Danh mục

Cần có

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.65 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm qua, trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam môn học Giáo dục công dân vẫn luôn bị coi là môn học phụ, bị xem nhẹ từ người học đến nhà quản lý và bản thân cả người dạy. Điều này đã làm cho môn học lẽ ra rất quan trọng bởi nó giáo dục, hình thành nhân cách, đạo đức, thế giới quan, nhân sinh quan lành mạnh, đúng đắn cho người học…thì lại đang bị mất dần chỗ đứng trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cần cóNgô Thị Lan Anh và ĐtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ105(05): 55 - 58CẦN CÓ CÁI NHÌN MỚI VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA MÔN GIÁO DỤCCÔNG DÂN TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAYNgô Thị Lan Anh*, Bùi Thị Vân HươngTrường Đại học Sư phạm – ĐH Thái NguyênTÓM TẮTTrong những năm qua, trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam môn học Giáo dục công dânvẫn luôn bị coi là môn học phụ, bị xem nhẹ từ người học đến nhà quản lý và bản thân cả ngườidạy. Điều này đã làm cho môn học lẽ ra rất quan trọng bởi nó giáo dục, hình thành nhân cách, đạođức, thế giới quan, nhân sinh quan lành mạnh, đúng đắn cho người học…thì lại đang bị mất dầnchỗ đứng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Do đó, để môn học giáo dục công dân phát huy đượcgiá trị đích thực của nó, các nhà quản lý giáo dục Việt Nam cần tạo ra sự bình đẳng về vị trí mônhọc này với các môn học khác như toán, văn, lý, hóa… trong hệ thống giáo dục Việt Nam.Từ khóa: Giáo dục công dân, Giáo dục, Giáo dục Việt Nam, quản lý giáo dụcĐẶT VẤN ĐỀ*Đã có rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứutrong nước bàn về vị trí, vai trò của môn Giáodục công dân trong hệ thống giáo dục ViệtNam những năm qua. Hầu hết các bài viết đềunêu lên một thực trạng không mấy sáng sủađối với môn học này ở tất cả các bậc học phổthông nước ta. Có nhiều nguyên nhân dẫn đếnviệc người học xem nhẹ môn học này so vớicác môn học khác. Vì thế, đã đến lúc chúng tacần phải có cái nhìn mới về vị trí, vai trò củamôn học Giáo dục công dân trong hệ thốnggiáo dục Việt Nam hiện nay. Bởi ngay cái têngọi của môn học đã nói lên tầm quan trọng củamôn học này đối với việc hình thành, phát triểnnhân cách, đạo đức cho người học, giúp hìnhthành ở người học nhân sinh quan lành mạnh,những ứng xử mang tính đạo đức, nhân văn, làcơ sở quan trọng để góp phần xây dựng conngười mới đáp ứng công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội ở Việt Nam. Như lời Bác Hồ từngdạy: Muốn có chủ nghĩa xã hội, phải có conngười xã hội chủ nghĩa.ĐÔI ĐIỀU ĐÁNH GIÁ SƠ LƯỢC VỀ VỊTRÍ, VAI TRÒ CỦA MÔN GIÁO DỤCCÔNG DÂN TRONG HỆ THỐNG GIÁODỤC VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUAMôn Giáo dục công dân được đưa vào tất cảcác bậc học phổ thông ở Việt Nam. Ở tiểuhọc, môn học này có tên là môn học đạo đức,*Tel: 0913 349 907; Email: ngolananh171082@gmail.comở trung học cơ sở và phổ thông trung học đượcgọi là môn học Giáo dục công dân. Song, sốtiết dành cho môn học này chỉ là 1 tiết trên 1tuần học và được xem như là một môn học phụkhông có ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tậpvà phát triển của học sinh. Chính vì vậy, từ bậcphụ huynh cho đến học sinh thậm chí các thầycô giáo cũng không thật xem trọng môn họcnày và không đầu tư cho nó. Nhiều học sinhngay từ bậc tiểu học, tập trung nhiều vào cácmôn học toán, học tiếng Việt, học ngoại ngữ,học các môn phát triển năng khiếu như nhạc,họa… trong khi đó, chẳng có mấy học sinhthích học môn đạo đức. Còn lên các bậc họccủa trung học cơ sở và trung học phổ thông,theo định hướng của cha mẹ, thầy cô, học sinhcàng chú trọng hơn tới các môn học liên quantới nghề nghiệp của các em trong tương lai, vìthế môn học Giáo dục công dân lại càng khôngđược quan tâm đến.Thầy cô giảng dạy môn học này, việc đổi mớiphương pháp giảng dạy còn chậm, vẫn chủ yếutheo lối thầy đọc, trò chép, nếu có trình chiếucũng chỉ là hình thức, chưa thật sự có sự đầu tưđể chuẩn bị những tiết giảng tạo hứng thú chongười học. Phương tiện, kỹ thuật dạy học hỗtrợ cho giờ lên lớp của môn học này còn rấthạn chế, các giờ ngoại khóa, thực hành kỹnăng cho môn học gần như không có điều kiệnkinh phí để thực hiện. Bởi đây vẫn chỉ đượcxem là môn học phụ, không có nguồn đầu tưphát triển cho môn học này [2].5560Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyênhttp://www.lrc-tnu.edu.vnNgô Thị Lan Anh và ĐtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆNhưng trên thực tế, một nghịch lý xảy ra, khicon cái, học sinh mắc khuyết điểm người talại không tìm ra lỗi và đổ lỗi cho các môn họcxưa nay vẫn được xem là môn chính như văn,toán, tiếng Việt, lý, hóa… mà hầu như lại tậptrung đặt câu hỏi xem việc giáo dục đạo đức,nhân cách cho học sinh ở trường học như thếnào? Được chuyển tải ở những môn học nào?Vô hình chung, môn học Giáo dục công dânvốn chỉ coi là phụ giờ lại trở nên nghiêmtrọng, thậm chí bị quy kết trách nhiệm khi họcsinh có xu hướng xuống cấp về đạo đức, nhâncách. Việc thiếu lễ độ, hành xử kém, sống vôtrách nhiệm, sống thiếu lý tưởng, có cái nhìnlệch lạc về cuộc sống, lối sống buông thả…của rất nhiều học sinh trong cả nước hiện nay,đang là một sự báo động cho nền giáo dụcViệt Nam. Vậy, việc giáo dục các em cần bắtđầu từ đâu? Nếu không phải từ chính nhữngbài học đạo đức, bài học giáo dục công dân.Bởi những kiến thức cơ bản của môn học nàysẽ góp phần giúp cho các em khi trở thànhmột người công dân không chỉ cần có tri thứcmà còn cần có đạo đức, nhân cách, sự ứng xửvới nhau sao cho đúng đạo nghĩa, tình người,nhân văn…Để nâng cao vị trí của môn học Giáo dụccông dân tro ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: