Danh mục

Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - ĐH Phạm Văn Đồng

Số trang: 125      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 33      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu chính của học phần Cơ sở văn hóa Việt Nam là trang bị cho sinh viên những kỹ năng, phương pháp tiếp cận và những hiểu biết cơ bản về những vấn đề của văn hóa học và văn hóa Việt Nam, giúp sinh viên nhận thức và có thái độ đúng đắn về vai trò, vị trí của văn hóa trong cuộc sống hiện tại, biết cách sử dụng hữu hiệu kiến thức đã học, hỗ trợ việc học tập, nghiên cứu các môn học liên quan và tham gia một cách có ý thức vào việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - ĐH Phạm Văn Đồng TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM XÃ HỘI ---------------------- Bài giảng học phần CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM Chương trình Đại học ngành Sư phạm Ngữ văn Người biên soạn: NGUYỄN THỊ MỸ THUẬN QUẢNG NGÃI, NĂM 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM XÃ HỘI ---------------------- Bài giảng học phần CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM Chương trình Đại học ngành Sư phạm Ngữ văn Người biên soạn: NGUYỄN THỊ MỸ THUẬN QUẢNG NGÃI, NĂM 2021 1 LỜI NÓI ĐẦU Mục tiêu chính của học phần Cơ sở văn hóa Việt Nam là trang bị cho sinh viên những kỹ năng, phương pháp tiếp cận và những hiểu biết cơ bản về những vấn đề của văn hóa học và văn hóa Việt Nam, giúp sinh viên nhận thức và có thái độ đúng đắn về vai trò, vị trí của văn hóa trong cuộc sống hiện tại, biết cách sử dụng hữu hiệu kiến thức đã học, hỗ trợ việc học tập, nghiên cứu các môn học liên quan và tham gia một cách có ý thức vào việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Theo đó, cấu trúc của bài giảng học phần Cơ sở văn hóa Việt Nam cũng sẽ được chia làm 4 chương với các nội dung tương ứng: Chương 1: Cơ sở văn hóa học. Chương 2: Định vị văn hóa Việt Nam. Chương 3: Các lĩnh vực văn hóa. Chương 4: Bản sắc văn hóa Việt Nam và vấn đề bảo tồn, phát huy và xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Bài giảng sử dụng tài liệu tham khảo chính là giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm (Nxb Giáo dục, 2000). 1 Chương 1. CƠ SỞ VĂN HÓA HỌC 1.1. Ngành văn hóa học Vì văn hóa bao quát một phạm vi quá rộng cho nên trong một thời gian dài, người ta chỉ chú ý đến các khoa học bộ phận như triết học, sử học, địa lý học,… mà không có khoa học nào lấy văn hóa làm đối tượng. Văn hóa học với tư cách là một bộ môn khoa học độc lập thì phải đợi đến thế kỷ XIX mới bắt đầu được ra đời và phát triển. Sự ra đời và phát triển của văn hóa học với tư cách là một môn khoa học độc lập gắn liền với hoàn cảnh và điều kiện lịch sử cụ thể. - Đó là quá trình phát hiện ra các vùng đất mới, việc mở rộng thuộc địa của các nước châu Âu dẫn đến những tiếp xúc về kinh tế, hàng hóa, những nhu cầu nghiên cứu văn hóa các dân tộc để khai thác, quản lý - Sự khảo cứu vấn đề lịch sử và lý luận văn hóa trong công trình của các nhà triết học thời khai sáng (TK XVIII) - Sự phát triển của nhiều ngành khoa học Năm 1871, lần đầu tiên văn hóa đã được E.B. Tylor định nghĩa trong tác phẩm Văn hóa nguyên thủy (Primitive Culture) xuất bản ở London. Nhưng văn hóa như đối tượng của một khoa học độc lập thì phải đến năm 1885 mới hình thành rõ nét với công trình hai tập mang tên Khoa học chung về văn hóa của Gustav Kleimm (1802-1867) người Đức, trong đó trình bày sự phát sinh phát triển toàn diện của loài người như một lịch sử văn hóa. Bản thân thuật ngữ Văn hóa học (Culturology) xuất hiện vào năm 1898 tại Đại hội giáo viên sinh ngữ ở Viên (Áo), song mãi đến khi công trình The Science of Culture của Leslie White xuất bản năm 1949 ở Mỹ thì thuật ngữ này mới trở nên phổ biến . Trong sự phát triển của văn hóa học nửa đầu tk. XX có sự đóng góp quan trọng của các nhà nhân học văn hóa Mỹ về việc mở rộng đối tượng và quy mô nghiên cứu (những năm 2 30-40, phong trào nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ của thổ dân Mỹ phát triển khá rầm rộ) và của C. Lévi-Strauss về phương pháp nghiên cứu (cuốn Anthropologie Structutral của ông xuất bản tại Paris năm 1958 đánh dấu việc đưa phương pháp cấu trúc từ lĩnh vực ngôn ngữ học áp dụng vào việc nghiên cứu văn hóa). Có thể nói, thế kỷ XX chính là thế kỷ phát triển nở rộ các ngành khoa học về văn hóa. Văn hoá có thể được xem xét từ nhiều hướng, do vậy văn hóa học có thể được nghiên cứu và trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau, tạo nên nhiều môn, phân môn. Dưới góc độ thời gian, môn lịch sử văn hóa (văn hóa sử) khảo sát tiến trình văn hóa của một dân tộc theo từng giai đoạn lịch sử với các tình tiết và sự kiện, mở rộng hiểu biết về văn hóa theo chiều dọc. Dưới góc độ không gian, môn địa lí văn hóa (địa văn hóa) có trách nhiệm khảo sát văn hóa dân tộc theo chiều ngang, trong mối quan hệ với địa lí quốc gia, tìm hiểu đặc điểm của các vùng văn hóa. Dưới góc độ lí luận khái quát chung, văn hóa học đại cương có trách nhiệm nghiên cứu các quan niệm, các học thuyết, các cách tiếp cận văn hóa và văn hóa học nói chung. Cơ sở văn hóa là môn học trình bày những đặc trưng cơ bản cùng các quy luật hình thành và phát triển của một nền văn hóa cụ thể. Đối với sinh viên ngành văn hóa, đây là một môn học ma ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: