Danh mục

CẤP CỨU NHIỄM TOAN XÊTÔN DO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 122.83 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhiễm toan-xêtôn đái tháo đường là cấp cứu khoa nội tiết (urgence endocrinienne) thường gặp nhất và thường xảy ra ở những bệnh nhân đái tháo đường type 1.Do thiếu insuline trầm trọng, biến chứng nhiễm toan-xêtôn có thể là bệnh cảnh khởi đầu của bệnh đái tháo đường ở trẻ em hoặc bệnh nhân trẻ. Cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân đã và đang điều trị bằng insuline nhưng trị liệu không tốt vì bệnh nhân không theo đúng phương cách trị liệu: giảm hoặc ngưng liều lượng Insuline, sai lầm chế độ ăn uống (nhiễm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CẤP CỨU NHIỄM TOAN XÊTÔN DO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CẤP CỨU NHIỄM TOAN XÊTÔN DO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (DIABETIC KETOACIDOSIS EMERGENCY)Nhiễm toan-xêtôn đái tháo đường là cấp cứu khoa nội tiết (urgence endocrinienne)thường gặp nhất và thường xảy ra ở những bệnh nhân đái tháo đường type 1.Do thiếu insuline trầm trọng, biến chứng nhiễm toan-xêtôn có thể là bệnh cảnhkhởi đầu của bệnh đái tháo đường ở trẻ em hoặc bệnh nhân trẻ. Cũng có thể xảy raở bệnh nhân đã và đang điều trị bằng insuline nhưng trị liệu không tốt vì bệnhnhân không theo đúng phương cách trị liệu: giảm hoặc ngưng liều lượng Insuline,sai lầm chế độ ăn uống (nhiễm độc r ượu, bia cấp tính...), hoặc xảy ra biến cố mới:nhiễm trùng, chấn thương, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, có thai, tiêuchảy-ói mửa, dùng thuốc corticoide....Nhiễm toan-xêtôn đái tháo đường là biến chứng trầm trọng vì tử vong còn khácao, khoãng 5%, do đó tất cả bệnh nhân có bệnh cảnh lâm sàn nhiễm toan-xêtôncần phải được nhập viện nhanh chóng, nhất là trước mọi rối loạn tri giác cần thựchiện xét nghiệm đường máu mao mạch (glycémie capillaire).I-Bệnh Lý:Thiếu insuline khiến tế b ào không thể xử dụng glucose (do đó cao đường máu) đểtạo năng lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể, tế bào biến dưỡng chất mỡ vàcơ (musle) của cơ thể (từ đó gây gầy ốm) để cung cấp năng lượng thay thế. Sự lygiải chất mỡ (lipolysis) sản xuất nhiều axít mỡ (free fatty acids) và glycerol. Biếndưỡng cơ (muscle catabolism) sản xuất axít aminés.Thiếu insuline cũng gây tăng sản xuất glucagon.Glucagon kích thích sự biến đổi các axít mỡ thành ketoaxít (ketogenesis) nhưacetoacetic acid và β-hydroxybutyric acid. Đây là những axít hửu cơ mạnh, tráchnhiệm trong quá trình nhiễm toan xêtôn trong cơ thể.Một phần acetoacetic acid bị biến dưỡng trở thành acetône tích tụ trong máu vàthải ra qua hơi thở (mùi táo xanh).Glucagon cũng kích thích glycerol và các axít aminés tham gia vào quá trình sảnxuất đường glucose từ chất mỡ và chất đạm (gluconeogenesis) ở gan và thận, gâycao thêm đường máu.Đường máu cao gây ra tiểu tháo thẩm thấu (osmotic diuresis ), đưa đến mất nước(5 -10 lít) và mất điện giải nhất là Na+ (5-10 mEq/Kg) và K+. Lượng K+ bị mất cóthể cao hơn 300 mEq/24 giờ, nhưng trên ion đồ K+ có thể bình thường hoặc cao,vì toan máu di chuyển K+ từ nội bào ra máu. Do đó cần phải cung cấp K+ vào cơthể trong giai đoạn điều trị toan xêtôn với insuline liều cao (nhất là insuline dichuyễn K+ máu vào nội bào và làm giảm K+máu rất nhanh), vì nguy cơ thấp K+máu trong giai đoạn điều trị biến chứng toan x êtôn là rất cao có thể đe doạ sự sinhtồn của bệnh nhân.II- Triệu chứng lâm sàng:A-Giai đoạn khởi phát (tiền hôn mê):Bao gồm những triệu chứng phát xuất từ cao đường máu như : tiểu tháo thẩm thấu(osmotic diuresis), bao gồm : tiểu nhiều lần, lượng nuớc tiểu nhiều (polyuria),uồng nhiều, ăn nhiều tuy nhiên bệnh nhân vẫn mất ký gầy ốm .Tiểu tháo thẩm thấu dẫn đến mất n ước (dehydratation), huyết áp thấp, nhịp timnhanh. Nếu mất nước trầm trọng, bệnh nhân cảm thấy suy nh ược (weakness) tổngquát, và bắt đầu xáo trộn tri giác.B-Giai đoạn toàn phát:Ngoài những triệu chứng phát xuất từ cao đường máu, xuất hiện thêm những triệuchứng lâm sàng của nhiễm toan xêtôn.- Rối loạn tri giác: ý thức lơ mơ, u ám hoặc mất ý thức hoàn toàn.- Khó thở do nhiễm toan biến dưỡng (acidose métabolique), thở nhanh sâu ồn àothở kiểu Kussmaul, tần số thở thường đều đặn (30 - 40 lần/ 1phút).- Biểu hiện của mất nước nội bào (khát nước dữ dội, sụt cân nhiều, niêm mạc khô).- Biểu hiện của mất nước ngoại bào (da khô, nhăn nheo, giảm trương lực nhãn cầu,HA tụt, nhịp tim nhanh.- Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, gây gia tăng thêm rối loạn nước vàđiện giải. Đau vùng bụng đôi khi giống đau bụng của ngoại khoa nhất là ở trẻ em.- Hơi thở có mùi xêtôn (mùi táo xanh).- Sốt: có thể do mất nước nội bào hoặc do nhiễm trùng (phổi, hoại tử chi, viêmđường tiết niệu hoặc nhiễm khuẩn huyết…).Nếu không trị liệu kịp thời, tiền triển đến hôn mê và tử vongIII -Triệu chứng cận lâm sàng:Biến chứng axít xêton đái tháo đường được xác định khi máu đông mạch: pH <7,30, khoảng trống anion (anion gap) > 12, hiện diện xeton và cao đường máu(glycémie capillaire >15 mmol/lít).Hiện diện xêton và đường trong nước tiểu (thường cao +2…+4)V-Trị liệu:1-Tai nhà bệnh nhân: Thiết lập đường truyền tĩnh mạch (dịch physiologique0,9%), tổ chức nhập viện bệnh nhân nhanh chóng với toán cấp cứu di động.2-Sau khi nhập viện, bệnh nhân phải được điều trị ở khoa chuyên môn hoặc khoahồi sức, Sau khi xác định chẩn doán, trị liệu bao gồm truyền dịch để phục hồi tìnhtrạng mất nước và điều chỉnh cao đường máu và axít bằng cách sử dụng insulinequa đường tĩnh mạch, phối hợp với trị liệu tổng quát tùy theo bệnh cảnh lúc nhậpviện.a-Truyền nước đìện giải (apport hydroélectrolytique):· ...

Tài liệu được xem nhiều: