Danh mục

Câu 2: Phân tích tình hình, đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam. Liên hệ việc thực hiện chính sách tôn giáo ở nước ta hiện nay. Từ đó rút ra nhận xét gì trong quá trình thực hiện công tác vận động quần chúng hiện nay?

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 63.00 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Câu 2 "Phân tích tình hình, đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam. Liên hệ việc thực hiện chính sách tôn giáo ở nước ta hiện nay. Từ đó rút ra nhận xét gì trong quá trình thực hiện công tác vận động quần chúng hiện nay" giới thiệu đến các bạn tình hình, đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Câu 2: Phân tích tình hình, đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam. Liên hệ việc thực hiện chính sách tôn giáo ở nước ta hiện nay. Từ đó rút ra nhận xét gì trong quá trình thực hiện công tác vận động quần chúng hiện nay? Câu 2:  Phân tích tình hình, đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam.               Liên hệ việc thực hiện chính sách tôn giáo ở nước ta hiện nay.   Từ đó rút ra nhận xét gì trong quá trình thực hiện công tác vận động  quần chúng hiện nay?     Việt Nam là một quốc gia  gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau và cũng là  quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng (Theo thống kê, hiện nay trên cả  nước có 13 tôn giáo  với 36 tổ chức tôn giáo và 1 pháp môn tu hành được Nhà nước công nhận, với gần 24   triệu tín đồ  ­ chiếm khoảng 27% dân số  cả  nước, có 83.000 chức sắc, 250.000 chức   việc, 46 cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo, 25 nghìn cơ  sở  thờ  tự  (trong đó Phật giáo có   khoảng 11 triệu tín đồ, Công giáo gần 7 triệu tín đồ, Cao đài khoảng 2,4 triệu tín đồ, Tin   lành hơn 1 triệu tín đồ,…). Trên toàn quốc, hiện nay có 95% dân số nước ta có đời sống  tín ngưỡng. Trong đó, có nhiều tín ngưỡng gắn với lễ và hội, mỗi tín ngưỡng, mỗi vùng  lại có những lễ  hội riêng mang đậm nét văn hóa của từng khu vực. Các dân tộc trong  cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có những tín ngưỡng riêng gắn liền với đời sống  kinh tế và tâm linh của mình. Việt Nam nằm ở vị trí giữa ngã ba của Đông Nam Á, giáp   biển Đông ­ là nơi giao lưu của nhiều luồng tư  tưởng văn hoá khác nhau và có vị  trí   thuận lợi cho việc tiếp thu hai nền văn minh ở phương Đông, đó là nền văn minh Trung   Hoa và văn minh Ấn Độ.  Với địa hình đa dạng và phong phú, thuộc vùng nhiệt đới gió mùa nên thiên nhiên  vừa ưu đãi vừa luôn đặt con người trước những nguy cơ, thiệt hại nặng nề của thời tiết   khắc nghiệt. Do đó, thường nảy sinh tâm lý sợ hãi dẫn đến nhu cầu cậy nhờ vào sự che  chở  của các lực lượng siêu nhiên. Việt Nam vốn là nơi quần cư  của nhiều tộc người,   lại có sự pha tạp của nhiều dòng máu nên nhu cầu tâm linh cũng vô cùng phong phú, đa   dạng. Lịch sử Việt Nam là lịch sử  dựng nước gắn liền với quá trình giữ  nước, ý thức  chống giặc ngoại xâm đã trở  thành ý thức thường trực trong mỗi người dân và của dân  tộc, những người có công lớn trong việc giúp dân, cứu nước được cả  cộng đồng tôn  sùng và đời đời thờ phụng. Trong tâm thức của người Việt luôn tiềm ẩn, chứa đựng đạo  lý  “uống  nước,  nhớ  nguồn”.   Điều   đó  thể  hiện  rất  rõ  trong   đời sống,  sinh hoạt tín   ngưỡng, tôn giáo của họ.  Từ đặc điểm tự nhiên, lịch sử và văn hoá đó đã tác động sâu sắc đến tín ngưỡng,   tôn giáo ở Việt Nam, làm cho tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam có những đặc điểm sau: 1­ Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau   đang tồn tại: Đó là do điều kiện địa lý nước ta thuận lợi cho việc giao lưu của nhiều   luồng tư tưởng, văn hoá khu vực và thế giới, lại chịu ảnh hưởng của hai nền văn minh   lớn của thế giới là Trung Hoa và Ấn Độ. Nước ta có nhiều dân tộc cư trú (54 dân tộc) ở  nhiều khu vực khác nhau, với  điều kiện tự  nhiên, khí hậu, lối sống, phong tục, tín  ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Hơn nữa, bản tính người Việt luôn cởi mở, khoan dung nên   cùng một lúc họ  có thể  tiếp nhận nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Từ  những hình thức tôn giáo, tín ngưỡng sơ khai đến hiện đại, từ tôn giáo phương Đông cổ  đại đến phương Tây cận, hiện đại, tất cả đã và đang cùng tồn tại bên cạnh tín ngưỡng  dân gian, bản địa của nhiều dân tộc, bộ tộc khác nhau. 2­ Tính đan xen, hoà đồng, khoan dung của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Yếu  tố  này thể  hiện rõ nét  ở  sự  hội nhập trên điện thờ, chùa chiền, đền đài, miếu phủ.  Ở  1 đấy có thể thấy sự hiện diện của các thành thần, tiên phật của các tôn giáo chính và tín   ngưỡng bản địa. Người ta không chỉ thờ phụng ở đình, chùa, am, miếu, ma còn khấn vái   “tứ phương”, kể cả những gốc cây, mô đất, khúc sông… Về phía giáo sĩ: có nhiều tăng ni, phật tử thông thạo giáo lý Phật giáo, đồng thời   nghiên cứu cả đạo giáo… Giáo lý cùa các tôn giáo lớn ở Việt Nam có không ít những điều khác biệt và trong   lịch sử đã xuất hiện những mâu thuẩn nhất định, nhưng nhìn chung, chưa có sự đối đầu   dẫn đến chiến tranh tôn giáo. Tín ngưỡng tôn giáo VN là hòa đồng, đan xen, hỗ  trợ  lẫn nhau. Truyền thống  “Tam giáo đồng nguyên”, “Ngũ chi hợp nhất” được kết tinh trong đạo Cao đài. Những  tôn giáo độc thần như: Công Giáo, Tin Lành, Hồi Giáo du nhập vào nước ta cũng như  tôn giáo nội sinh (Cao Đài, Hòa Hảo) ít nhiều đều có tính đan xen, hòa đồng dung hợp  với nhau với tín ngưỡng bản địa. 3­ yếu tố nữ trong hệ thống tín ngưõng, tôn giáo ở Việt Nam: trong lỉch sử chống   giặc ngoại xâm, người phụ nữ có vai trò quan trọng trong xã hội không chỉ  vì họ  gánh   vác công việc nặng nề thay chồng nuôi con  ở  hậu phương mà còn xông pha trận mạc.   Dù ...

Tài liệu được xem nhiều: