Danh mục

Cần nhanh chóng đưa loại toán gắn với thực tiễn vào nội dung giảng dạy ở Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 127.89 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích tình trạng thiếu hụt loại bài toán gắn với các vấn đề liên quan đến thực tiễn trong các giáo trình toán hiện nay ở Việt Nam. Một quy trình hợp lí để vấn đề định hướng thực tiễn có vị trí xứng đáng trong giảng dạy toán học, nhất là ở các trường kĩ thuật được đề xuất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cần nhanh chóng đưa loại toán gắn với thực tiễn vào nội dung giảng dạy ở Việt Nam JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0033 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 2, pp. 76-82 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CẦN NHANH CHÓNG ĐƯA LOẠI TOÁN GẮN VỚI THỰC TIỄN VÀO NỘI DUNG GIẢNG DẠY Ở VIỆT NAM Tô Văn Ban Khoa Công nghệ thông tin, Học viện Kỹ thuật Quân sự Tóm tắt. Bài viết phân tích tình trạng thiếu hụt loại bài toán gắn với các vấn đề liên quan đến thực tiễn trong các giáo trình toán hiện nay ở Việt Nam. Một quy trình hợp lí để vấn đề định hướng thực tiễn có vị trí xứng đáng trong giảng dạy toán học, nhất là ở các trường kĩ thuật được đề xuất. Bài báo đưa ra một số kinh nghiệm, cũng như một vài khuyến nghị như đưa bài tập định hướng thực tiễn vào nội dung thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng. Từ khóa: Định hướng thực tiễn, giải quyết vấn đề, liên ngành, cải tiến giáo trình. 1. Mở đầu Cải tiến giảng dạy, học tập theo các phương pháp tiên tiến đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đang hình thành một trào lưu [3-8,15]. Tuy nhiên, về tổng thể, các nghiên cứu còn chưa đầy đủ, nhất là chưa triển khai áp dụng được bao nhiêu. Chúng ta thấy sự thiếu hụt rõ ràng nhất ở loại toán có gắn với các vấn đề liên quan đến thực tiễn. Trên thế giới, loại toán này có thể tìm thấy ở khắp nơi thì ở ta còn như một của hiếm. Sách giáo khoa (SGK) dường như chưa có chỗ cho những bài toán này. “SGK cũng như thực tế giảng dạy học toán ở trường phổ thông “nhìn chung mới chỉ quan tâm tới một số bài toán cực trị một cách không thường xuyên, trong đó rất ít các bài toán cực trị là các tình huống liên môn hay thực tế, dù chỉ là những tình huống đơn giản” [1]. Theo kiểm đếm của chúng tôi, trong số 1812 bài tập của SGK toán PTTH chương trình nâng cao, chỉ có 120 (chiểm 6,6%) bài tập liên quan đến thực tiễn, mà chủ yếu lại là những thực tiễn đơn giản. Tình hình còn tệ hơn ở các cuốn giáo trình toán cho đại học. Trong số 549 bài tập của tài liệu [9], sách toán được nhiều trường sử dụng cho sinh viên kĩ thuật, chỉ có 20 (3,6%) bài tập liên quan đến thực tiễn, mà phần nhiều là tính kích thước hình. Có giáo trình xác suất thống kê cho các ngành nông, lâm... được chỉnh sửa từ giáo trình cùng loại cho trường kĩ thuật. Với một học liệu như vậy, khó có thể lôi cuốn mảng đông học sinh, sinh viên yêu thích toán. Thấy một loạt công thức, phương trình, định lí khô khan thì họ hoặc chán không học, hoặc nảy sinh tâm lí sợ, ghét toán. Có em còn cực đoan hơn khi nhận định: “Có lẽ đó là lí do để các bạn em thấy tích phân, đạo hàm. . . chỉ là những thứ tự nhiên nhảy vào SGK... Và rốt cục, sau 12 năm học, với nhiều bạn, toán chỉ là môn giúp người ta. . . đếm tiền chứ không phải là một môn giúp con người có những suy luận logic trong đời sống”. Đánh giá tình hình giáo dục gần đây, Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI đã khẳng định “. . . nội dung giáo dục còn nặng về lí thuyết, có mặt xa rời thực tế. . . Phương pháp dạy và học chậm đổi mới...”. Bài viết này nhấn mạnh lại vai trò của loại toán có định hướng thực tiễn, đồng thời đề xuất một số biện pháp để loại toán đó được áp dụng rộng rãi trong giảng dạy toán học ở các trường đại Ngày nhận bài: 15/08/2014. Ngày nhận đăng: 12/03/2015. Liên hệ: Tô Văn Ban, e-mail: tvban_hvkt@yahoo.com.vn. 76 Cần nhanh chóng đưa loại toán gắn với thực tiễn vào nội dung giảng dạy ở Việt Nam... học nước ta, nhất là các trường đại học kĩ thuật, bao gồm các vấn đề liên quan đến biên soạn giáo trình, tổ chức giảng dạy, cơ cấu đề thi. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đánh giá vai trò của loại toán định hướng thực tiễn Nhiều học giả và nhà sư phạm dành sự quan tâm đặc biệt đến vai trò của loại toán định hướng thực tiễn. Theo thứ tự mở rộng dần của khái niệm này đó là: (a) bài toán có dẫn giải (story problems), (b) bài toán liên quan đến thế giới thực (real word problems), (c) giảng dạy, học tập theo phương pháp giải quyết vấn đề, (d) xem xét mô hình toán học. Từ thuở giao thời giữa thế kỉ 19 - 20, John Dewey, nhà tâm lí học và nhà giáo dục lừng danh của Hoa Kì đã đề ra chủ trương thầy và trò cùng chuyển động, cùng “giải quyết vấn đề”. Ông là người đầu tiên chống lại một kiểu nhà trường, ở đó học sinh nhại lại những lời giảng của thầy giáo. học sinh đến trường không phải để tiếp thu những tri thức đã được ghi vào trong một chương trình mà rồi có lẽ sẽ không bao giờ dùng đến, mà chính là để giải quyết các vấn đề, giải quyết các bài toán của nó, những thực tế mà nó gặp hằng ngày”. Nhà tư tưởng khai sáng ở Nhật Bản Fukuzawa Yukichi (1835-1901) nói: “Dù có nhồi nhét đầy kiến thức trong đầu nhưng không thể ứng dụng vào thực tế thì cũng vô nghĩa mà thôi”. Theo [12], một trong những tiêu chuẩn của cuốn giáo trình khoa học là ...

Tài liệu được xem nhiều: