Danh mục

Câu 3: Phân tích tình hình, đặc điểm tôn giáo Việt Nam. Liên hệ việc thực hiện chính sách tôn giáo ở nước ta hiện nay

Số trang: 5      Loại file: doc      Dung lượng: 51.00 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việt Nam là một quốc gia gồm nhiều thành phần dân tộc cũng là quốc gia đa tôn giáo. Mỗi tôn giáo có lịch sử hình thành, du nhập, số lượng tín đồ, chức sắc, cơ sở thờ tự, vị trí, vai trò xã hội và đặc điểm khác nhau, đó là do nước ta nằm giữa ngã ba Đông Nam Châu Á, là nơi giao lưu giữa các luồng tư tưởng, văn hoá khác nhau. Tham khảo câu 3 "Phân tích tình hình, đặc điểm tôn giáo Việt Nam. Liên hệ việc thực hiện chính sách tôn giáo ở nước ta hiện nay" để hiểu hơn về vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Câu 3: Phân tích tình hình, đặc điểm tôn giáo Việt Nam. Liên hệ việc thực hiện chính sách tôn giáo ở nước ta hiện nay Câu 3: Phân tích tình hình, đặc điểm tôn giáo Việt Nam. Liên hệ việc thực hiện chính sách tôn giáo ở nước ta hiện nay. Bài làm: Việt Nam là một quốc gia gồm nhiều thành phần dân tộc cũng là quốc gia đa tôn giáo. Mỗi tôn giáo có lịch sử hình thành, du nhập, số lượng tín đồ, chức sắc, cơ sở thờ tự, vị trí, vai trò xã hội và đặc điểm khác nhau, đó là do nước ta nằ giữa ngã ba Đông Nam Châu á, là nơi giao lưu giữa các luồng tư tưởng, văn hoá khác nhau, có địa hình phong phú đa dạng, lại ở vùng nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên vừa ưu đãi vừa đe doạ cộng đồng người sống ở đây. Do đó thường nãy sinh tâm lý sợ hãi, nhờ cậy vào lực lượng tự nhiên. Việt Nam có lịch sử lâu đời và nền văn minh hình thành sớm, lại kề bên hai nền văn minh lớn của loài người là Trung Hoa và Aán Độ, nên tín ngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng sâu đậm từ hai nền văn minh này. Lịch sử Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm, nhưng người có cộng lớn trong việc giúp dân, cứu nước được cả cộng đồng tôn sùng và đời đời thờ phụng. Trong tâm thức của người Việt luôn tiềm ẩn, chứa đựng đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”. Điều đó thể hiện rất rõ trong đời sống, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của họ. Từ đặc điểm tự nhiên, lịch sử và văn hoá đó đã tác động sâu sắc đến tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam, làm cho tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam có những đặc điểm sau: -Một là, Việt Nam là một quóc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau đang tồn tại. Đó là do điều kiện địa lý nước ta thuận lợi cho việc giao lưu của nhiều luồng tư tưởng, văn hoá khu vực và thế giới, lại chịu ảnh hưởng của hai nền văn minh lớn của thế giới là Trung Hoa và Aán Độ. Nước ta có nhiều dân tộc cư trú(54 dân tộc) ở nhiều khu vực khác nhau, với điều kiện tự nhiên, khí hậu, lối sống, phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Hơn nữa, bản tính người Việt luôn cởi mở, khoan dung nên cùng một lúc họ có thể tiếp nhận nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Từ những hình thức tôn giáotín ngưỡng sơ khai đến hiện đại, từ tôn giáo phương Đong cổ đại đến phương Tây cận, hiện đại, tất cả đã và đang cùng tồn tại bên cạnh tín ngưỡng dân gian, bản địa của nhiều dân tộc, bộ tộc khác nhau. -Hai là, Tính đan xen, hoà đồng, khoan dung của tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam. Điều đó được biểu hiện: Trên điện thờ của một số tôn giáo có sự hiện diện của một số vị thần, thánh, tiên ,phật… của nhiều tôn giáo. Đối với người Việt Nam, rất khó xác định tiêu chuẩn tôn giáo của họ. Người ta không chỉ thờ phụng ở đình, chùa, am, miếu, ma còn khấn vái “tứ phương”, kể cả những gốc cây, mô đất, khúc sông … Về phía giáo sĩ: ở Việt Nam có nhiều tăng ni, phật tử thông thạo giáo lý Phật giáo, đồng thời cũng triết thuyết Khổng Mạnh và nghiên cứu cả đạo giáo. Giáo lý cùa các tôn giáo lớn ở Việt Nam có không ít những điều khác biệt và trong lịch sử đã xuất hiện những mâu thuẩn nhất định, nhưng nhìn chung, chưa có sự đối đầu dẫn đến chiến tranh tôn giáo. Tín ngưỡng tôn giáo VN là hòa đồng, đan xen, hỗ trợ lẫn nhau.Truyền thống “Tam giáo đồng nguyên”, “Ngũ chi hợp nhất” được kết tinh trong đạo Cao đài. Những tôn giáo độc thần như : Công Giáo, Tin Lành, Hồi Giáo du nhập vào nước ta cũng như tôn giáo nội sinh như : Cao Đài, Hòa Hảo ít nhiều đều có tính đan xen, hòa đồng dung hợp với nhau với tín ngưỡng bản địa. -Ba là, yếu tố nữ trong hệ thống tín ngưõng, tôn giáo ở Việt Nam. Lịch sử Việt Nam là lỉch sử chống ngoại xâm, người phụ nữ có vai trò quan trọng trong xã hội không chỉ vì họ gánh vác công việc nặng nề thay chồng nuôi con ở hậu phương mà còn xông pha trận mạc. Ở nước ta, dù mẫu quyền được thay thế bởi phụ quyền từ lâu, nhưng tàn dư chế độ này còn kéo dài dai dẵng đến tận ngày nay. Hơn nữa, ở một xứ sở thuộc nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, vốn coi trọng yếu tố âm-đất- mẹ, người mẹ biểu tượng cho ước muốn phong đăng, phồn thực; hình tượng của sự sinh sôi, nãy nở, sự trường tôn của giống nòi, sự bao dung của lòng đất. Vì vậy, một trong những đặc điểm đáng quan tâm trong tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam là truyền thống tôn thờ yếu tố nữ. -Bốn là, thần thánh hoá những người có công với gia đình, làng, nước. Con người Việt Nam vốn có yêu nước, trọng tình “uống nước, nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” nên tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam cũng thấm đượm tinh thần ấy. Từ xưa, ở Việt Nam đã hình thành 3 cộng đồng gắn bó với nhau là gia đình, làng xóm và quốc gia. Gia đình là tế bào của xã hội, dù nghèo hay giàu, song nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ-những người đã khuất. Làng xóm có cơ cấu, thiết chế rất chặt chẽ. Mỗ làg có phong tục, lối sống riêng. Trong phạm vi làng xã từ lâu đã hình thành tục thờ cúng thần địa phương và việc thờ cúng này trở nên phổ biến ở nhiều tộc người. Những người có công với g ...

Tài liệu được xem nhiều: