Thông tin tài liệu:
Quản lý bạn tình Bạn tình của người bị herpes sinh dục được hưởng lợi từ lượng giá và tư vấn.Các bạn tình có triệu chứng có thể được lượng giá và điều trị giống như người bị nhiễm herpes sinh dục. Các bạn tình không có triệu chứng của người nhiễm herpes sinh dục có thể được hỏi thêm về các tiền sử tổn thương đường sinh dục và thử nghiệm huyết thanh HSV chuyên biệt.Những tình huống đặc biệt*Dị ứng, bất dung nạp, phản ứng có hại Dị ứng và các phản ứng có hại khác xảy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CẬP NHẬT VỀ NHIỄM HERPES SINH DỤC (GENITAL HSV INFECTIONS) (Kỳ 4) CẬP NHẬT VỀ NHIỄM HERPES SINH DỤC (GENITAL HSV INFECTIONS) (Kỳ 4) oooOOOooo Quản lý bạn tình Bạn tình của người bị herpes sinh dục được hưởng lợi từ lượng giá và tưvấn.Các bạn tình có triệu chứng có thể được lượng giá và điều trị giống như ngườibị nhiễm herpes sinh dục. Các bạn tình không có triệu chứng của người nhiễmherpes sinh dục có thể được hỏi thêm về các tiền sử tổn thương đường sinh dục vàthử nghiệm huyết thanh HSV chuyên biệt. Những tình huống đặc biệt *Dị ứng, bất dung nạp, phản ứng có hại Dị ứng và các phản ứng có hại khác xảy ra do acyclovir, valacyclovir,famciclovir thì rất hiếm. Giảm nhạy cảm với acyclovir đã được báo cáo. *Nhiễm HIV Tình trạng giảm miễn dịch của bệnh nhân có thể làm cho các đợt herpes ởvùng sinh dục, quanh hậu môn, miệng kéo dài hoặc nặng hơn. Các thương tổn củaHSV thường gặp trên người nhiễm HIV và có thể nặng, đau và không điểnhình.Liệu pháp kháng virus làm giảm tình trạng nặng và tần suất các triệu chứngcủa herpes sinh dục; liệu pháp ức chế hoặc liệu pháp theo chu kỳ với các chế phẩmkháng virus dùng đường uống có hiệu lực làm mất đi các triệu chứng lâm sàng củaHSV trên người HIV dương tính. Một số nhà chuyên môn đề nghị thử nghiệmhuyết thanh HSV chuyên biệt ở người nhiễm HIV dương tính, và liệu pháp ức chếđược khuyến cáo cho những người nhiễm HSV-2. -Khuyến cáo liệu pháp ức chế dùng hàng ngày trên bệnh nhân nhiễm HIV: Acyclovir 400-800mg x 2-3 lần/ ngày (uống) hoặc Famciclovir 500mg x 2 lần/ ngày (uống) hoặc Valacyclovir 500mg x 2 lần/ ngày (uống) *Khuyến cáo liệu pháp theo chu kỳ trên bệnh nhân nhiễm HIV: Acyclovir 400mg x 3 lần/ ngày x 5-10 ngày (uống) hoặc Famciclovir 500mg x 2 lần/ ngày x 5-10 ngày (uống) hoặc Valacyclovir 1g x 2 lần/ ngày x 5-10 ngày (uống) Acyclovir, Valacyclovir, Famciclovir an toàn khi dùng cho bệnh nhân giảmmiễn dịch với liều lượng được khuyến cáo để điều trị herpes sinh dục. Ở trườnghợp HSV nặng, điều trị đầu tiên với acyclovir 5-10mg/kg IV mỗi 8 giờ là cầnthiết. Nếu tổn thương vẫn tồn tại hoặc tái phát trên bệnh nhân đang điều trị bằngthuốc kháng virus, HSV kháng thuốc cần được xác định, bệnh nhân cần đượcquản lý bởi một nhà chuyên môn về HIV, và điều trị xen kẽ cần được thực hiện.Các trường hợp kháng acyclovir sẽ dẫn đến kháng valacyclovir và nhiều nguy cơkháng cả famciclovir. Foscarnet 40mg/kg IV mỗi 8 giờ dùng cho đến khi mấttriệu chứng lâm sàng, có hiệu quả trong điều trị herpes sinh dục kháng acyclovir.Cidofovir gel 1% bôi tại sang thương mỗi ngày, liên tiếp 5 ngày có thể có hiệuquả. Herpes sinh dục ở phụ nữ có thai Đa số bà mẹ của các đứa trẻ mắc phải herpes sinh dục trong thời kỳ bàothai có rất ít bằng chứng về tiền căn và lâm sàng của herpes sinh dục. Nguy cơ lâytruyền cho bào thai từ bà mẹ bị nhiễm rất cao (30-50%) ngay cả ở các bà mẹ mắcphải herpes sinh dục vào lúc gần sanh, và thấp ( < 1%) ở các bà mẹ có tiền sửherpes tái phát đã ổn định hoặc mắc phải herpes sinh dục trong nữa đầu của thaikỳ. Tuy nhiên, bởi vì herpes sinh dục tái phát phổ biến hơn nhiễm HSV trong nữađầu của thai kỳ, tỷ lệ nhiễm HSV mắc phải trong thời kỳ bào thai từ bà mẹ bịherpes tái phát rất đáng kể. Dự phòng nhiễm herpes trong thời kỳ bào thai baogồm dự phòng mắc phải herpes sinh dục trong cuối thai kỳ và tránh cho trẻ tiếpxúc với tổn thương herpes trong lúc sanh. Bà mẹ không biết về herpes sinh dục cần được tư vấn để tránh quan hệ vớibạn tình nhiễm herpes sinh dục trong quí III của thai kỳ. Cũng tương tự, bà mẹkhông biết về herpes môi-miệng cần phải tránh tiếp xúc tình dục bằng miệng vớibạn tình nhiễm herpes môi-miệng trong quí III của thai kỳ. Một số chuyên gia tinrằng thử nghiệm huyết thanh chuyên biệt được dùng để xác định bà mẹ có thai cónguy cơ nhiễm HSV và tiến hành tư vấn để tránh nguy cơ mắc phải herpes sinhdục trong thai kỳ. Thử nghiệm này có thể được đề nghị cho bà mẹ không có herpessinh dục mà họ có bạn tình nhiễm HSV. Hiệu quả của liệu pháp kháng virus làmgiảm các nguy cơ lây truyền HSV cho bà mẹ có thai thì chưa được nghiên cứu. Tất cả bà mẹ có thai cần được hỏi kỹ về tiền sử herpes sinh dục, cần đượckhám cẩn thận về các triệu chứng của herpes sinh dục bao gồm triệu chứng tiềnbáo, các tổn thương herpes. Bà mẹ không có triệu chứng hoặc dấu hiệu của herpessinh dục có thể sanh ngã âm đạo (deliver vaginally). Đa số các chuyên gia khuyếncáo các bà mẹ có herpes sinh dục tái phát khi sanh phải mổ bắt con (cesareansection) để phòng ngừa herpes cho thai nhi. Tuy nhiên, mổ bắt con thì không hoàntoàn loại trừ hết các nguy cơ lây truyền HSV cho trẻ. Độ an toàn của acyclovir, v ...