Cập nhật về chẩn đoán và điều trị bệnh loãng xương năm 2012
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 179.74 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Loãng xương là một bệnh lý hệ thống của khung xương. Loãng xương và hậu quả là gẫy xương là một bệnh phổ biến nhất hiện nay ở người lớn tuổi, chỉ đứng sau bệnh tim mạch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cập nhật về chẩn đoán và điều trị bệnh loãng xương năm 2012 Cập nhật về chẩn đoán và điều trị bệnh loãng xương năm 2012 Loãng xương là một bệnh lý hệ thống của khung xương. Loãng xương và hậu quả là gẫy xương là một bệnh phổ biến nhất hiện nay ở người lớn tuổi, chỉ đứng sau bệnh tim mạch. Có 1/3 số phụ nữ và 1/8 số nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương. Bệnh gây nhiều hậu quả, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và là nguyên nhân gia tăng tỷ lệ tử vong. Bệnh nhân gãy xương, nhất là gãy cổ xương đùi, có nguy có tử vong tăng cao gấp 2 -3 lần so với người không bị gãy xương. Ở nữ giới, nguy cơ tử vong ở bệnh nhân gãy xương đùi tương đương hoặc cao hơn nguy cơ tử vong vì ung thư vú. Năm 1993, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa loãng xương được đặc trưng bởi sự thay đổi mật độ xương, cấu trúc xương, dẫn đến gia tăng nguy cơ gãy xương. Năm 2001, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉnh sửa định nghĩa về loãng xương: loãng xương biểu hiện bởi sự suy giảm sức mạnh của xương - Sức mạnh này được đặc trưng bởi mật độ xương và chất lượng xương. Chất lượng xương được đánh giá bởi các thông số: cấu trúc của xương, chu chuyển xương, độ khoáng hóa, tổn thương tích lũy, tính chất của các chất cơ bản của xương. Trong thông số này, chu chuyển xương đóng một vai trò quan trọng Máy đo mật độ xương Gần đây, ngoài mật độ xương, các yếu tố nguy cơ có vai trò góp phần chẩn đoán và là các thông số quyết định điều trị. Mục tiêu của điều trị loãng xương là giảm nguy cơ gãy xương (trong đó có giảm nguy cơ tử vong do gãy xương) mà giảm tình trạng suy giảm mật độ xương chỉ là một trong các thông số gián tiếp. Hiện có hai mô hình FRAX (WHO) và mô hình Garvan (Úc) có giá trị tiên đoán nguy cơ gãy xương cho từng cá nhân, nhằm quyết định can thiệp đúng thời điểm phù hợp Lưu ý rằng khi chẩn đoán và điều trị tình trạng loãng xương, cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh có thể xảy ra ở một người cao tuổi. Điều trị loãng xương nguyên phát bao gồm chế độ vận động, sinh hoạt hợp lý, chế độ ăn uống, bổ xung calci - vitamin D, lại trừ các yếu tố nguy cơ có thể can thiệp được và kết hợp sử dụng các thuốc chống loãng xương. Phòng tránh ngã ở các đối tượng này là một trong các biện pháp phòng tránh biến chứng gãy xương. Hiện nay có nhiều nhóm thuốc điều trị loãng xương. Đa số các thuốc đều dựa trên cơ chế ức chế hủy xương như nhóm Biphosphonat, Calcitonin, SERM – Seletive estrogen receptor modifiers (thuốc điều hòa thụ thể estrogen chọn lọc)… Riêng Hormon cận giáp trạng (PTH 1 -34) Forsteo – được coi là thuốc có khả năng tăng tạo xương. Chỉ có Strontium ranelate được coi là thuốc điều trị loãng xương duy nhất hiện nay có khả năng vừa tăng tạo xương, vừa giảm hủy xương. Sử dụng thuốc Glucocorticoid gây bệnh loãng xương: tầm quan trọng và thực trạng Gluococorticod (GC) đã được coi là loại thuốc lâu đời và cho tới nay vẫn được sử dụng rất hiệu quả do tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch. Sự mất xương và loãng xương do Glucocorticoid đã được biến đến từ năm 1932, Harvey Cushing đã mô tả một trường hợp đầu tiên bị lún xẹp đốt sống do bệnh loãng xương do sử dụng GC. Tình trạng mất xương do Glucocorticoid có thể xảy ra ngay từ vài tuần đầu sử dụng thuốc, là nguyên nhân hàng đầu gây loãng xương thứ phát. Khối xương có thể mất từ 10 - 51% sau điều trị Glucocorticoid 6 đến 12 tháng và có thể gây gãy xương, vị trí gãy thường gặp là đốt sống và xương sườn, có tới 30% trường hợp bị lún xẹp đốt sống do sử dụng GC kéo dài. Một số yếu tố khác cũng làm gia tăng tình trạng mất xương và loãng xương do GC là tình trạng mãn kinh, hút thuốc, ít vận động và các bệnh lý như bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh Kahler, các bệnh ung thư máu, bệnh hệ thống (lupus ban đỏ hệ thồng ….), bệnh hen phế quản (tỷ lệ loãng xương do GC là 62%). Cho tới nay không có liều an toàn đối với nguy cơ loãng xương vì thực tế những bệnh nhân dùng liều 5mg hoặc đường khí dung đều có nguy cơ mất xương. Những bằng chứng mới đây cho thấy có sự liên quan giữa việc sử dụng GC dạng hít với các Marker chu chuyển xương. Van Staa và CS đã thu thập thông tin của 66 bài báo về mật độ xương (MĐX), và 23 bài về tình trạng gãy xương do loãng xương do sử dụng Glucocorticoid đường uống, thấy có mối liên quan giữa tổng liều GC và liều hàng ngày trong 6 tháng với sự mất xương và tỷ lệ này giảm khi ngừng thuốc. Nghiên cứu của Klinik Fur Innere Medicin cho thấy sự mất xương chủ yếu ở xương trục và cổ xương đùi, sớm nhất tại vị trí cột sống, tác giả còn nếu rằng với liều 5mg/ngày là nguy cơ mất xương và gẫy xương. Sự mất xương có thể xảy ra ngay từ tuần đầu và tốc độ mất xương nhanh nhất là trong năm đầu. Với liều uống > 7,5mg prednisolon/ngày hoặc > 1mg/ngày dạng xịt mũi (đặc biệt là betamethasone/budesonide từ 6 tháng trở lên có nguy cơ bệnh loãng xương rõ ràng. Các nghiên cứu khẳng định những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến loãng xương do Glucocorticoid là: liều hàng ngày, tổng liều, thời gian ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cập nhật về chẩn đoán và điều trị bệnh loãng xương năm 2012 Cập nhật về chẩn đoán và điều trị bệnh loãng xương năm 2012 Loãng xương là một bệnh lý hệ thống của khung xương. Loãng xương và hậu quả là gẫy xương là một bệnh phổ biến nhất hiện nay ở người lớn tuổi, chỉ đứng sau bệnh tim mạch. Có 1/3 số phụ nữ và 1/8 số nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương. Bệnh gây nhiều hậu quả, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và là nguyên nhân gia tăng tỷ lệ tử vong. Bệnh nhân gãy xương, nhất là gãy cổ xương đùi, có nguy có tử vong tăng cao gấp 2 -3 lần so với người không bị gãy xương. Ở nữ giới, nguy cơ tử vong ở bệnh nhân gãy xương đùi tương đương hoặc cao hơn nguy cơ tử vong vì ung thư vú. Năm 1993, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa loãng xương được đặc trưng bởi sự thay đổi mật độ xương, cấu trúc xương, dẫn đến gia tăng nguy cơ gãy xương. Năm 2001, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉnh sửa định nghĩa về loãng xương: loãng xương biểu hiện bởi sự suy giảm sức mạnh của xương - Sức mạnh này được đặc trưng bởi mật độ xương và chất lượng xương. Chất lượng xương được đánh giá bởi các thông số: cấu trúc của xương, chu chuyển xương, độ khoáng hóa, tổn thương tích lũy, tính chất của các chất cơ bản của xương. Trong thông số này, chu chuyển xương đóng một vai trò quan trọng Máy đo mật độ xương Gần đây, ngoài mật độ xương, các yếu tố nguy cơ có vai trò góp phần chẩn đoán và là các thông số quyết định điều trị. Mục tiêu của điều trị loãng xương là giảm nguy cơ gãy xương (trong đó có giảm nguy cơ tử vong do gãy xương) mà giảm tình trạng suy giảm mật độ xương chỉ là một trong các thông số gián tiếp. Hiện có hai mô hình FRAX (WHO) và mô hình Garvan (Úc) có giá trị tiên đoán nguy cơ gãy xương cho từng cá nhân, nhằm quyết định can thiệp đúng thời điểm phù hợp Lưu ý rằng khi chẩn đoán và điều trị tình trạng loãng xương, cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh có thể xảy ra ở một người cao tuổi. Điều trị loãng xương nguyên phát bao gồm chế độ vận động, sinh hoạt hợp lý, chế độ ăn uống, bổ xung calci - vitamin D, lại trừ các yếu tố nguy cơ có thể can thiệp được và kết hợp sử dụng các thuốc chống loãng xương. Phòng tránh ngã ở các đối tượng này là một trong các biện pháp phòng tránh biến chứng gãy xương. Hiện nay có nhiều nhóm thuốc điều trị loãng xương. Đa số các thuốc đều dựa trên cơ chế ức chế hủy xương như nhóm Biphosphonat, Calcitonin, SERM – Seletive estrogen receptor modifiers (thuốc điều hòa thụ thể estrogen chọn lọc)… Riêng Hormon cận giáp trạng (PTH 1 -34) Forsteo – được coi là thuốc có khả năng tăng tạo xương. Chỉ có Strontium ranelate được coi là thuốc điều trị loãng xương duy nhất hiện nay có khả năng vừa tăng tạo xương, vừa giảm hủy xương. Sử dụng thuốc Glucocorticoid gây bệnh loãng xương: tầm quan trọng và thực trạng Gluococorticod (GC) đã được coi là loại thuốc lâu đời và cho tới nay vẫn được sử dụng rất hiệu quả do tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch. Sự mất xương và loãng xương do Glucocorticoid đã được biến đến từ năm 1932, Harvey Cushing đã mô tả một trường hợp đầu tiên bị lún xẹp đốt sống do bệnh loãng xương do sử dụng GC. Tình trạng mất xương do Glucocorticoid có thể xảy ra ngay từ vài tuần đầu sử dụng thuốc, là nguyên nhân hàng đầu gây loãng xương thứ phát. Khối xương có thể mất từ 10 - 51% sau điều trị Glucocorticoid 6 đến 12 tháng và có thể gây gãy xương, vị trí gãy thường gặp là đốt sống và xương sườn, có tới 30% trường hợp bị lún xẹp đốt sống do sử dụng GC kéo dài. Một số yếu tố khác cũng làm gia tăng tình trạng mất xương và loãng xương do GC là tình trạng mãn kinh, hút thuốc, ít vận động và các bệnh lý như bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh Kahler, các bệnh ung thư máu, bệnh hệ thống (lupus ban đỏ hệ thồng ….), bệnh hen phế quản (tỷ lệ loãng xương do GC là 62%). Cho tới nay không có liều an toàn đối với nguy cơ loãng xương vì thực tế những bệnh nhân dùng liều 5mg hoặc đường khí dung đều có nguy cơ mất xương. Những bằng chứng mới đây cho thấy có sự liên quan giữa việc sử dụng GC dạng hít với các Marker chu chuyển xương. Van Staa và CS đã thu thập thông tin của 66 bài báo về mật độ xương (MĐX), và 23 bài về tình trạng gãy xương do loãng xương do sử dụng Glucocorticoid đường uống, thấy có mối liên quan giữa tổng liều GC và liều hàng ngày trong 6 tháng với sự mất xương và tỷ lệ này giảm khi ngừng thuốc. Nghiên cứu của Klinik Fur Innere Medicin cho thấy sự mất xương chủ yếu ở xương trục và cổ xương đùi, sớm nhất tại vị trí cột sống, tác giả còn nếu rằng với liều 5mg/ngày là nguy cơ mất xương và gẫy xương. Sự mất xương có thể xảy ra ngay từ tuần đầu và tốc độ mất xương nhanh nhất là trong năm đầu. Với liều uống > 7,5mg prednisolon/ngày hoặc > 1mg/ngày dạng xịt mũi (đặc biệt là betamethasone/budesonide từ 6 tháng trở lên có nguy cơ bệnh loãng xương rõ ràng. Các nghiên cứu khẳng định những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến loãng xương do Glucocorticoid là: liều hàng ngày, tổng liều, thời gian ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chuẩn đoán bệnh loãng xương Điều trị bệnh loãng xương Bệnh loãng xương Kinh nghiệm về ệnh loãng xương Chăm sóc người bệnh loãng xương Ngăn ngừa loãng xươngGợi ý tài liệu liên quan:
-
107 trang 151 0 0
-
Khảo sát mô hình bệnh tật tại khoa nội cơ xương khớp Bệnh viện Thống Nhất năm 2012‐2013
7 trang 73 0 0 -
Bài giảng Bệnh loãng xương - PGS.TS.BS Lê Anh Thư
68 trang 32 0 0 -
Khảo sát tình trạng loãng xương ở bệnh nhân lớn tuổi điều trị tại khoa nội cơ xương khớp
7 trang 32 0 0 -
Huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân gãy cổ xương đùi do té ngã
3 trang 30 0 0 -
Bài thuốc đông y điều trị bệnh loãng xương
8 trang 28 0 0 -
Bài giảng Loãng xương và dinh dưỡng canxi: Nguy cơ tiềm ẩn ở phụ nữ Việt Nam - TS.BS. Lưu Ngân Tâm
35 trang 27 0 0 -
Bài giảng Dược lâm sàng 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
59 trang 26 0 0 -
Bài giảng Bệnh loãng xương - BS. Hồ Phạm Thục Lan
46 trang 24 0 0 -
Fossapower - Thuốc điều trị bệnh loãng xương
9 trang 23 0 0