Cận thị - thách thức thực sự đối với nền y sinh của nhân loạiTổ chức y tế thế giới vừa đưa ra một giải pháp có tính chất toàn cầu mang tên “VISION 2020” nhằm loại trừ 5 nhóm bệnh lý gây mù loà hàng đầu: đục thể thuỷ tinh, mắt hột, bệnh giun tròn - onchocercia, các bệnh mù loà bẩm sinh và tật khúc xạ. Tật khúc xạ, trong đó có cận thị, được lựa chọn bởi tính phổ biến mang tính chất toàn cầu của nó. Việc mang kính, tuy chỉ là một phương pháp điều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cận thị - thách thức thực sự đối với nền y sinh của nhân loạiCận thị - thách thức thực sự đối với nền y sinh của nhân loạiTổ chức y tế thế giới vừa đưa ra một giải pháp có tính chất toàn cầu mang tên“VISION 2020” nhằm loại trừ 5 nhóm bệnh lý gây mù loà hàng đầu: đục thể thuỷtinh, mắt hột, bệnh giun tròn - onchocercia, các bệnh mù loà bẩm sinh và tật khúcxạ. Tật khúc xạ, trong đó có cận thị, được lựa chọn bởi tính phổ biến mang tínhchất toàn cầu của nó.Việc mang kính, tuy chỉ là một phương pháp điều trị rẻ tiền, nhưng lại đem lại sựcải thiện to lớn về chức năng thị giác. Thế nhưng, khi nói đến cận thị, người tathấy ái ngại vì nhiều lý do:- tuy đã chung sống với chúng ta 2 thế kỷ nhưng bệnh căn của cận thị lại vẫn chưađược hiểu biết thấu đáo.- ảnh hưởng của tật khúc xạ, bao gồm cận thị và các loại khiếm thị khác lên các cánhân cũng như quần thể dân cư trên diện rộng đã không được quan tâm đúng mức.- cho dù các số liệu về quần thể mắc cận thị còn hạn chế nhưng cũng đủ để ngườita thấy rằng chỉ số mắc cận thị đang ngày càng tăng.- những người cận thị sử dụng các dịch vụ y tế và dịch vụ công cộng nhiều hơnnhững người khác. Những gánh nặng cho xã hội do họ gây ra là điều ai cũng thấyrõ. Xin đơn cử một ví dụ: những người có thị lực < 2/10 có tỷ lệ bị tai nạn giaothông cao hơn 1,6 lần so với những người khác. Định nghĩa thế nào là cận thị đỏi hỏi một số hiểu biết nhất định về quang học,giải phẫu, sinh lý thị giác... Hiểu nôm na, con mắt bị cận thị thường có trục trướcsau dài hơn hằng số sinh lý bình thường. Điều này làm ảnh của vật được nhìn rơi ởphía trước võng mạc. Ngoài ra, còn có một số yếu tố bẩm sinh hay bệnh lý kháccũng làm ảnh của vật bị rơi trước võng mạc, nhưng trục nhãn cầu vẫn nằm tronggiới hạn bình thường:- ví dụ như trong nhóm bệnh lý mà độ cong của giác mạc hoặc thể thuỷ tinh tănglên bất thường (trong bệnh giác mạc hình nón, thể thuỷ tinh hình cầu)-hoặc như chỉ số chiết quang của tiền phòng hoặc thể thuỷ tinh có thay đổi bấtthường (trong đục thể thuỷ tinh bao sau).Phân loại cận thị được dựa trên vài tiêu chí:- mức độ nặng nhẹ: + cận thị < 3 D ( đi-ốp ) + cận thị vừa: từ 3 đến 6 D + cận thị nặng: từ 6 đến 12 D + cận thị rất nặng: >12 D- cận thị ổn định (cận thị học đường) và cận thị tiến triển (cận thị bệnh lý): + cận thị ổn định thường phát triển đến năm 25 tuổi thì dừng và mức độ cận thịthường < 6 D + cận thị tiến triển: mức độ cận thị vẫn tiếp tục leo thang sau 25 tuổi, có thể tới10 hay 20 D kèm theo những biểu hiện bệnh lý nặng nề tại đáy mắt.Kết quả nghiên cứu đầu tiên trên qui mô đa quốc gia tại Chi-lê, Trung Quốc vàNê-pan đăng tải trên tạp chí Nhãn khoa của Hoa Kỳ đã khiến nhiều bậc cha mẹsửng sốt. Ở trẻ lên 5 tuổi, tỷ lệ cận thị tại Chi- lê là 3,4 %, tại Nê-pan là 3 %.Nhưng với trẻ 15 tuổi thì con số này lên tới 19 % ở các em trai và 15 % ở các emgái. Còn tại Trung quốc, tỷ lệ cận thị lên tới 37% ở trẻ trai và 55 % ở trẻ gái. Ởnước ta việc các cháu bé oằn lưng với chiếc cặp sách và gương mặt ngây thơ vớicặp kính cận đã không còn là điều hiếm gặp. Đã có vài công trình khoa học về cậnthị học đường. Các tác giả đã đưa ra những con số đầu tiên về tỷ lệ cận thị hocđường : ở nông thôn khoảng 13-15% , ở thành thị lên tới 25-30% . Chúng ta đã cóchương trình phòng chống cận thị học đường, thể hiện sự quyết tâm giảm thiểuviệc mắc bệnh cận thị trong giới trẻ của toàn xã hội.Nguyên nhân của cận thị đã được đề cập đến từ lâu. Trong các yếu tố bệnh sinhngười ta quan tâm nhiều đến yếu tố di truyền - gen và các yếu tố môi trường. Sựgia tăng của cận thị trong vài thập niên gần đây khiến cho người ta không thể chỉđổ lỗi cho yếu tố di truyền - gen. Thực tế là có quá nhiều trẻ em bị cận thị khi màcha mẹ chúng hay ngay cả ông bà, cụ kỵ không hề biết đeo kính là gì. Ngay từnăm 1885, Fuchs, trong luận văn đoạt giải thưởng của Hội chống mù loà LuânĐôn đã viết “ cận thị mắc phải là do một vài yếu tố, trong đó phải làm việc lâu dàitrong cự ly gần là nguyên nhân số một”. Ông nhận thấy cận thị không có ở trẻ sơsinh. Những người thuộc tuýp “văn minh” thì bắt buộc phải học đọc nhiều hơn nêntỷ lệ mắc cận thị cũng tăng lên tương ứng. Ông đã đưa ra một loạt dẫn chứng đầythuyết phục như sau: tỷ lệ cận thị ở trường làng là 1,4%, ở trường cấp 1 là 6,6%, ởtrường cấp 2 lên tới 10,3%, 19,7% tại các trường dạy nghề, 26,2% tại các trườngtrung học và tại các trường y là 59%. Cho tới nay, chúng ta vẫn chưa giải thíchđược đầy đủ căn nguyên gây ra cận thị, cho dù các bậc tiền bối của thế kỷ trước đãcung cấp cho chúng ta một vài manh mối. Các nghiên cứu về dịch tễ học đã xácđịnh được nhiều yếu tố nguy cơ như: tiền sử gia đình, trình độ giáo dục và trí lực,mức độ làm việc ở cự ly gần... Thế nhưng, chúng hoạt động theo cơ chế nào thìvẫn còn chưa rõ. Gần đây, có một giả thuyết gây nhiều tranh cãi, đó là: việc thắpsáng ban đêm có thể gây ra cận thị.Người ta cũng loay hoay tìm hiểu ...