Danh mục

Cần làm gì để có nền giáo dục đại học thực chất

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 208.75 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Cần làm gì để có nền giáo dục đại học thực chất" phản ánh một phần về giáo dục đại học thực chất và giải pháp thực hiện nền giáo dục thực chất tại Việt Nam và trả lời câu hỏi "làm sao để một nền giáo dục đại học có thực chất là câu hỏi lớn không chỉ của ngành Giáo dục mà còn cả xã hội". Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cần làm gì để có nền giáo dục đại học thực chất CẦN LÀM GÌ ĐỂ CÓ NỀN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THỰC CHẤT ThS. Đào Thị Sao1 Tóm tắt: Dạy thật, học thật, thi thật là ba khâu quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong giáo dục đại học. Những năm qua, ngành giáo dục Việt Nam đã có nhiều bước đột phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Tuy nhiên, những câu chuyện liên quan đến “Học thật, thi thật, nhân tài thật” vẫn có nhiều vấn đề tranh cãi. Làm sao để một nền giáo dục đại học có thực chất là câu hỏi lớn không chỉ của ngành Giáo dục mà còn cả xã hội. Bài viết dưới đây phản ánh một phần về giáo dục đại học thực chất và giải pháp thực hiện nền giáo dục thực chất tại Việt Nam. Từ khóa: Giáo dục đại học, giáo dục thực chất, học thật, thi thật.ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời đại của nền kinh tế tri thức, bất kỳ quốc gia nào cũng đều phải đầu tưvà phát triển hệ thống giáo dục, bởi giáo dục và đào tạo là một trong những điều kiệnđể phát triển kinh tế - xã hội. Tại Việt Nam, chính sách về giáo dục đào tạo luôn đượcĐảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm chú trọng, coi đây là “quốc sách hàng đầu, là sựnghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.”1. Quan điểm này lần đầu tiên được ghi 2nhận trong Nghị quyết số 04-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng (khoá VII)về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, ngày 14/01/1993 và cụ thể hóa trongđiều 35 Hiến pháp năm 1992. Đến nay, quan điểm này vẫn tiếp tục được khẳng địnhtrong Nghị quyết các kỳ Đại hội và Điều 61 Hiến pháp 2013. Điều đó cho thấy tầmquan trọng của hệ thống giáo dục nói chung trong đó có giáo dục đại học. Trong hệthống nền giáo dục, giáo dục đại học có nhiệm vụ quan trọng là đào tạo nguồn nhânlực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Vậy làmsao để chúng ta có được một đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao - đây là câu hỏikhông chỉ của ngành giáo dục mà còn của cả xã hội. Câu chuyện về nâng cao chấtlượng giáo dục nói chung trong đó có chất lượng giáo dục đại học luôn được coi làchủ đề nóng của ngành Giáo dục đặc biệt là trong thời gian gần đây. Những từ khóanhư học thật, thi thật, nhân tài thật hay giáo dục thực chất được dư luận nhắc đến khánhiều, nhất là sau khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc, chỉ* Học viện Ngân hàng (Phân viện Bắc Ninh).1 Nghị quyết số 04-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng (khoá VII) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, ngày 14/01/1993.598 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁPđạo và giao nhiệm vụ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo vào tháng 6/2021 về chấn hưng nềngiáo dục trong thời gian tới. Có rất nhiều ý kiến, quan điểm xoay quanh câu chuyệnnày, trong khuôn khổ bài viết hội thảo do Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức vớichủ đề “Xây dựng nền giáo dục thực chất – định hướng và giải pháp”, tác giả xin gửitới Hội thảo bài viết “Cần làm gì để có nền giáo dục đại học thực chất”. Bài viết tậptrung vào tìm hiểu về giáo dục đại học thực chất, những tồn tại trong giáo dục đại họchiện nay, trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng giáo dục đạihọc thực chất.1. Vài nét khái quát về giáo dục đại học và giáo dục đại học thực chất Xét về mặt lịch sử, giáo dục đại học nước ta đã có từ rất sớm và trải qua nhiềugiai đoạn thăng trầm cùng với sự phát triển của đất nước. Trải qua thời kỳ phong kiến,thuộc địa, chủ nghĩa thực dân và sau ngày giải phóng đến nay, sự nghiệp giáo dục đạihọc đã góp phần rất lớn, tạo ra thế hệ nguồn lực con người Việt Nam, nhân tố quyếtđịnh thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xãhội. Mặc dù đến nay, chúng ta chưa có định nghĩa chính thức về giáo dục đại học, tuynhiên theo cách hiểu trong văn bản Luật Giáo dục đại học 2012 thì có thể hiểu giáodục đại học là trình độ đào tạo ở mức giáo dục cao, gồm trình độ đại học, trình độthạc sĩ và trình độ tiến sĩ [1]. Đồng thời căn cứ vào mục tiêu đào tạo đại học tại Điều6 Luật giáo dục đại học: mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩmchất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiêncứu, phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; cósức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trườnglàm việc; có ý thức phục vụ nhân dân. Chúng ta có thể hiểu khái quát về giáo dục đạihọc như sau: Giáo dục đại học giống như một dây chuyền sản xuất mà trong đó đầu ralà nguồn nhân lực chất lượng cao. Sau thời gian tiếp cận hệ thống tri thức và kỹ năngtrên giảng đường đại học, người học sẽ được trang bị những kiến thức cơ sở, kiến thứcchuyên môn, nắm bắt được quy luật ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: