Nói đến thơ văn thời thịnh Lê, dễ có cảm tưởng chúng mang đậm tính chính thống, quan phương. Nhưng nếu quan sát kỹ hơn, có thể thấy bên cạnh tính quy phạm không thể phủ nhận, vẫn còn đó trong thơ ca thời thịnh Lê nét đẹp thi vị dễ quyến lòng người của cảnh sắc và con người trên đất kinh kỳ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cảnh sắc và con người đất kinh kỳ trong thơ văn thời thịnh LêCảnh sắc và con người đất kinh kỳ trong thơ văn thời thịnh LêNói đến thơ văn thời thịnh Lê, dễ có cảm tưởng chúng mang đậm tính chính thống, quanphương, và kinh đô khi được tái hiện lại trong nhóm tác phẩm ấy cũng khó xa rời mụcđích chính trị – yếu tố dễ khiến sáng tác nghệ thuật trở nên khuôn sáo. Nhưng nếu quansát kỹ hơn, có thể thấy bên cạnh tính quy phạm không thể phủ nhận, vẫn còn đó trong thơca thời thịnh Lê nét đẹp thi vị dễ quyến lòng người của cảnh sắc và con người trên đấtkinh kỳ.Công bằng mà xét, phải đâu tính chất cung đình, tụng ca của văn học giai đoạn này chỉmang đến bất lợi cho văn học, mà nhìn từ góc độ khác, đã tạo nên những vần thơ giàu mỹcảm, là “lời ca chân thành và say sưa của các thi sĩ trước cảnh sắc thiên nhiên, cuộcsống thanh bình”. Rõ ràng là dưới triều vua Lê Thánh Tông, khi lực lượng sáng tácchuyển sang quy tụ hoàn toàn ở phía nhà nho thì kinh đô, mảnh đất gắn liền với cuộc đờicủa nhiều nho sĩ, đã dần trở thành không gian quen thuộc gợi nên biết bao xúc cảm.Chính vì thế, ít nhiều bức tranh Thăng Long trong văn học thời thịnh Lê vẫn có sức hấpdẫn riêng, phần nào thể hiện được cảm nhận tinh tế của các tác giả trước vẻ đẹp quêhương buổi thịnh triều.Trong cảm hứng ngợi ca “Nhà nam nhà bắc đều no mặt – Lừng lẫy cùng ca khúc tháibình”– nguồn cảm hứng chủ đạo của thời đại tạm ngừng việc võ, bắt đầu sửa sang việcvăn – bức tranh kinh thành hiện lên rạng rỡ. Các nhà nho hào hứng xướng họa, ngâmvịnh về cảnh đẹp quê hương, trong đó có Thăng Long, say mê trước cuộc sống thái bìnhdần được khôi phục sau nhiều năm đất nước bị giặc Minh tàn phá nghiêm trọng. Khôngcòn khung cảnh ngọc kinh mờ dưới cơn mưa chiều(5) những năm triều Trần suy yếu, giờđây mỗi danh thắng của đất đế đô đều mang vẻ bề thế, vững chãi. Cảnh xuất hiện trongthơ có thể rất khác nhau, từ chùa An Quốc uy nghiêm trấn giữ đế kinh:“Trung lập kiền khôn vững đế đô,Mảng danh An Quốc ở Tây Hồ.Xuân thu thêm có mười phân lạ,Hoa cỏ đành hay một thức phô.”(Lê Thánh Tông, Chùa An Quốc)đến hồ Tây tĩnh lặng, thơ mộng:“Vằng vặc trời thanh đọt đọt cây,Thảnh thơi ngày tĩnh cảnh hồ Tây.”(Khuyết danh, Hoa sen lúc tạnh mưa)Nhưng cái giọng đĩnh đạc, thảnh thơi, cái sắc thái tràn trề, viên mãn, vạn vật đuanở “mười trượng hoa thì mười trượng hương” lại không hề sai biệt. Đặc biệt trong thơ LêThánh Tông xướng họa với quần thần, nét sang trọng của cảnh sắc kinh đô càng hiểnhiện rõ rệt. Với niềm tin ca ngợi Thăng Long cũng là ca ngợi “thế nước vững như bànthạch, ngôi vua rạng rỡ như sao Cơ, sao Dực”, các nhà nho gửi cả tấm lòng hứng khởinhiệt thành vào bức tranh kinh đô những năm phồn thịnh. Từng ngọn cỏ, nhành câyThăng Long, qua đôi mắt của lớp tác giả đại diện cho cả một chế độ phong kiến đang lúcthịnh đạt này, thường vượt khỏi nét nghĩa thực để vươn đến những tầng ý nghĩa rộng lớnhơn. Một cây me giữa kinh thành cũng được ví von như bạn của đấng công hầu:“Mấy phút từng nhờ ơn vũ lộ,Tư mùa chẳng khỏi bạn công hầu.Chẳng hay là đã bao nhiêu kiếp,Chờ trạng hằng che thuở gác lầu.”(Khuyết danh, Cây me trong thành cấm)còn cảnh hồ Tây lại biến thành tấm gương lớn soi bóng nước non ngàn dặm:“Nhìn xa bóng núi bao trùm;Ngó xuống gương hồ sáng tỏ.Lẫn một sắc với vòm trời;Ngậm muôn hình trong viễn phố.”(Lê Thánh Tông, bài phú nằm trong truyện Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc)Bài phú trên được Lê Thánh Tông ghi lại trong câu chuyện huyễn hoặc Gặp tiên ở hồLãng Bạc (Thánh Tông di thảo). Có thể xem đấy là tác phẩm đầu tiên thuộc thể phú, vớiưu thế về khả năng miêu tả những cảnh tượng rực rỡ, xa hoa, đã khắc họa khá tỉ mỉ khungcảnh hồ Tây – Thăng Long, đồng thời tổng kết lại mấy trăm năm thăng trầm của lịch sửdân tộc. Đáng chú ý hơn, ở đây một mặt Thăng Long tồn tại như chứng nhân lịch sử gìngiữ vết tích của các triều đại trước nhưng mặt khác, chính lịch sử đã trở thành yếu tố quantrọng dự phần vào nét độc đáo của Thăng Long. Những sự kiện “đem hà đồ lại biếu”,“bưng kiếm báu dâng lên”, những cuộc chơi “săn được người hóa hổ”, “nghi vệ rườmrà”, tất cả khoác lên mảnh đất này vẻ phồn hoa, sang trọng, dồn tụ phúc khí đế vương màvùng miền khác không thể sánh được:“Thành lớn Thăng Long chốn ấy;Kinh đô triều đại xưa kia.Là nơi danh thắng;Cờ quạt đi về.Nhớ triều Lý đương khi toàn thịnh;Thường thả thuyền cưỡi sóng nhởn nhơ.Nhờ ông chài là tay dũng kiệt;Săn được người hóa hổ giỡn vua chơi.Rồi kế đó nhà Trần trỗi dậy;Đã đến đây trồng sen, vịnh thơ.Nào đền đài xây cao chót vót;Nào cuộc chơi nghi vệ rườm rà.…Trâu nâng kiệu ngọc;Phượng đỡ xe loan.Chim âu lượn trên làn sóng biếc;Đàn cá nhỏ mặt nước chờn vờn.Tia đội vùng ô lấp lánh;Bóng chìm ngọc bích chập chờn.Già ngũ lão đem hà đồ lại biếu;Người kim nhân bưng kiếm báu dâng lên.”Chẳng những vậy, lịch sử còn để lại nhiều bài học giá trị về quy luật tồn vong của cácvương triề ...