Danh mục

Căn nguyên của hội chứng thận hư

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 463.51 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu nhằm cố tìm ra căn nguyên dẫn đến hội chứng thường gặp này. Miễn dịch huỳnh quang được bệnh viện trang bị từ 2005 đã có những đóng góp thiết thực, đúc kết và đưa ra nhận định sơ khởi về phân bố bệnh lý của hội chứng này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Căn nguyên của hội chứng thận hư Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học CĂN NGUYÊN CỦA HỘI CHỨNG THẬN HƯ Trần Hiệp Đức Thắng*, Nguyễn Tấn Sử **, Đỗ Đình Khanh*, Hà Thu Thủy*, Võ Thị Bích Vân*, Nguyễn Thị Thu Hà*, Phan Vị Thủy* TÓM TẮT Mục tiêu: Kết hợp các tổn thương mô học ghi nhận qua nhuộm thường quy, nhuộm đăc biệt cùng với đặc điểm miễn dịch huỳnh quang (MDHQ) có được qua mẫu sinh thiết thận của các bệnh nhân có hội chứng thận hư (HCTH), chúng tôi cố tìm ra căn nguyên dẫn đến hội chứng thường gặp này. MDHQ được BV trang bị từ 2005 đã có những đóng góp thiết thực, nay chúng tôi đúc kết và đưa ra nhận định sơ khởi về phân bố bệnh lý của hội chứng này. Phương pháp: Tiền cứu, mô tả, cắt ngang, thực hiện trên các mẫu sinh thiết thận vì HCTH, gửi đến khoa GPB BV NDGĐ từ tháng 10 – 2005 đến tháng 7 – 2009. Kết quả: Trong tổng số 68 ca sinh thiết của bệnh nhân có hội chứng thận hư, chúng tối ghi nhận: - 20 trường hợp viêm thận lupus (29,41%). Phân nhóm theo WHO 1995, chúng ta có 11 trường hợp nhóm IV (55%), 4 trường hợp nhóm V (20%), 2 trường hợp nhóm II (10%), 2 trường hợp nhóm III (10%), 1 trường hợp nhóm VI (5%). - 19 trường hợp (27,94%) xơ chai khu trú từng phần sau khi loại trừ bệnh cầu thận có liên quan. - 10 trường hợp bệnh cầu thận IgA (14,7%). - 6 trường hợp bệnh cầu thận màng (8,82%). - 4 trường hợp (5,88%) viêm cầu thận tăng sinh màng. - 3 trường hợp bệnh cầu thận tối thiểu (4,41%). - 3 trường hợp viêm cầu thận tăng sinh gian mô (4,41%) sau khi đã loại trừ bệnh cầu thận IgA … - 2 trường hợp do thoái hoá dạng bột (2,94%). - 1 trường hợp do đái tháo đường (1,47%). Kết luận: MDHQ thận, đưa vào bệnh viện từ năm 2005 đã đóng góp hữu hiệu trong truy tìm căn nguyên dẫn đến HCTH. Có thêm khái niệm về tỉ lệ phân bố căn nguyên của HCTH, chiến lược điều trị sẽ trở nên hữu hiệu hơn và dự đoán tiến triển bệnh sẽ rõ nét hơn. Từ khóa: Hội chứng thận hư, căn nguyên, miễn dịch huỳnh quang. ABSTRACT ETIOLOGY OF NEPHROTIC SYNDROME Tran Hiep Duc Thang, Nguyen Tan Su, Do DinhKhanh, Ha Thu Thuy, Vo Thi Bich Van, Nguyen Thi Thu Ha, Phan Vi Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 130 - 136 Objectives: Since 2005, we try to detect the related etiology of nephrotic syndrome, combining histologic alterations under routine staining and immunofluorescent characteristics found in the renal biopsy. We present now a brief review of our 68 cases. Methods: This study is a prospective, descriptive, cross-sectioned. We analyzed all renal biopsies due to nephrotic syndrome sent to pathology department of Nhan Dan Gia Dinh hospital during the period October 2005 - July 2009. Results: In a total of 68 nephrotic syndrome biopsies, we distinguish: - 20 cases of lupus nephritis (29,41%), among them 11 class IV (55%), 4 class V (20%), 2 class II (10%), 2 class III (10%)and 1 class VI (5%) (WHO 1995 classification: - 19 cases of FSGH (27,94%) excluding cases of known etiology. - 10 cases of IgA nephropathy (14,7%). - 6 cases of membrano glomerulopathy (8,82%). - 4 cases of membranoproliferative * Khoa Giải phẫu bệnh – BV. Nhân Dân Gia Định Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Trần Hiệp Đức Thắng ĐT: 0908.194.918 Email: hangco19752003@yahoo.com Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 131 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 glomerulopathy (5,88%). - 3 cases of minimal changes (4, 41%). - 3 cases of proliferative mesangio glomerulopathy (4,41%) (IgA excluded). - 2 cases of amyloid (2,94%). - 1 case of diabetic nephropathy (1,47%). Conclusions: IF for renal biopsy, introduced in our hospital since 2005 have efficiently contributed in etablishing a correct etiologic diagnosis, in performing a precise treatment strategy and in predicting a more accurate prognosis. Keywords: Nephrotic syndrome, etiology, immunofluorescent. ĐẶT VẤN ĐỀ ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Hội Chứng Thận Hư (HCTH) là một rối loạn khá thường gặp trong các bệnh lý về thận. HCTH nếu không điều trị hoặc điều trị không triệt để có thể tái diễn và lâu dài có khả năng dẫn đến suy thận mãn. Thiết kế nghiên cứu Y học đã xác định được chẳng những bệnh cầu thận thường gây HCTH như bệnh cầu thận tối thiểu (BCTTT), xơ chai khu trú từng phần (XCKTTP), bệnh cầu thận màng (BCTM), viêm cầu thận tăng sinh màng (VCTTSM)...(2,3,4,6,28,36) mà cả một số bệnh lý hệ thống cũng gây HCTH như: viêm thận do lupus, bệnh thận do đái tháo đường (ĐTĐ), thoái hóa dạng bột...(6,32). HCTH nguyên phát hay thứ phát đêu có cách điều trị riêng tuỳ thuộc vào căn nguyên gây ra HCTH(33,36). Sinh thiết thận trước khi điều trị là vô cùng cần thiết để truy ra căn nguyên, từ đó mới có thể phát hoạ một chiến lược điều trị hữu hiệu, dự đoán được các tiến triển của bệnh. Ở nước ta, các công trình nghiên cứu về đặc điểm mô bệnh học và MDHQ của bệnh cầu thận vẫn còn khá ít, chủ yếu là các nghiên cứu về khía cạnh lâm sàng và điều trị (18, 19, 20, 21, 22, 26, 27). Tại khoa Giải phẫu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: