Danh mục

Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học trong dạy học hoạt động nói và nghe – bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 98      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học trong dạy học hoạt động nói và nghe – bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống làm rõ tầm quan trọng của hoạt động Nói và Nghe trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học; từ đó tác giả đề xuất nguyên tắc, quy trình, nội dung và phương pháp tích hợp nhằm giáo dục hiệu quả kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, đặc biệt học sinh lớp 2.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học trong dạy học hoạt động nói và nghe – bộ sách kết nối tri thức với cuộc sốngTẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022 95 TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG NÓI VÀ NGHE – BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Nguyễn Thị Hoà, Trần Khánh Ly Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học giúp thúc đẩy sự phát triển cá nhân của các em. Quá trình này cần được tiến hành một cách linh hoạt, tích hợp trong nhiều nội dung và hoạt động học khác nhau trong dạy học Tiếng Việt, trong đó có hoạt động Nói và Nghe. Bài viết làm rõ tầm quan trọng của hoạt động Nói và Nghe trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học; từ đó tác giả đề xuất nguyên tắc, quy trình, nội dung và phương pháp tích hợp nhằm giáo dục hiệu quả kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, đặc biệt học sinh lớp 2. Từ khóa: Giáo dục kĩ năng sống, học sinh tiểu học, hoạt động nói và nghe, kĩ năng sống, tích hợp. Nhận bài ngày 2.4.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 22.5.2022 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Hòa; Emai: nthoa3@hnmu.edu.vn1. MỞ ĐẦU Giáo dục kĩ năng sống (KNS) là nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục phổthông, đặc biệt trong giáo dục ở bậc tiểu học. Giáo dục KNS cho học sinh (HS) tiểu học giúpthúc đẩy sự phát triển cá nhân, giúp quá trình trưởng thành của các em được phát triển theohướng tích cực, tạo ra “sản phẩm” của giáo dục là những công dân có ích cho xã hội. HS tiểuhọc còn nhỏ vì vậy các kinh nghiệm sống của các em còn rất ít, cần giáo dục KNS cho cácem để các em có hành trang vững vàng trước các tình huống bất ngờ trong cuộc sống và tựbảo vệ chính mình. Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục KNS được tích hợpkhá đa dạng trong nội dung các môn học. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học được thiết kế với cácmạch kiến thức chính nhằm rèn các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe cần thiết cho HS tiểu học,đặc biệt có nội dung tích hợp các tình huống trong thực tế với mục tiêu đưa các kĩ năng TiếngViệt đồng hành cùng học sinh trong mọi hoạt động của đời sống. Tuy nhiên phần lớn các nộidung này đều khá mờ nhạt, chưa phát huy được hiệu quả vốn có của tích hợp nhằm đạt hiệuquả giáo dục KNS cần thiết cho HS tiểu học. Các em còn rụt rè, thiếu tự tin, một số học sinh96 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIthì chưa có kĩ năng tự lập, tự phục vụ bản thân, kĩ năng giao tiếp hạn chế, giải quyết vấn đềthiếu tính chủ động,… Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy để giáo dục KNS cho HS tiểu học đạthiệu quả cần được tiến hành một cách linh hoạt, tích hợp trong nhiều nội dung và hoạt độnghọc khác nhau trong dạy học Tiếng Việt. Trong đó, hoạt động Nói và Nghe góp phần giúphọc sinh hình thành và phát triển những kĩ năng khác nhau như kĩ năng giao tiếp, kĩ nănglắng nghe, kĩ năng suy đoán, kĩ năng phản biện, kĩ năng quan sát.,… Việc tích hợp giáo dụcKNS có thể đem lại hiệu quả tích cực ở cả hai nhiệm vụ giáo dục phẩm chất và năng lực chohọc sinh. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều giáo viên còn lúng túng khi tổ chức hoạt động tích hợpgiáo dục KNS trong dạy học Tiếng Việt 2, đặc biệt trong dạy học hoạt động Nói và Nghe.Sở dĩ như vậy vì GV không nắm được nguyên tắc, quy trình, nội dung và phương pháp dạyhọc tích hợp giáo dục KNS trong hoạt động Nói và Nghe. Đó là những vấn đề mà chúng tôiđặt ra và nghiên cứu trong bài viết này nhằm nâng cao chất lượng tích hợp giáo dục KNS trongdạy học Tiếng Việt cho HS lớp 2 qua bộ sách Tiếng Việt “Kết nối tri thức với cuộc sống”.2. NỘI DUNG2.1. Một số khái niệm2.1.1. Tích hợp và dạy học tích hợp Theo từ điển Tiếng Việt, “tích hợp” có nghĩa là sự kết hợp, hợp nhất, hòa nhập. Tíchhợp trong tiếng Anh được viết là “Integration”, có nguồn gốc từ tiếng “Integer” trong tiếngLatin, được hiểu với nghĩa là lồng ghép những cái chung, cái toàn bộ, cái toàn diện, cái thốngnhất trên cơ sở các bộ phận riêng lẻ. Với nghĩa này, có thể hiểu tích hợp chính là kết hợp cácbộ phận hoặc các thành phần khác nhau để tạo ra sản phẩm là một hệ thống đảm bảo sự kếthợp hài hòa về chức năng và mục tiêu phát triển. Đối với việc đưa quan điểm tích hợp vào dạy học, đây được coi là một xu hướng giáodục tích cực trên toàn thế giới. Theo Hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO(Paris – 1972), dạy học tích hợp tức là “Dạy học tích hợp các khoa học là một cách trìnhbày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tưtưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa họckhác nhau.”[1]. Từ định nghĩa này, có thể thấy rằng khái niệm dạy họ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: