Bài giảng Cơ sở văn hoá Việt Nam
Số trang: 99
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.56 MB
Lượt xem: 50
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng "Cơ sở văn hoá Việt Nam" được biên soạn với các nội dung chủ yếu như: chương 1 - cơ sở lý luận về văn hóa, chương 2 - tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam, chương 3 - tín ngưỡng và tôn giáo trong văn hóa Việt Nam, chương 4 - phân vùng văn hóa Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Cơ sở văn hoá Việt Nam Bài giảng Cơ sở văn hoá Việt Nam BÀI GIẢNG CƠ SỎ VĂN HÓA VIỆT NAM -1- Bài giảng Cơ sở văn hoá Việt Nam CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ 1.1. Khái niệm văn hoá và một số khái niệm liên quan: Đây là những công cụ- khái niệm hay công cụ- nhận thức dùng để tiếp cận những vấn đề nghiên cứu. Chúng thường hay bị, hay được sử dụng lẫn lộn, dù mỗi một khái niệm đều có những đặc trưng riêng của mình. 1.1.1.Khái niệm văn hoá: Văn hoá là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hội loài người. Ở phương Đông, từ văn hoá đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm. Trong Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ văn và từ hoá: Xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hoá thiên hạ (Quan hồ nhân văn dĩ hoá thành thiên hạ). Người sử dụng từ văn hoá sớm nhất có lẽ là Lưu Hướng (năm 77-6 TCN), thời Tây Hán với nghĩa như một phương thức giáo hoá con người- văn trị giáo hoá. Văn hoá ở đây được dùng đối lập với vũ lực (phàm dấy việc võ là vì không phục tùng, dùng văn hoá mà không sửa đổi, sau đó mới thêm chém giết). Ở phương Tây, để chỉ đối tượng mà chúng ta nghiên cứu, người Pháp, người Nga có từ kuitura. Những chữ này lại có chung gốc Latinh là chữ cultus animi là trồng trọt tinh thần. Vậy chữ cultus là văn hoá với hai khía cạnh: trồng trọt, thính ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng để họ không còn là con vật tự nhiên, và họ có những phẩm chất tốt đẹp. Tuy vậy, việc xác định và sử dụng khái niệm văn hoá không đơn giản và thay đổi theo thời gian thuật ngữ văn hoá với nghĩa “canh tác tinh thần” được sử dụng vào thế kỉ XVII- XVIII bên cạnh nghĩa gốc là quản lí, canh tác nông nghiệp. Vào thế kỉ XIX thuật ngữ “văn hoá” được những nhà nhân loại học phương Tây sử dụng như một danh từ chính. Những học giả này cho rằng văn hoá (văn minh) thế giới có thể phân ra từ trình độ thấp nhất đến trình độ cao nhất, và văn hoá của họ chiếm vị trí cao nhất. Bởi vì họ cho rằng bản chất văn hoá hướng về trí lực và sự vươn lên, sự phát triển tạo thành văn minh, E.B Taylo (E.B. Taylor) là đại diện của họ. Theo ông, văn hoá là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội. Ở thế kỉ XX, khái niệm “văn hoá” thay đổi theo F. Boa (F. Boas), ý nghĩa văn hoá được quy định do khung giải thích riêng chứ không phải bắt nguồn từ cứ liệu cao siêu như “trí lực”, vì thế sự khác nhau về mặt văn hoá từng dân tộc cũng không phải theo tiêu chuẩn trí lực. Đó cũng là “tương đối luận của văn hoá”. Văn hoá không xét ở mức độ thấp cao mà ở góc độ khác biệt. A. L. Kroibơ (A.L. Kroeber) và C.L. Klúchôn (C. L. Kluckhohn) quan niệm văn hoá là loại hành vi rõ ràng và ám thị đã được đúc kết và truyền lại bằng biểu tượng, và nó hình thành quả độc đáo của nhân loại khác với các loại hình khác, trong đó bao gồm cả đồ tạo tác do con người làm ra. 1.1.2. Khái niệm văn minh: -2- Bài giảng Cơ sở văn hoá Việt Nam Văn minh là danh từ Hán - Việt (Văn là vẻ đẹp, minh là sáng), chỉ tia sáng của đạo đức, biểu hiện ở chính trị, luật pháp, văn học, nghệ thuật. Trong tiếng Anh, Pháp, từ civilisation với nội hàm nghĩa văn minh, có căn gốc Latinh là civitas với nghĩa gốc: đô thị, thành phố, và các nghĩa phái sinh: thị dân, công dân. W. Đuran (W. Durrant) sử dụng khái niệm văn minh để chỉ sự sáng tạo văn hoá, nhờ một trật tự xã hội gây ra và kích thích. Văn minh được dùng theo nghĩa tổ chức xã hội, tổ chức luân lí và hoạt động văn hoá. Văn minh trong tiếng Đức là để chỉ các xã hội đã đạt được tới giai đoạn tổ chức đô thị và chữ viết. Theo F. Ăngghen, văn minh là chính trị khoanh văn hoá lại và sợi dây liên kết văn minh là nhà nước. Như vậy khái niệm văn minh thường bao hàm bốn yếu tố cơ bản: Đô thị, Nhà nước, chữ viết và các biện pháp kĩ thuật cải thiện, xếp đặt hợp lí, tiện lợi cho cuộc sống của con người. Tuy vậy, người ta vẫn hay sử dụng thuật ngữ văn minh đồng nghĩa với văn hoá. Các học giả Anh và Pháp thường sử dụng lẫn lộn hai khái niệm văn hoá (culture), văn minh (civilisation) để chỉ toàn bộ sự sáng tạo và các tập quán tinh thần và vật chất riêng cho mọi tập đoàn người. Thực ra, văn minh là trình độ phát triển nhất định của văn hoá về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại, hoặc cả nhân loại. Như vậy, văn minh khác với văn hoá ở ba điểm: Thứ nhất, trong khi văn hoá có bề dày của quá khứ thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại. Thứ hai, trong khi văn hoá bao gồm cả văn hoá vật chất lẫn tinh thần thì văn minh chỉ thiên về khía cạnh vật chất, kĩ thuật. Thứ ba, trong khi văn hoá mang tính dân tộc rõ rệt thì văn minh thường mang tính siêu dân tộc- ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Cơ sở văn hoá Việt Nam Bài giảng Cơ sở văn hoá Việt Nam BÀI GIẢNG CƠ SỎ VĂN HÓA VIỆT NAM -1- Bài giảng Cơ sở văn hoá Việt Nam CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ 1.1. Khái niệm văn hoá và một số khái niệm liên quan: Đây là những công cụ- khái niệm hay công cụ- nhận thức dùng để tiếp cận những vấn đề nghiên cứu. Chúng thường hay bị, hay được sử dụng lẫn lộn, dù mỗi một khái niệm đều có những đặc trưng riêng của mình. 1.1.1.Khái niệm văn hoá: Văn hoá là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hội loài người. Ở phương Đông, từ văn hoá đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm. Trong Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ văn và từ hoá: Xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hoá thiên hạ (Quan hồ nhân văn dĩ hoá thành thiên hạ). Người sử dụng từ văn hoá sớm nhất có lẽ là Lưu Hướng (năm 77-6 TCN), thời Tây Hán với nghĩa như một phương thức giáo hoá con người- văn trị giáo hoá. Văn hoá ở đây được dùng đối lập với vũ lực (phàm dấy việc võ là vì không phục tùng, dùng văn hoá mà không sửa đổi, sau đó mới thêm chém giết). Ở phương Tây, để chỉ đối tượng mà chúng ta nghiên cứu, người Pháp, người Nga có từ kuitura. Những chữ này lại có chung gốc Latinh là chữ cultus animi là trồng trọt tinh thần. Vậy chữ cultus là văn hoá với hai khía cạnh: trồng trọt, thính ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng để họ không còn là con vật tự nhiên, và họ có những phẩm chất tốt đẹp. Tuy vậy, việc xác định và sử dụng khái niệm văn hoá không đơn giản và thay đổi theo thời gian thuật ngữ văn hoá với nghĩa “canh tác tinh thần” được sử dụng vào thế kỉ XVII- XVIII bên cạnh nghĩa gốc là quản lí, canh tác nông nghiệp. Vào thế kỉ XIX thuật ngữ “văn hoá” được những nhà nhân loại học phương Tây sử dụng như một danh từ chính. Những học giả này cho rằng văn hoá (văn minh) thế giới có thể phân ra từ trình độ thấp nhất đến trình độ cao nhất, và văn hoá của họ chiếm vị trí cao nhất. Bởi vì họ cho rằng bản chất văn hoá hướng về trí lực và sự vươn lên, sự phát triển tạo thành văn minh, E.B Taylo (E.B. Taylor) là đại diện của họ. Theo ông, văn hoá là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội. Ở thế kỉ XX, khái niệm “văn hoá” thay đổi theo F. Boa (F. Boas), ý nghĩa văn hoá được quy định do khung giải thích riêng chứ không phải bắt nguồn từ cứ liệu cao siêu như “trí lực”, vì thế sự khác nhau về mặt văn hoá từng dân tộc cũng không phải theo tiêu chuẩn trí lực. Đó cũng là “tương đối luận của văn hoá”. Văn hoá không xét ở mức độ thấp cao mà ở góc độ khác biệt. A. L. Kroibơ (A.L. Kroeber) và C.L. Klúchôn (C. L. Kluckhohn) quan niệm văn hoá là loại hành vi rõ ràng và ám thị đã được đúc kết và truyền lại bằng biểu tượng, và nó hình thành quả độc đáo của nhân loại khác với các loại hình khác, trong đó bao gồm cả đồ tạo tác do con người làm ra. 1.1.2. Khái niệm văn minh: -2- Bài giảng Cơ sở văn hoá Việt Nam Văn minh là danh từ Hán - Việt (Văn là vẻ đẹp, minh là sáng), chỉ tia sáng của đạo đức, biểu hiện ở chính trị, luật pháp, văn học, nghệ thuật. Trong tiếng Anh, Pháp, từ civilisation với nội hàm nghĩa văn minh, có căn gốc Latinh là civitas với nghĩa gốc: đô thị, thành phố, và các nghĩa phái sinh: thị dân, công dân. W. Đuran (W. Durrant) sử dụng khái niệm văn minh để chỉ sự sáng tạo văn hoá, nhờ một trật tự xã hội gây ra và kích thích. Văn minh được dùng theo nghĩa tổ chức xã hội, tổ chức luân lí và hoạt động văn hoá. Văn minh trong tiếng Đức là để chỉ các xã hội đã đạt được tới giai đoạn tổ chức đô thị và chữ viết. Theo F. Ăngghen, văn minh là chính trị khoanh văn hoá lại và sợi dây liên kết văn minh là nhà nước. Như vậy khái niệm văn minh thường bao hàm bốn yếu tố cơ bản: Đô thị, Nhà nước, chữ viết và các biện pháp kĩ thuật cải thiện, xếp đặt hợp lí, tiện lợi cho cuộc sống của con người. Tuy vậy, người ta vẫn hay sử dụng thuật ngữ văn minh đồng nghĩa với văn hoá. Các học giả Anh và Pháp thường sử dụng lẫn lộn hai khái niệm văn hoá (culture), văn minh (civilisation) để chỉ toàn bộ sự sáng tạo và các tập quán tinh thần và vật chất riêng cho mọi tập đoàn người. Thực ra, văn minh là trình độ phát triển nhất định của văn hoá về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại, hoặc cả nhân loại. Như vậy, văn minh khác với văn hoá ở ba điểm: Thứ nhất, trong khi văn hoá có bề dày của quá khứ thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại. Thứ hai, trong khi văn hoá bao gồm cả văn hoá vật chất lẫn tinh thần thì văn minh chỉ thiên về khía cạnh vật chất, kĩ thuật. Thứ ba, trong khi văn hoá mang tính dân tộc rõ rệt thì văn minh thường mang tính siêu dân tộc- ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam Cơ sở văn hóa Việt Nam Tài liệu văn hóa Việt Nam Cơ sở lý luận về văn hóa Tiến trình phát triển văn hóa Việt Nam Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam Tôn giáo Việt Nam Phân vùng văn hóa Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 196 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu chung về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
10 trang 134 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 116 0 0 -
Tiểu luận Cơ sở văn hóa Việt Nam: Văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hà Nội
19 trang 64 0 0 -
Tiểu luận: Lịch sử nghề gốm Việt Nam
7 trang 58 0 0 -
Tiểu luận: Văn hóa giao tiếp ứng xử nơi công sở
30 trang 57 0 0 -
Tìm hiểu Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 2
84 trang 52 0 0 -
Đề thi kết thúc học phần môn Cơ sở văn hóa Việt Nam - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM (Đề 2)
5 trang 49 0 0 -
Tiểu luận: Vai trò của phật giáo trong gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền
7 trang 43 0 0 -
Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - ĐH Phạm Văn Đồng
125 trang 42 0 0