Danh mục

Can thiệp nội mạch điều trị thông động tĩnh mạch thận sau chấn thương thận ở trẻ em: Báo cáo một trường hợp

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.41 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày thông động tĩnh mạch thận (TĐTMT) được định nghĩa là sự thông nối trực tiếp giữa hệ động mạch và tĩnh mạch thận mà không thông qua mạng lưới mao mạch. Nhóm nguyên nhân mắc phải có tỉ lệ cao nhất khoảng 70%, thường gặp sau sinh thiết thận qua da, chấn thương hoặc vết thương xuyên thấu thận. TĐTMT là một biến chứng nguy hiểm sau chấn thương thận (CTT) ở trẻ em.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Can thiệp nội mạch điều trị thông động tĩnh mạch thận sau chấn thương thận ở trẻ em: Báo cáo một trường hợp Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 27(4):16-22 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.03Can thiệp nội mạch điều trị thông động tĩnhmạch thận sau chấn thương thận ở trẻ em: Báocáo một trường hợpVõ Lê Đức Trọng1,*, Đỗ Nguyên Tín2, Huỳnh Công Chấn1, Trần Đại Phú1,Lê Thanh Hùng11 Khoa Ngoại Thận-Tiết niệu, bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam2 Đơn vị Can thiệp tim mạch, bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt NamTóm tắtĐặt vấn đề: Thông động tĩnh mạch thận (TĐTMT) được định nghĩa là sự thông nối trực tiếp giữa hệ động mạch và tĩnhmạch thận mà không thông qua mạng lưới mao mạch. Nhóm nguyên nhân mắc phải có tỉ lệ cao nhất khoảng 70%,thường gặp sau sinh thiết thận qua da, chấn thương hoặc vết thương xuyên thấu thận. TĐTMT là một biến chứng nguyhiểm sau chấn thương thận (CTT) ở trẻ em. Tại bệnh viện Nhi đồng 1, chúng tôi đã áp dụng can thiệp nội mạch để điềutrị các biến chứng nặng sau CTT ở trẻ em nhưng chưa có trường hợp nào được báo cáo cụ thể. Vì vậy, chúng tôi báocáo nhân một trường hợp bệnh nhi với chẩn đoán TĐTMT sau CTT được điều trị thành công bằng phương pháp canthiệp nội mạch thuyên tắc mạch máu.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo một trường hợp bé trai 15 tuổi nhập viện vì chấn thương thận trái sautai nạn giao thông. Ngày thứ 7 sau chấn thương, bệnh nhi đau hông trái tăng dần và tiểu máu trở lại phải truyền máu liêntục. Kết quả cắt lớp vi tính (CLVT) kiểm tra ghi nhận hình ảnh TĐTMT ở phân thùy dưới thận trái, có điểm xuất huyết hoạtđộng tạo hình ảnh túi giả phình mạch và thông vào bể thận. Bệnh nhi được chỉ định can thiệp nội mạch thuyên tắc nhánhđộng mạch thận bằng coil vòng xoắn vào ngày thứ 12 sau chấn thương.Kết quả: Chụp động mạch kiểm tra ghi nhận dòng máu qua nhánh thông được bít hoàn toàn, các nhánh động mạch thậncòn lại lưu lượng máu tốt. Tình trạng bệnh nhi cải thiện dần, không còn đau hông lưng và tiểu máu, được xuất viện saukhi can thiệp 10 ngày. Siêu âm doppler mạch máu thận sau 1 tháng ghi nhận các coil vòng xoắn đúng vị trí, thận trái tướimáu tốt, không còn hình ảnh túi giả phình động mạch thận.Kết luận: Can thiệp nội mạch thuyên tắc mạch máu có thể là phương pháp điều trị TĐTMT an toàn và hiệu quả ở trẻ em,nên được lựa chọn đầu tiên trong điều trị TĐTMT tại những cơ sở có đầy đủ trang thiết bị.Từ khóa: thông động tĩnh mạch thận; can thiệp nội mạch; chấn thương thậnNgày nhận bài: 05-08-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 12-09-2024 / Ngày đăng bài: 14-09-2024*Tác giả liên hệ: Võ Lê Đức Trọng. Khoa Ngoại Thận-Tiết niệu, bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail:votrong4595@gmail.com© 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh.16 https://www.tapchiyhoctphcm.vnTạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024AbstractENDOVASCULAR MANAGEMENT OF POST TRAUMATIC RENALARTERIOVENOUS FISTULA IN PEDIATRIC PATIENT: A CASE REPORTVo Le Duc Trong, Do Nguyen Tin, Huynh Cong Chan, Tran Dai Phu, Le Thanh HungObjective: Renal arteriovenous fistula (RAVF) is defined as abnormal communications between renal arteries andvenous systems. It is mostly acquired secondary to percutaneous biopsy, penetrating or blunt renal trauma,approximately 70%. Post-traumatic RAVF is a severe condition in the children population. With the recent advancementsin endovascular treatment, the endovascular approach for definitive diagnosis and embolization is now the initialtreatment of choice for managing RAVF in pediatric patients.Methods: We present a case of a 15-year-old boy who was admitted to an emergency unit with left kidney trauma dueto a motorbike accident. On day 7 after the initial trauma, the patient suddenly had back pain on the left side, hematuriarecurred and required continuous blood transfusions. The second computed tomography scan (CTs) showed an activebleeding arteriovenous fistula which formed a pseudoaneurysm image in the ruptured parenchyma of the lower pole ofthe left kidney and connected to the renal pelvis. Endovascular coil embolization of the lower kidney pole segmentalartery was performed on day 12.Results: Complete occlusion was shown by the angiogram, the remaining renal artery branches had good blood flow.The patients condition gradually improved and was discharged after 10 days in a stable clinical condition. A doppler USone month later showed the embolization coils in the correct position, adequate renal perfusion in the left kidney, andno residual pseudoaneurysm or fistula.Conclusions: Post traumatic arteriovenous fistula is rare but a severe condition in children’s population. The resultshows that early diagnosis and appropriate interventions can preserve patient’s renal function. Endovascularembolization is a safe, effective minimally invasive treatment and has become the initial treatment of choice formanaging RAVF in pediatric patients.Keywords: renal arteriovenous fistula; endovascular intervention; renal trauma1. ĐẶT VẤN ĐỀ trường hợp TĐTMT kích thước nhỏ và không triệu chứng có thể được điều tị bảo tồn, tuy nhiên, đối với TĐTMT có triệu Thông động tĩnh mạch thận (TĐTMT) được định nghĩa là chứng kéo dài và không đáp ứng với điều trị nội khoa cầnsự thông nối trực tiếp giữa hệ động mạch và tĩnh mạch thận được can ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: