. (Những nhà máy thépmới hơn cần ít vốn, lao động và năng lượng hơn để sản xuất ra một tấn thép). Liênquan đến điều này, có thể có tiến bộ công nghệ. Điều này có thể xuất phát từ côngtác nghiên cứu và phát triển (R&D) trong nước, vay mượn từ tri thức toàn cầu, hay chỉđơn giản là rút kinh nghiệm từ thực tế làm việc. Cũng có thể có tái phân bổ nguồnlực. Một người lao động chuyển từ một công việc đồng áng có năng suất thấp sangmột công việc có năng suất cao trong nhà máy sẽ trở nên có hiệu quả hơn, dù trình độhọc vấn không thay đổi. Những thay đổi ngắn hạn về cầu cũng có thể làm thay đổiTFP. Một số nhà phân tích chỉ ra rằng TFP thực ra là một số đo về sự kém hiểu biếtcủa chúng ta. Tức là, nó xét đến sản lượng trên mỗi công nhân được giải thích bằngtăng cường vốn – và bất cứ phần nào khác là TFP. Nhiều yếu tố, bao gồm nhưngkhông chỉ riêng công nghệ, có thể thúc đẩy nó. Mức độ cạnh tranh nhiều hơn, lợi íchkinh tế nhờ quy mô, việc tái phân bổ (nguồn lực), chính sách kinh tế tốt hơn v.v… đềugiúp TFP tăng trưởng. Sản lượng nông nghiệp tăng lên sau Đổi Mới là một ví dụ. TFP rất quan trọng đối với phát triển kinh tế. Hầu hết các quốc gia nhận thấyrằng tỉ lệ tăng trưởng dân số và lực lượng lao động chậm lại sau một thời gian, và cógiới hạn đối với lượng ...

Tài liệu được xem nhiều: