Danh mục

CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 86.00 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

I. KHÁI NIỆM NGỪNG TUẦN HOÀN 1. Ngừng tuần hoàn (NTH) là tim ngừng hoạt động hay hoạt động không có hiệu quả về huyết động (rung thất, nhịp nhanh thất, phân ly điện
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀNI. KHÁI NIỆM NGỪNG TUẦN HOÀN1. Ngừng tuần hoàn (NTH) là tim ngừng hoạt động hay hoạt động không có hiệu quả về huyết động (rung thất, nhịp nhanh thất, phân ly điện cơ, vô tâm thu).2. Cần can thiệp sớm để khỏi mất não, chỉ có 3 phút để hành động. Báo ngay kíp cấp cứu đến hỗ trợII. CHẨN ĐOÁN1. Chẩn đoán xác định: - Mất ý thức đột ngột ở bệnh nhân đang tỉnh - Đột ngột ngừng thở. Thường ngừng thở xuất hiện cùng lúc với ngừng tim, cũng có thể bệnh nhân còn một giai đoạn ngắn thở rời rạc (thở ngáp) - Mất mạch cảnh hay mạch bẹn: dấu hiệu quan trọng nhất để chẩn đoán xác định NTH. - Nếu cấp cứu chậm đồng tử bắt đầu giãn to, cố định, mất PXAS Không mất thời gian để nghe tim, đo HA. Cũng không cần chờ có điện timđể xác định chẩn đoán. Điện tim sẽ được làm sau, khi có điều kiện, để xác địnhcơ chế của ngừng tuần hoàn.Các dấu hiệu gợi ý khác: - Da nhợt nhạt do mất máu cấp. - Da tím ngắt nếu có SHHC. - Máu ngừng chảy khi đang phẫu thuật động mạch hay chảy máu kéo dài từ vùng mổ.2. Nguyên nhân2.1. Ngoại khoa: - Đa chấn thương gây chấn thương sọ não và sốc. - Khi đang phẫu thuật: do tai nạn gây mê hoặc do mất nhiều máu.2.2. Nội khoa: Có rất nhiều nguyên nhân, đặc biệt là: - Do bệnh tim, rối loạn nhịp tim, dùng các thuốc điều trị suy tim và rối loạn nhịp tim không đúng quy cách. - Do phản xạ: Gặp trong khi làm một số thủ thuật, đặc biệt là ở vùng cổ. - Do TBMN gây tăng áp lực nội sọ, tụt não gây ngừng thở, ngừng tim - Do các tai nạn, nhiễm độc (điện giật, ngộ độc cóc, phụ tử…) - Do rối loạn điện giải nặng, rối loạn kiềm toan. - Hay gặp nhất là do SHHC. Đây là nhóm nguyên nhân cần được chú ý trong cấp cứu và hồi sức.3. Tiên lượng: Tiên lượng phụ thuộc vào thời gian từ lúc bị đến lúc đượccan thiệp cấp cứu, và đến lúc thiết lập lại được ch ức năng s ống vànguyên nhân gây NTH.III. THÁI ĐỘ XỬ TRÍ1. Khi nào tiến hành hồi sinh tim phổi: 1 - Gọi không thấy đáp ứng. - Nghe, nhìn không thấy thở. - Không có mạch.2. Gọi người hỗ trợ - Ngoài bệnh viện gọi vận chuyển cấp cứu 115 - Trong bệnh viện: gọi bác sỹ, y tá trực.3.Cấp cứu ban đầu ngoài bệnh việnA (Airway control): khai thông đường thở: - Làm nghiệm pháp Heimlich nếu có dị vật đường thở. - Đặt bệnh nhân nằm trên nền phẳng, cứng, ưỡn cổ (đẩy trán, kéo cằm). Khi nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ thì chỉ nâng hàm dưới. - Móc bỏ dị vật trong miệng bệnh nhân (kể cả răng giả). Lau khô đờm dãi và các chất tiết họng miệng.B (Breathing support): hô hấp nhân tạo - Thổi ngạt miệng miệng hai lần liên tiếp, mỗi lần thổi vào trong 2 giây. Nếu thấy lồng ngực không nhô lên khi thổi vào, thổi nặng, phải xem lại tư thế đầu của bệnh nhân, có tụt lưỡi không. Nếu không cải thiện, làm nghiệm pháp Heimlich để loại bỏ dị vật đường thở. - Nếu có điều kiện hố trợ hô hấp bằng bóng Ambu hoặc đặt NKQ và bóp bóng qua NKQ.C (Circulation support): hỗ trợ tuần hoàn - Bắt mạch cảnh trong 10 giây, nếu không thấy có mạch đập, tiến hành ép tim ngoài lồng ngực, cứ 15 lần ép tim liên tiếp lại thổi ngạt 2 lần (cho cả tình huống có 2 người cấp cứu trở lên). Vị trí ép 1/2 dưới xương ức, mỗi lần ép xuống khoảng 4-5 cm, hoặc bắt thấy mạch cảnh đập theo nhịp ép, tần số 100 lần/phút. - Sau khoảng 1 phút cấp cứu, kiểm tra mạch cảnh trong 5 giây, nếu thấy có đập, dừng ép tim, đánh giá hô hấp, nếu bệnh nhân tự thở trở lại dừng thổi ngạt, theo dõi sát trên đường chuyển đến bệnh viện. Các trường hợp khác tiếp tục cấp cứu, đánh giá lại 3-5 phút/lần. - Cầm máu nếu bệnh nhân có vết thương mạch máu gây mất máu cấp.D (Defibrillation): phá rung: nếu có máy sốc điện (tại bệnh viện, trên xe cấpcứu)4. Hồi sinh tim phổi tại bệnh việnTuân thủ các nguyên tắc ABCD như trong cấp cứu ban đầu, tuy nhiên chú ý làphá rung (bước D) phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Để có kết quả tốt,nhóm cấp cứu cần được tổ chức tốt, có một người làm trưởng nhóm đứng baoquát, quyết định các y lệnh.A: Khai thông đường thở, tư thế đầu, đặt bệnh nhân trên nền cứng phẳng.B: Bóp bóng ôxy 100% qua mặt nạ mũi miệng, đặt nội khí quản (NKQ) cấp cứu,bóp bóng hay thở máy qua NKQ. 2C: Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên, dùng thuốc, đồng thời với ép timngoài lồng ngực, nhịp độ 5 lần ép tim/ 1nhịp bóp bóng hay thở máy.D: Phá rung, ghi điện tim bằng hai bản cực của máy sốc điện. Trên màn hình ghiđiện tim, có thể gặp các tình huống sau:• Rung thất hoặc nhịp nhanh thất o Sốc điện 3 lần liên tiếp 200J-300J-360 J o Adrenaline 1 mg cách 3-5 phút/lần tĩnh mạch, hoặc vasopressin 40 UI tĩnh mạch 1 l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: