Cạnh tranh thuế và tranh luận định giá chuyển giao qua mô hình cân bằng Nash
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 274.32 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chuyển giá đã trở thành hiện tượng phổ biến trong các giao dịch thương mại và đầu tư quốc tế của các công ty đa quốc gia và nhóm liên kết. Các công ty đa quốc quốc gia sử dụng thủ thuật chuyển giá để có thể làm dịch chuyển lợi nhuận chịu thuế giữa các quốc gia, qua đó làm giảm tổng nghĩa vụ thuế và tối đa hóa lợi nhuận của toàn công ty.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cạnh tranh thuế và tranh luận định giá chuyển giao qua mô hình cân bằng Nash Cạnh tranh thuế và tranh luận định giá chuyển giao qua mô hình cân bằng Nash PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH – TS. BÙI THỊ MAI HOÀI1. Dẫn nhậpChuyển giá đã trở thành hiện tượng phổ biến trong các giao dịch thương mại và đầu tư quốc tế của cáccông ty đa quốc gia và nhóm liên kết. Các công ty đa quốc quốc gia sử dụng thủ thuật chuyển giá để cóthể làm dịch chuyển lợi nhuận chịu thuế giữa các quốc gia, qua đó làm giảm tổng nghĩa vụ thuế và tốiđa hóa lợi nhuận của toàn công ty. Chống lại sự chuyển giá, các quốc gia đưa ra khuôn khổ áp đặt giớihạn giá chuyển giao.Tuy nhiên, nếu như mỗi quốc gia cứ nỗ lực gia tăng nguồn thu thuế từ các công ty đa quốc gia thì khảnăng đánh thuế trùng sẽ xảy ra. Hãy hình dung, trong khi một quốc gia xuất khẩu yêu cầu nâng giá caođối với hàng hóa xuất khẩu nhằm gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu, thì ngược lại quốc gianhập khẩu lại có động cơ thiết lập mức giá thấp đối với hàng nhập khẩu để gia tăng lợi nhuận và nguồnthu thuế từ các doanh nghiệp nhập khẩu. Điều này hàm ý, các chính phủ tập trung đánh thuế chuyển giávào công ty đa quốc gia, có thể dẫn đến một sự cân bằng thiếu hợp tác (non – cooperative equilibrium);kết quả là kiềm chế mức độ thương mại quốc tế. Ngược lại, các chính phủ nếu tăng cường hợp lẫn nhauthì cả hai có thể gia tăng nguồn thu và thương mại. Bài viết này hướng đến thiết lập mô hình cân bằngNash trong trường hợp có hợp tác và không có hợp tác, từ đó rút ra các lý thuyết về cạnh tranh thuế liênquan đế giải quyết vấn đề chuyển giá.2. Khung lý thuyết và thực tiễnCông ty đa quốc gia với đặc điểm là tổ chức mạng lưới các chi nhánh (công ty con -subsidiary) hoạtđộng rộng khắp toàn cầu. Chẳng hạn, các công ty con ở nước ngoài thuộc sở hữu công ty ở Mỹ nhưngđược liên kết với nước ngoài, và vì vậy được xem như là một doanh nghiệp biệt lập xét về mặt luậtpháp. Tùy theo các nước, hoặc dựa vào hiệp định đánh thuế trùng hai lần, việc đánh thuế thu nhập côngty đối với các công ty con ở nước ngoài có thể được hoãn lại. Lợi nhuận do công ty con tạo ra ở nướcngoài được tính vào vào lợi nhuận của công ty mẹ ở Mỹ chỉ khi lợi nhuận này được chuyển về chocông ty mẹ dưới dạng cổ tức. Vì thế, chừng nào công ty con còn hoạt động và lợi nhuận được giữ lại ởnước ngoài thì có thể tránh được sự kiểm soát của hệ thống thuế ở Mỹ. Rất khó để xác định số thu thuếđã bị mất bao nhiêu do sự hoãn thuế như vậy. Số mất mát này phụ thuộc vào chính sách thuế suất ởnước ngoài. Nếu tất cả các nước khác đều có thuế suất lớn hơn thuế suất của Mỹ thì không có số thuthuế tăng thêm cho Mỹ. Tuy nhiên, nếu thuế thu nhập công ty của nước ngoài thấp hơn thuế của Mỹ thìđiều này trở nên hấp dẫn đối với các công ty Mỹ, bởi vì được xem như là một “thiên đường thuế”.Thông thường rất khó có thể biết được tổng thu nhập của một công ty đa quốc gia được phân bổ chocác hoạt động của nó ở một quốc gia cụ thể nào là bao nhiêu. Quy trình phổ biến nhất được sử dụng đểphân bổ thu nhập giữa các hoạt động trong nước và ở nước ngoài là hệ thống ngang bằng thị trường(ALTP: Arm’s length transfer prices). Về bản chất, các hoạt động ở trong nước và ở nước ngoài đềuđược xem xét như những doanh nghiệp tách biệt kinh doanh (ở một chiều dài của cánh tay: “at armlength”). Lợi tức chịu thuế của mỗi pháp nhân được tính toán bằng cách lấy doanh số bán hàng trừ đicác chi phí của riêng chúng.Vấn đề là không có sự rõ ràng làm thế nào để phân phối chi phí đối với những địa điểm khác nhau vàđiều này dẫn đến cơ hội lớn cho việc tránh thuế. Tại sao như vậy? Hãy xem xét một công ty đa quốcgia sở hữu bằng sáng chế về xử lý tách gene. Một trong số các công ty con sở hữu bằng sáng chế và cáccông ty con còn lại trả tiền bản quyền. Công ty mẹ có động cơ phân định bằng sáng chế thuộc về mộttrong công ty con ở quốc gia có thuế suất thấp với mục đích tiền bản quyền nhận được từ các công ty 1con trong hệ thống sẽ bị đánh thuế ở mức thấp. Đồng thời, công ty mẹ cũng muốn tất cả các công tycon sử dụng bằng sáng chế là ở trong các quốc gia có thuế suất cao, qua đó giá trị giảm trừ liên quanđến tiền bản quyền là tối đa. Thật sự, bởi vì giao dịch này hoàn toàn là thuộc về bên trong công ty, chonên nó muốn thiết lập mức tiền thanh toán tiền bản quyền ở mức lớn có thể được để tối đa hóa lợi íchtừ sự sắp đặt này. Và nếu không có một thị trường tích cực để xác định giá trị bằng sáng chế bên ngoàicông ty, cơ quan thuế không có cơ sở để xác định liệu tiền thanh toán bản quyền có vượt quá mức haykhông.Trong chuyển giá, tùy thuộc vào việc phân định chi phí của nhiều khoản mục đến các công ty con khácnhau, nên công ty đa quốc gia và cơ quan thuế có khoảng cách nhất định trong việc xác định chuyểngiá. Điều này là một khía cạnh nhạy cảm của chính sách thuế. Các công ty đa quốc gia đưa ra nhiềucách giải thích về chi tiêu và tính phức tạp của sự tuân thủ chi phí của họ. Hành vi chuyển giá giữa cácdoanh nghiệp có mối quan hệ liên kết sẽ nảy sinh cạnh tranh không công bằng cho các doanh nghiệpkhác và làm giảm nguồn thu thuế. Để chống lại sự chuyển giá, chính phủ các nước đưa ra nhiều quyđịnh rất nghiêm ngặt buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ và kê khai. Nhật Bản là quốc gia đi đầutrong việc áp dụng quy định chống chuyển giá, từ năm 1986, với thời hạn hồi tố kéo dài 6 năm. Cácquy định này tập trung vào các hoạt động cung cấp dịch vụ giữa các công ty trong cùng tập đoàn. Cácdoanh nghiệp sẽ phải tuân thủ các quy định chống chuyển giá cả với hàng hoá hữu hình, mà cả dịch vụvà hàng hoá vô hình,như nhãn hiệu các quy trình quản lý nhân sự…Ở Việt Nam, theo quy định hiệnhành, các quy định về kiểm tra truy thu thuế là 5 năm. Doanh nghiệp có quyền khiếu nại và cơ quanthuế có thể tiến hành ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cạnh tranh thuế và tranh luận định giá chuyển giao qua mô hình cân bằng Nash Cạnh tranh thuế và tranh luận định giá chuyển giao qua mô hình cân bằng Nash PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH – TS. BÙI THỊ MAI HOÀI1. Dẫn nhậpChuyển giá đã trở thành hiện tượng phổ biến trong các giao dịch thương mại và đầu tư quốc tế của cáccông ty đa quốc gia và nhóm liên kết. Các công ty đa quốc quốc gia sử dụng thủ thuật chuyển giá để cóthể làm dịch chuyển lợi nhuận chịu thuế giữa các quốc gia, qua đó làm giảm tổng nghĩa vụ thuế và tốiđa hóa lợi nhuận của toàn công ty. Chống lại sự chuyển giá, các quốc gia đưa ra khuôn khổ áp đặt giớihạn giá chuyển giao.Tuy nhiên, nếu như mỗi quốc gia cứ nỗ lực gia tăng nguồn thu thuế từ các công ty đa quốc gia thì khảnăng đánh thuế trùng sẽ xảy ra. Hãy hình dung, trong khi một quốc gia xuất khẩu yêu cầu nâng giá caođối với hàng hóa xuất khẩu nhằm gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu, thì ngược lại quốc gianhập khẩu lại có động cơ thiết lập mức giá thấp đối với hàng nhập khẩu để gia tăng lợi nhuận và nguồnthu thuế từ các doanh nghiệp nhập khẩu. Điều này hàm ý, các chính phủ tập trung đánh thuế chuyển giávào công ty đa quốc gia, có thể dẫn đến một sự cân bằng thiếu hợp tác (non – cooperative equilibrium);kết quả là kiềm chế mức độ thương mại quốc tế. Ngược lại, các chính phủ nếu tăng cường hợp lẫn nhauthì cả hai có thể gia tăng nguồn thu và thương mại. Bài viết này hướng đến thiết lập mô hình cân bằngNash trong trường hợp có hợp tác và không có hợp tác, từ đó rút ra các lý thuyết về cạnh tranh thuế liênquan đế giải quyết vấn đề chuyển giá.2. Khung lý thuyết và thực tiễnCông ty đa quốc gia với đặc điểm là tổ chức mạng lưới các chi nhánh (công ty con -subsidiary) hoạtđộng rộng khắp toàn cầu. Chẳng hạn, các công ty con ở nước ngoài thuộc sở hữu công ty ở Mỹ nhưngđược liên kết với nước ngoài, và vì vậy được xem như là một doanh nghiệp biệt lập xét về mặt luậtpháp. Tùy theo các nước, hoặc dựa vào hiệp định đánh thuế trùng hai lần, việc đánh thuế thu nhập côngty đối với các công ty con ở nước ngoài có thể được hoãn lại. Lợi nhuận do công ty con tạo ra ở nướcngoài được tính vào vào lợi nhuận của công ty mẹ ở Mỹ chỉ khi lợi nhuận này được chuyển về chocông ty mẹ dưới dạng cổ tức. Vì thế, chừng nào công ty con còn hoạt động và lợi nhuận được giữ lại ởnước ngoài thì có thể tránh được sự kiểm soát của hệ thống thuế ở Mỹ. Rất khó để xác định số thu thuếđã bị mất bao nhiêu do sự hoãn thuế như vậy. Số mất mát này phụ thuộc vào chính sách thuế suất ởnước ngoài. Nếu tất cả các nước khác đều có thuế suất lớn hơn thuế suất của Mỹ thì không có số thuthuế tăng thêm cho Mỹ. Tuy nhiên, nếu thuế thu nhập công ty của nước ngoài thấp hơn thuế của Mỹ thìđiều này trở nên hấp dẫn đối với các công ty Mỹ, bởi vì được xem như là một “thiên đường thuế”.Thông thường rất khó có thể biết được tổng thu nhập của một công ty đa quốc gia được phân bổ chocác hoạt động của nó ở một quốc gia cụ thể nào là bao nhiêu. Quy trình phổ biến nhất được sử dụng đểphân bổ thu nhập giữa các hoạt động trong nước và ở nước ngoài là hệ thống ngang bằng thị trường(ALTP: Arm’s length transfer prices). Về bản chất, các hoạt động ở trong nước và ở nước ngoài đềuđược xem xét như những doanh nghiệp tách biệt kinh doanh (ở một chiều dài của cánh tay: “at armlength”). Lợi tức chịu thuế của mỗi pháp nhân được tính toán bằng cách lấy doanh số bán hàng trừ đicác chi phí của riêng chúng.Vấn đề là không có sự rõ ràng làm thế nào để phân phối chi phí đối với những địa điểm khác nhau vàđiều này dẫn đến cơ hội lớn cho việc tránh thuế. Tại sao như vậy? Hãy xem xét một công ty đa quốcgia sở hữu bằng sáng chế về xử lý tách gene. Một trong số các công ty con sở hữu bằng sáng chế và cáccông ty con còn lại trả tiền bản quyền. Công ty mẹ có động cơ phân định bằng sáng chế thuộc về mộttrong công ty con ở quốc gia có thuế suất thấp với mục đích tiền bản quyền nhận được từ các công ty 1con trong hệ thống sẽ bị đánh thuế ở mức thấp. Đồng thời, công ty mẹ cũng muốn tất cả các công tycon sử dụng bằng sáng chế là ở trong các quốc gia có thuế suất cao, qua đó giá trị giảm trừ liên quanđến tiền bản quyền là tối đa. Thật sự, bởi vì giao dịch này hoàn toàn là thuộc về bên trong công ty, chonên nó muốn thiết lập mức tiền thanh toán tiền bản quyền ở mức lớn có thể được để tối đa hóa lợi íchtừ sự sắp đặt này. Và nếu không có một thị trường tích cực để xác định giá trị bằng sáng chế bên ngoàicông ty, cơ quan thuế không có cơ sở để xác định liệu tiền thanh toán bản quyền có vượt quá mức haykhông.Trong chuyển giá, tùy thuộc vào việc phân định chi phí của nhiều khoản mục đến các công ty con khácnhau, nên công ty đa quốc gia và cơ quan thuế có khoảng cách nhất định trong việc xác định chuyểngiá. Điều này là một khía cạnh nhạy cảm của chính sách thuế. Các công ty đa quốc gia đưa ra nhiềucách giải thích về chi tiêu và tính phức tạp của sự tuân thủ chi phí của họ. Hành vi chuyển giá giữa cácdoanh nghiệp có mối quan hệ liên kết sẽ nảy sinh cạnh tranh không công bằng cho các doanh nghiệpkhác và làm giảm nguồn thu thuế. Để chống lại sự chuyển giá, chính phủ các nước đưa ra nhiều quyđịnh rất nghiêm ngặt buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ và kê khai. Nhật Bản là quốc gia đi đầutrong việc áp dụng quy định chống chuyển giá, từ năm 1986, với thời hạn hồi tố kéo dài 6 năm. Cácquy định này tập trung vào các hoạt động cung cấp dịch vụ giữa các công ty trong cùng tập đoàn. Cácdoanh nghiệp sẽ phải tuân thủ các quy định chống chuyển giá cả với hàng hoá hữu hình, mà cả dịch vụvà hàng hoá vô hình,như nhãn hiệu các quy trình quản lý nhân sự…Ở Việt Nam, theo quy định hiệnhành, các quy định về kiểm tra truy thu thuế là 5 năm. Doanh nghiệp có quyền khiếu nại và cơ quanthuế có thể tiến hành ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài viết kinh tế Báo cáo kinh tế Luận văn thuế Định giá chuyển giao Đầu tư quốc tế Giao dịch thương mạiGợi ý tài liệu liên quan:
-
59 trang 348 0 0
-
Giáo trình Đầu tư quốc tế: Phần 2
225 trang 241 4 0 -
Tiểu luận môn Đầu tư quốc tế: Một số vấn đề tranh chấp trong phương thức thuê tàu chuyến
45 trang 145 0 0 -
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 3 - ThS. Phạm Thành Hiền Thục
11 trang 144 0 0 -
Giáo trình môn Kinh tế quốc tế - Đỗ Đức Bình
282 trang 112 0 0 -
Báo cáo nghiên cứu khoa học: BIỂU HIỆN STRESS CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
7 trang 110 0 0 -
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Trung tâm thương mại - căn hộ cao cấp và cao ốc văn phòng
33 trang 107 0 0 -
Thuyết trình: Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam
48 trang 91 0 0 -
Tiểu luận: Đầu tư quốc tế gián tiếp, thực trạng và giải pháp
53 trang 88 0 0 -
Giáo trình Đầu tư quốc tế: Phần 1
171 trang 75 6 0