Danh mục

Cảnh báo bệnh đãng trí, mất khả năng suy luận khi còn trẻ

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 134.80 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cảnh báo bệnh đãng trí, mất khả năng suy luận khi còn trẻNhiều người hãy còn rất trẻ, đủ ăn đủ mặc, bề ngoài nom khỏe mạnh nhưng lại đãng trí hơn người cao tuổi, thậm chí còn bị giảm luôn khả năng suy luận. Nhiều người hiện nay đang là nạn nhân của tình trạng dưới đây:- Quên ngay chuyện vừa mới nghe cho dù trước đó cố tình lắng nghe!- Không nhớ nổi số điện thoại vừa gọi mặc dù đã gọi nhiều lần!- Không thể đọc ngược hàng số gồm 9 số dù không đầy một phút...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảnh báo bệnh đãng trí, mất khả năng suy luận khi còn trẻ Cảnh báo bệnh đãng trí, mất khả năng suy luận khi còn trẻNhiều người hãy còn rất trẻ, đủ ăn đủ mặc, bề ngoài nom khỏe mạnh nhưng lạiđãng trí hơn người cao tuổi, thậm chí còn bị giảm luôn khả năng suy luận.Nhiều người hiện nay đang là nạn nhân của tình trạng dưới đây:- Quên ngay chuyện vừa mới nghe cho dù trước đó cố tình lắng nghe!- Không nhớ nổi số điện thoại vừa gọi mặc dù đã gọi nhiều lần!- Không thể đọc ngược hàng số gồm 9 số dù không đầy một phút đã đọc nhẩm đến thuộclòng!- Bất thình lình không thể tiếp tục tập trung vào chuyện định nói tuy đã chuẩn bị kỹ càngtrước đó!- Không nhận diện được gương mặt biết là có quen nhưng quên mất là ai!Nếu tưởng chuyện vừa kể là vấn đề quen thuộc của người cao tuổi thì tuy đúng nhưngchưa hoàn toàn chính xác. Thống kê do Phòng Tư vấn sức khoẻ thuộc Trung tâm Ôxycao áp TPHCM thực hiện cho thấy 70% nạn nhân của hội chứng đãng trí là người dướituổi 40, 50% trong số đó là nữ giới với huyết áp thấp, 40% trong số đó là nam giới vớilượng acid uric trong máu cao hơn định mức bình thường vì lạm dụng rượu bia.Có một điều chắc chắn dù nghịch lý: Nhiều người hãy còn rất trẻ, đủ ăn đủ mặc, bề ngoàinom khỏe mạnh nhưng lại đãng trí hơn người cao tuổi, thậm chí còn bị giảm luôn khảnăng suy luận.Tất nhiên, số này là miếng mồi ngon của các loại sản phẩm được đặt tên nghe êm tai làthực phẩm chức năng. Điều đáng nói là tiền mất cho thuốc thì nhiều nhưng tật vẫn mang.Tại sao? Lý do không có gì quá khó hiểu, bởi vì:Tín hiệu nào cũng thế, vui hay buồn cũng vậy, muốn gắn chặt vào ký ức phải có đủcường độ về cảm xúc, âm thanh, hình ảnh... để vượt qua rào cản của não bộ. Nhớ sao chonổi dù có ngốn cả ký thuốc bổ nếu kích ứng ghi nhận toàn là chuyện không có chiều sâumà chỉ có bề ngoài!Tín hiệu chỉ được giữ lại trong danh sách chờ xét tuyển vào bộ nhớ nếu không bị xóangay bởi kích ứng khác dồn dập hơn về tần số, mãnh liệt hơn về cường độ.Người có cuộc sống quá căng thẳng dễ đãng trí vì chưa kịp nhớ chuyện này đã nhồichuyện khác. Hậu quả là chưa kịp nhớ đã quên, vừa quên lại phải cố nhớ chuyện khác.Không giải quyết được vấn đề này thì có thuốc thánh cũng bằng không!Tín hiệu đang trên đường vào bộ nhớ vẫn có thể bị xóa dễ dàng nếu cơ thể thiếu một sốkhoáng tố vi lượng, đứng đầu là kẽm. Khoáng tố này lại dễ thiếu hụt, phần vì không đượcdự trữ, phần vì mau cạn kiệt nếu tuyến thượng thận phải hoạt động liên hồi trong tìnhhuống stress.Bằng chứng là 10 người đãng trí hết 9 người rụng tóc, 8 người dễ gãy móng tay, 7 ngườiyếu sinh lý... do thiếu kẽm. Nói chi đến trí nhớ cho phức tạp khi tóc cũng ra đi khôngthèm từ giã mà chẳng hề dễ giải quyết.

Tài liệu được xem nhiều: