Danh mục

Cần phải giáo dục giá trị và kĩ năng sống cho sinh viên sư phạm

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 98.66 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến ý nghĩa của giá trị và kĩ năng sống đối với mỗi công dân của từng quốc gia cũng như công dân toàn cầu trong xã hội hiện đại và sự cần thiết phải giáo dục giá trị và kĩ năng sống cho sinh viên sư phạm. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cần phải giáo dục giá trị và kĩ năng sống cho sinh viên sư phạm JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Education Science, 2013, Vol. 58, No. 4, pp. 155-162 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CẦN PHẢI GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VÀ KĨ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Nguyễn Thanh Bình Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết đề cập đến ý nghĩa của giá trị và kĩ năng sống đối với mỗi công dân của từng quốc gia cũng như công dân toàn cầu trong xã hội hiện đại và sự cần thiết phải giáo dục giá trị và kĩ năng sống cho sinh viên sư phạm. Những vấn đề như đào tạo giáo viên dạy nội dung này, xây dựng nội dung, chương trình học phần giáo dục giá trị và kĩ năng sống với tư cách là môn cơ sở ngành. Bài báo cũng chỉ ra rằng giữa kĩ năng sống và giá trị có quan hệ biện chứng với nhau cũng được bàn đến. Do mối quan hệ đó cần đảm bảo mối quan hệ biện chứng và thống nhất giữa giáo dục giá trị và kĩ năng sống. Đồng thời, trong nội dung giáo dục giá trị không thể thiếu nội dung giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên. Chính giá trị nghề nghiệp sẽ chi phối và trở thành động lực thúc đẩy sinh viên sư phạm học tập, rèn luyện năng lực nghề nghiệp trong chính quá trình đào tạo và phát triển chuyên môn liên tục sau này. Từ khóa: Giá trị, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục công dân, kĩ năng sống, mối quan hệ giữa giá trị và kĩ năng sống.1. Mở đầu Trong xã hội hiện đại, mỗi công dân của từng quốc gia cũng như của toàn cầu đềucần có một nền tảng giá trị và năng lực ứng phó, ứng xử và giải quyết các vấn đề đặt ramột cách tích cực và mang tính xây dựng. Muốn có được điều đó thì chương trình giáo dụcở từng quốc gia cần chứa đựng nội dung và phương thức giáo dục những giá trị và nănglực này - hay còn gọi là kĩ năng sống (KNS) (Life skills). Từ năm 2000, tại Hội nghị giáodục Thế giới lần thứ 2 đã thông qua chương trình hành động Dakar có 6 mục tiêu, trongđó mục tiêu 3 đã yêu cầu mỗi quốc gia cần đảm bảo cho người học được tiếp cận chươngNgày nhận bài: 5-1-2013. Ngày chấp nhận đăng: 4-4-2013Liên hệ: Nguyễn Thanh Bình, e-mail: ngthanhbinh56@yahoo.com 155 Nguyễn Thanh Bìnhtrình giáo dục KNS phù hợp, còn mục tiêu 6 thì yêu cầu đánh giá chất lượng giáo dụccần đánh giá cả KNS của người học. Đồng thời đặc tính của KNS là thể hiện bằng nhữnghành vi, thói quen tích cực, do đó nó phải được dựa trên một nền tảng giá trị được xã hộichấp nhận và khuyến khích. Cho nên, giáo dục giá trị và giáo dục KNS cần trở thành bộphận cốt yếu của mọi chương trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách conngười nói chung và người công dân nói riêng. Theo đó, đào tạo giáo viên (GV) cần phảixác định yêu cầu về năng lực giáo dục giá trị và KNS cho người học trong Chuẩn đầu ra,đồng thời trong chương trình đào tạo GV cũng phải hàm chứa nội dung và cách thức hìnhthành năng lực này ở sinh viên (SV) sư phạm.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Mối quan hệ giữa giá trị và kĩ năng sống2.1.1. Giá trị Trong “Bàn về giá trị nói chung”, Ralph Barton Perry đã viết: giá trị là tất cả“những sự vật có ích”. Sau đó, ông còn đi sâu vào giá trị trong tám lĩnh vực: đạo đức, tôngiáo, khoa học, kinh tế học, chính trị, pháp luật và tập tục. Hàm nghĩa giá trị với ý nghĩathoả mãn nhu cầu của con người chỉ là theo nghĩa hẹp. Vì nó chỉ có nghĩa theo sự thoảmãn nhu cầu của chủ thể tức là giá trị công cụ hay giá trị sử dụng của đối tượng trongquan hệ với con người. Trên thực tế theo nghĩa rộng, ngoài sự thoả mãn nhu cầu, giá trịcòn hàm nghĩa sâu rộng hơn. Phần thoả mãn nhu cầu nào đó của con người được coi làhàm nghĩa cơ bản và đó mới chỉ là phần giá trị sử dụng. Phần hàm nghĩa sâu sắc của giátrị là đặc tính ưu việt, là giá trị bên trong của sự vật, hiện tượng. John Maciology - Hoa Kỳ: Giá trị là những quy chuẩn mà qua đó một thành viêncủa một nền văn hoá xác định điều gì là đáng mong muốn, điều gì không đáng mongmuốn, điều gì là tốt hay dở, điều gì là đẹp hay xấu [3]. Các giá trị giúp hình thành động cơ, thái độ, quyết tâm và sức mạnh giúp con ngườivượt qua khó khăn, vươn tới mục đích, thúc đẩy hoạt động con người. Cho nên “nói đếngiá trị là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là đã bao hàm quan điểmcoi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp; là nói đến cái có khả năng thôithúc con người nỗ lực hành động và nỗ lực vươn tới” [2]. Căn cứ vào cấu trúc xã hội, cấu trúc nhân cách; căn cứ vào nguyên tắc logic - lịchsử, có thể có cách phân chia giá trị theo những hệ như sau: - Hệ giá trị truyền thống - giá trị hiện đại, - Hệ giá trị phổ quát - giá trị cục bộ, - Hệ giá trị dân tộc - giá trị toàn cầu,156 Cần phải giáo dục giá trị và kĩ năng sống cho sinh viên sư phạm - Hệ giá trị cá nhân - giá trị xã hội... Trong mỗi hệ giá trị đó, bao hàm những cấp độ giá trị nhỏ hơn. Thang giá trị là vấn đề có tính nhân loại, tính thời đại, tính dân tộc. Trong các giátrị sống cốt lõi (phổ quát) của nhân loại bao gồm: 1). Hòa bình; 2). Tôn trọng; 3). Yêuthương; 4). Khoan dung; 5). Hạnh phúc; 6). Trách nhiệm; 7). Hợp tác; 8). Khiêm tốn; 9).Trung thực; 10). Giản dị; 11). Tự do; 12). Đoàn kết [5], thì Hoà bình là giá trị được xếpthứ nhất bởi hoà bình trong lịch sử nhân loại luôn là yếu tố được mọi người dân tiến bộmong muốn nhiều nhất. Cuộc sống con người bên cạnh những giá trị sống, còn có giá trị nghề nghiệp màmỗi người cần có trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của mình. Các giá trị tồn tại không độc lập, tách rời nhau mà chúng tồn tại trong quan hệ hữucơ với nhau. Quan hệ giữa các giá trị do quan hệ bên trong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: