Danh mục

Cấp cứu vết thương mạch máu

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.17 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vết thương mạch máu thường do tai nạn giao thông hay sinh hoạt: gãy xương chọc đứt mạch máu, chấn thương rách mạch máu; do bị đánh như: dao chém, lê hay kiếm đâm, do bom, mìn, đạn sát thương… Vết thương mạch máu lớn, nếu không cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị tử vong. Dấu hiệu phát hiện vết thương mạch máu lớn Vết thương mạch máu lớn thường gây thiếu máu cấp tính. Do mất máu nhanh và nhiều dễ dẫn tới sốc do mất máu. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấp cứu vết thương mạch máu Cấp cứu vết thương mạch máuVết thương mạch máu thường do tai nạn giao thông hay sinhhoạt: gãy xương chọc đứt mạch máu, chấn thương rách mạchmáu; do bị đánh như: dao chém, lê hay kiếm đâm, do bom,mìn, đạn sát thương… Vết thương mạch máu lớn, nếu khôngcấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị tử vong.Dấu hiệu phát hiện vết thương mạch máu lớnVết thương mạch máu lớn thường gây thiếu máu cấp tính. Do mấtmáu nhanh và nhiều dễ dẫn tới sốc do mất máu. Biểu hiện của sốcmất máu là: nạn nhân hốt hoảng, vật vã, lo âu, vã mồ hôi, mạchnhanh, nhỏ, huyết áp tụt và kẹt.Với vết thương hở có máu chảy ra ngoài, máu có thể chảy vọtthành tia hoặc chảy rỉ đều dễ nhận biết. Nếu vết thương đã đượcgarô hoặc băng, khi tháo ra, thấy máu chảy dữ dội cũng dễ chẩnđoán, nếu không thấy chảy máu thì phải cảnh giác, kiểm tra mạchđập để xác định có tổn thương mạch máu hay không.Vết thương không chảy máu ra ngoài có thể gặp hai trường hợp:một là vết thương mạch máu đã ngừng chảy máu; hai là tụ máudưới da. Vết thương đứt mạch máu bàn tay tráiVết thương mạch máu nhờ sơ cứu đã cầm được máu: nhìn chỉ nhưvết thương phần mềm, rất dễ bị bỏ qua. Vì vậy, bạn cần tìm dấuhiệu thiếu máu ngoại biên như: chi bị thương lạnh, nhợt, không cómạch hoặc mạch đập yếu hơn bên lành, vận động giảm hoặc mất.Đôi khi vết thương mạch máu có thể tự cầm do: đầu mạch máu bịđứt co rút vào trong các tổ chức phần mềm, lớp nội mạc lộn vàotrong lòng mạch, tạo điều kiện hình thành cục máu đông bịt đầumạch máu lại. Hoặc do yếu tố thần kinh phản xạ, các mạch máungoại biên co thắt lại, mạch máu trung tâm giãn nở ra làm chohuyết áp giảm xuống, tạo điều kiện cho cục máu đông hình thànhvà máu ngừng chảy. Có khi do chảy máu quá nhiều làm cho huyếtáp tụt cũng làm cho máu ngừng chảy, nhưng nếu không cầm máungay thì khi hồi sức, huyết áp lên máu lại tiếp tục chảy. Có trườnghợp do khối máu tụ chèn ép các mạch máu làm cho máu ngừngchảy.Tụ máu dưới da có hai hình thái: khối máu tụ lan rộng, đập theonhịp tim, để lâu bệnh nhân có dấu hiệu thiếu máu. Khối máu tụ khutrú: trường hợp điển hình nếu bị thương ở cẳng chân là bắp châncăng vì khối máu được các cân bao bọc chi hạn chế nên không tolên được nhưng rất căng, làm ngăn cản máu động mạch đến vàmáu tĩnh mạch về nên chi vùng ngoại vi lạnh, tím, không có mạch,rất đau, gọi là “garô bên trong”. Trường hợp này nếu không xử lýkịp thời sẽ gây hoại thư. Khối máu tụ thường có biến chứng: bịnhiễm khuẩn, nung mủ gây ra triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau rấtdễ nhầm với một áp-xe nóng; bọc máu tụ bị vỡ ra ngoài gây chảymáu dữ dội, đe doạ tính mạng của nạn nhân.Vết thương mạch máu có thể gây biến chứng nguy hiểm như: tửvong do thiếu máu cấp tính, nhiễm độc, hoại thư, co rút cơ, dichứng phồng động mạch và thông động - tĩnh mạch.Sơ cứu như thế nào?Khi gặp nạn nhân bị vết thương mạch máu, bạn cần nhanh chóngsơ cứu để cứu sống nạn nhân bằng cách: đặt garô, băng ép, épmạch máu. Cách làm các thủ thuật đó như sau:- Đặt garô là phương pháp cầm máu tốt nhưng đòi hỏi thực hiệnđúng các quy tắc sau: Đặt chỗ dễ nhìn thấy nhất, gần vết thươngnhất, ưu tiên chuyển nạn nhân đến bệnh viện trước kèm theo phiếughi giờ đặt garô. Trong quá trình đặt garô, cứ một giờ nới lỏnggarô trong vài phút cho máu chảy xuống nuôi dưỡng phần dướichỗ bị thương, sau đó lại tiếp tục siết garô khi máu bắt đầu chảy trởlại. Khi tháo garô để điều trị thực thụ phải chuẩn bị sẵn phươngtiện để cầm máu và hồi sức. Chỉ đặt garô trong các trường hợp sauđây: chi bị dập nát không còn khả năng bảo tồn; đặt garô ở nơi xảyra tai nạn, nhưng gần một bệnh viện, thời gian vận chuyển bệnhnhân đến bệnh viện dưới một giờ; đặt tạm thời trong một thời gianngắn để chuẩn bị mổ.- Băng ép cầm máu: Dùng một cuộn băng hay một chiếc khăn gấpnhỏ lại thành một cục đặt lên vết thương và băng ép lên trên đểcầm máu, dùng băng cuộn băng chặt quanh chi cho đến khi khôngthấy máu thấm băng. Băng ép cầm máu tốt nhất là dùng loại băngchun. Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện, có tác dụng cầmmáu tốt lại không gây hậu quả xấu đối với vùng bị tổn thương.- Dùng ngón tay ép lên mạch máu: Bạn dùng ngón tay ép lênđường đi của mạch máu phía trên (gần tim hơn vết thương) vàonền xương. Vị trí thường được dùng để ấn mạch: ở chi trên là sauxương đòn, nếu chảy máu của động mạch dưới đòn ở vùng vai,cánh tay. Tại hõm nạch, nếu chảy máu của động mạch nách vàđộng mạch cánh tay, ở vùng cánh tay. Tại bờ trong cơ nhị đầu, ởnếp gấp khuỷu, nếu chảy máu của động mạch quay và động mạchtrụ, ở vùng cẳng tay. Chi dưới: điểm giữa nếp bẹn, nếu chảy máucủa động mạch đùi do vết thương ở dưới đùi. Tại hõm khoeo, nếuchảy máu của động mạch vùng cẳng chân… Ngoài ra, bạn có thểgấp khuỷu tay hay đầu gối tối đa và ép vào thân để cầm máu, biệnpháp này áp dụng khi chưa có điều kiện băng ép hoặc đặt garô.Dùng kẹp cầm máu kẹp các mạch máu. Sơ bộ chống choáng: bằngcách ủ ấm cho nạn nhân, cho nạn nhân uống thuốc trợ tim, giảmđau. Điều trị ở bệnh viện gồm: Hồi sức tích cực, trường hợp mất máu nhanh và nhiều phải vừa truyền máu vừa mổ để cầm máu. Dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn và tiêm phòng uốn ván. Tại chỗ: mở rộng vết thương để tìm đầu mạch máu bị đứt thắt lại, cắt lọcsạch những tổ chức dập nát ở phần mềm, lấy dị vật, máu tụ, loại bỏ các ngóc ngách của vết thương. Áp dụng một trong những cách cầm máu vĩnh viễn như: thắt các đầu mạch máu bị đứt ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: