CÂU CHUYỆN ĐÊM NÔ-EN
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 112.57 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
"Quelques piastres, monsieur, donnez-moi quelques piastres" (1). Hà Nội. Đêm Nô-en. Mới bảy giờ mà những đoàn người quần áo đủ mầu sặc sỡ, đẹp một cách phô trương đã đi đầy phố. Năm nay rét sớm và kéo dài. Cái rét sắc ngọt như châm vào da thịt. Bầu trời nặng và thấp. Sương mù cuộn thành từng đám tròn treo lơ lửng dưới ngọn cây hay bay là là sát mặt đất. Từ các quán cà phê ánh đèn xanh đỏ hắt ra, tạo cho chúng một vẻ đẹp huyền ảo rất phù hợp với những đêm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÂU CHUYỆN ĐÊM NÔ-EN CÂU CHUYỆN ĐÊM NÔ-ENQuelques piastres, monsieur, donnez-moi quelques piastres (1).Hà Nội. Đêm Nô-en. Mới bảy giờ mà những đoàn người quần áo đủ mầu sặc sỡ,đẹp một cách phô trương đã đi đầy phố. Năm nay rét sớm và kéo dài. Cái rét sắcngọt như châm vào da thịt. Bầu trời nặng và thấp. Sương mù cuộn thành từng đámtròn treo lơ lửng dưới ngọn cây hay bay là là sát mặt đất. Từ các quán cà phê ánhđèn xanh đỏ hắt ra, tạo cho chúng một vẻ đẹp huyền ảo rất phù hợp với những đêmnhư đêm nay.Như phần đông những người quanh tôi, dù không là tín đồ công giáo, năm nào đêmNô-en tôi cũng ra phố dạo chơi. Tôi lững thững bước dọc bờ hồ Thuyền Quang, rồiđi ngược lên theo phố Bà Triệu, đến đại sứ quán Pháp thì rẽ phải về phía ngã sáuLò Đúc. Ở đây, trên phố Hàm Long có một nhà thờ nhỏ. Tôi không thích đến Nhàthờ Lớn vào những dịp thế này khó mà chen vào được bên trong vì hầu như cảthành phố đổ xô về đây.- Sil vous plait, donnez-moi, quelques piastres, monsieur(2).Lần thứ hai nghe câu ấy bằng tiếng Pháp khi đứng trước cổng nhà thờ Hàm Long,tôi ngạc nhiên đưa mắt nhìn quanh. Bên tôi từng tốp hai, ba người không ngớt vàora. Phần lớn đó là những nam nữ thanh niên vô tư, hoàn toàn không chú ý đến tôicũng như tôi không hề quan tâm đến họ. Thế thì ai đã nói câu kia? Tôi đưa mắtnhìn quanh. Cách chỗ tôi đứng một mét, sát bên cổng ra vào, có một người mặcchiếc áo sĩ quan ka-ki bạc màu đang ngồi, chiếc mũ nan to vành che kín mặt.- Ông hỏi tôi à? - Tôi cũng hỏi bằng tiếng Pháp, nhưng không hướng vào một ainhất định.- Oui, monsieur, - chiếc mũ to vành kia ngẩng lên, - Donnez-moi quelques piastres,sil vous plait.Tôi thoáng giật mình vì ngạc nhiên.Dưới vành mũ méo mó kia là một khuôn mặt da đen già nua, nhăn nheo. Khuônmặt ấy đang cố nở một nụ cười ngượng nghịu, miệng đầy những chiếc răng trắngvà chắc khỏe không phù hợp với lứa tuổi. Một tay ông già giữ chiếc túi vải nhựacăng phồng, tay kia mân mê góc tấm ni-lông ông trải xuống đất để ngồi. Ông đi đôidép nhựa xốp mòn vẹt. Mu bàn chân sưng lên như bị phù, các ngón to và ngắn,chằng chịt những vết nứt sâu ri rỉ một thứ nước gì như hỗn hợp của máu và mủ.Người ông không cao và cũng chẳng đến nỗi gầy lắm, khuôn mặt tròn, hai má cònđầy, đôi môi không dày quá, tóc xoăn thành từng túm nhỏ ăn sâu xuống hai tháidương, cái giúp ta dễ đoán ông là người của một nước nào đó ở miền Bắc châu Phi.Ông có một đôi mắt đặc biệt với hàng mi dày và những nếp nhăn hai bên. Đôi mắtấy chứa đầy một nỗi buồn xa xăm và sự mệt mỏi quá sức chịu đựng. Cạnh ôngkhông có chiếc đĩa, chiếc rổ con hay bất cứ cái gì đó để đựng tiền như ở nhữngngười hành khất khác. Ông cũng chẳng chìa tay xin. Và cả cái tiếng Pháp kia nữa.Ông là ai? Những gì đã xảy ra và sẽ xảy ra trong cuộc đời dài và chắc không lấy gìlàm hạnh phúc này?- Bác có muốn uống một tách cà phê không? - Tôi hỏi, tay chỉ về phía quán cà phêđang dập dình tiếng nhạc.- Không cám ơn, - ông ta đáp, vẫn bằng tiếng Pháp.Sau một lúc do dự, tôi ngồi xuống cạnh tìm cách bắt chuyện. Chúng tôi nói bằngtiếng Pháp khe khẽ. Bộ quần áo ka ki cũ và chiếc mũ rộng vành che lấp nước dađen của ông tránh được những cặp mắt tò mò.Bất ngờ ông ngắt lời tôi giữa chừng và nói bằng một thứ tiếng Việt khá sõi:- Nếu muốn ông có thể nói với tôi bằng tiếng Việt, thoải mái hơn.- Vâng, thế thì hay quá, - tôi đáp. - Bác người nước nào?- Xênêgan. Ông biết đất nước của tôi chứ? Ở Tây Bắc châu Phi. Sát bờ biển, giápXuđăng và Marốc... Xênêgan đẹp lắm. Đẹp, nhưng cũng nghèo lắm...- Chắc bác xưa là lính lê dương của Pháp?- Vâng. Tôi bị đưa sang Việt Nam năm bốn mươi bảy. Trước đó, mười năm tôi đilính ở Mađagaxca.- Nghĩa là hơn năm mươi năm nay bác chưa trở lại quê hương?- Chưa.- Do bác không muốn?- Muốn chứ. Suốt chừng ấy năm lúc nào tôi cũng muốn về nhà. Nhất là bây giờ,khi tôi chẳng còn sống được bao lâu nữa... Nhưng, xin lỗi, ông là nhà báo? - Ônggià da đen ngước nhìn tôi vẻ dò xét.- Không. Nhưng nghề của tôi cũng gần gần như vậy. Sao bác hỏi thế?- Chẳng sao cả. Biết đâu là nhà báo, ông có thể giúp tôi được điều gì đó.- Bác muốn gì?- Muốn về nước.- Oui, je veux retourner à mon patrie(1).- Thế có gì ngăn trở bác?- Ồ, chuyện dài lắm, - ông ngừng nói, thong thả cho tay vào túi áo phía trong ngực,lần tìm cái gì đấy một lúc rồi rút ra tay không. Tôi lấy một điếu thuốc, bật lửa mờiông.- Cảm ơn. - Ông vừa rít một hơi dài, vừa nói. - Sau hiệp định Giơnevơ, tôi có thểvề nước nhưng đã không về. Lúc ấy tôi đang yêu một phụ nữ Việt Nam, vợ góacủa một sĩ quan ngụy, tôi yêu và cũng được yêu lại. Tất nhiên, bọn lính lê dươngchúng tôi thời ấy thường dùng vũ lực chiếm tình yêu, hay đúng hơn - xác thịt. Tôikhông muốn nói tôi tốt hơn đồng bọn, nhưng quả là tôi đã yêu chân thành. Thì cuốicùng, một người như tôi cũng có thể yêu lắm chứ? Lúc ấy tôi nghĩ cứ ở lại, lấy côkia rồi đem vợ con về nước cũng chưa muộn. Ai ngờ mấy năm sau, chính phủ khác ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÂU CHUYỆN ĐÊM NÔ-EN CÂU CHUYỆN ĐÊM NÔ-ENQuelques piastres, monsieur, donnez-moi quelques piastres (1).Hà Nội. Đêm Nô-en. Mới bảy giờ mà những đoàn người quần áo đủ mầu sặc sỡ,đẹp một cách phô trương đã đi đầy phố. Năm nay rét sớm và kéo dài. Cái rét sắcngọt như châm vào da thịt. Bầu trời nặng và thấp. Sương mù cuộn thành từng đámtròn treo lơ lửng dưới ngọn cây hay bay là là sát mặt đất. Từ các quán cà phê ánhđèn xanh đỏ hắt ra, tạo cho chúng một vẻ đẹp huyền ảo rất phù hợp với những đêmnhư đêm nay.Như phần đông những người quanh tôi, dù không là tín đồ công giáo, năm nào đêmNô-en tôi cũng ra phố dạo chơi. Tôi lững thững bước dọc bờ hồ Thuyền Quang, rồiđi ngược lên theo phố Bà Triệu, đến đại sứ quán Pháp thì rẽ phải về phía ngã sáuLò Đúc. Ở đây, trên phố Hàm Long có một nhà thờ nhỏ. Tôi không thích đến Nhàthờ Lớn vào những dịp thế này khó mà chen vào được bên trong vì hầu như cảthành phố đổ xô về đây.- Sil vous plait, donnez-moi, quelques piastres, monsieur(2).Lần thứ hai nghe câu ấy bằng tiếng Pháp khi đứng trước cổng nhà thờ Hàm Long,tôi ngạc nhiên đưa mắt nhìn quanh. Bên tôi từng tốp hai, ba người không ngớt vàora. Phần lớn đó là những nam nữ thanh niên vô tư, hoàn toàn không chú ý đến tôicũng như tôi không hề quan tâm đến họ. Thế thì ai đã nói câu kia? Tôi đưa mắtnhìn quanh. Cách chỗ tôi đứng một mét, sát bên cổng ra vào, có một người mặcchiếc áo sĩ quan ka-ki bạc màu đang ngồi, chiếc mũ nan to vành che kín mặt.- Ông hỏi tôi à? - Tôi cũng hỏi bằng tiếng Pháp, nhưng không hướng vào một ainhất định.- Oui, monsieur, - chiếc mũ to vành kia ngẩng lên, - Donnez-moi quelques piastres,sil vous plait.Tôi thoáng giật mình vì ngạc nhiên.Dưới vành mũ méo mó kia là một khuôn mặt da đen già nua, nhăn nheo. Khuônmặt ấy đang cố nở một nụ cười ngượng nghịu, miệng đầy những chiếc răng trắngvà chắc khỏe không phù hợp với lứa tuổi. Một tay ông già giữ chiếc túi vải nhựacăng phồng, tay kia mân mê góc tấm ni-lông ông trải xuống đất để ngồi. Ông đi đôidép nhựa xốp mòn vẹt. Mu bàn chân sưng lên như bị phù, các ngón to và ngắn,chằng chịt những vết nứt sâu ri rỉ một thứ nước gì như hỗn hợp của máu và mủ.Người ông không cao và cũng chẳng đến nỗi gầy lắm, khuôn mặt tròn, hai má cònđầy, đôi môi không dày quá, tóc xoăn thành từng túm nhỏ ăn sâu xuống hai tháidương, cái giúp ta dễ đoán ông là người của một nước nào đó ở miền Bắc châu Phi.Ông có một đôi mắt đặc biệt với hàng mi dày và những nếp nhăn hai bên. Đôi mắtấy chứa đầy một nỗi buồn xa xăm và sự mệt mỏi quá sức chịu đựng. Cạnh ôngkhông có chiếc đĩa, chiếc rổ con hay bất cứ cái gì đó để đựng tiền như ở nhữngngười hành khất khác. Ông cũng chẳng chìa tay xin. Và cả cái tiếng Pháp kia nữa.Ông là ai? Những gì đã xảy ra và sẽ xảy ra trong cuộc đời dài và chắc không lấy gìlàm hạnh phúc này?- Bác có muốn uống một tách cà phê không? - Tôi hỏi, tay chỉ về phía quán cà phêđang dập dình tiếng nhạc.- Không cám ơn, - ông ta đáp, vẫn bằng tiếng Pháp.Sau một lúc do dự, tôi ngồi xuống cạnh tìm cách bắt chuyện. Chúng tôi nói bằngtiếng Pháp khe khẽ. Bộ quần áo ka ki cũ và chiếc mũ rộng vành che lấp nước dađen của ông tránh được những cặp mắt tò mò.Bất ngờ ông ngắt lời tôi giữa chừng và nói bằng một thứ tiếng Việt khá sõi:- Nếu muốn ông có thể nói với tôi bằng tiếng Việt, thoải mái hơn.- Vâng, thế thì hay quá, - tôi đáp. - Bác người nước nào?- Xênêgan. Ông biết đất nước của tôi chứ? Ở Tây Bắc châu Phi. Sát bờ biển, giápXuđăng và Marốc... Xênêgan đẹp lắm. Đẹp, nhưng cũng nghèo lắm...- Chắc bác xưa là lính lê dương của Pháp?- Vâng. Tôi bị đưa sang Việt Nam năm bốn mươi bảy. Trước đó, mười năm tôi đilính ở Mađagaxca.- Nghĩa là hơn năm mươi năm nay bác chưa trở lại quê hương?- Chưa.- Do bác không muốn?- Muốn chứ. Suốt chừng ấy năm lúc nào tôi cũng muốn về nhà. Nhất là bây giờ,khi tôi chẳng còn sống được bao lâu nữa... Nhưng, xin lỗi, ông là nhà báo? - Ônggià da đen ngước nhìn tôi vẻ dò xét.- Không. Nhưng nghề của tôi cũng gần gần như vậy. Sao bác hỏi thế?- Chẳng sao cả. Biết đâu là nhà báo, ông có thể giúp tôi được điều gì đó.- Bác muốn gì?- Muốn về nước.- Oui, je veux retourner à mon patrie(1).- Thế có gì ngăn trở bác?- Ồ, chuyện dài lắm, - ông ngừng nói, thong thả cho tay vào túi áo phía trong ngực,lần tìm cái gì đấy một lúc rồi rút ra tay không. Tôi lấy một điếu thuốc, bật lửa mờiông.- Cảm ơn. - Ông vừa rít một hơi dài, vừa nói. - Sau hiệp định Giơnevơ, tôi có thểvề nước nhưng đã không về. Lúc ấy tôi đang yêu một phụ nữ Việt Nam, vợ góacủa một sĩ quan ngụy, tôi yêu và cũng được yêu lại. Tất nhiên, bọn lính lê dươngchúng tôi thời ấy thường dùng vũ lực chiếm tình yêu, hay đúng hơn - xác thịt. Tôikhông muốn nói tôi tốt hơn đồng bọn, nhưng quả là tôi đã yêu chân thành. Thì cuốicùng, một người như tôi cũng có thể yêu lắm chứ? Lúc ấy tôi nghĩ cứ ở lại, lấy côkia rồi đem vợ con về nước cũng chưa muộn. Ai ngờ mấy năm sau, chính phủ khác ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
CÂU CHUYỆN ĐÊM NÔ-EN truyện ngắn tình yêu tiểu thuyêt Việt Nam tủ truyện ngắn truyện ngắn lãng mạn câu chuyện cuộc sốngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 1
161 trang 424 13 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 trang 201 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 106 0 0 -
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 2
103 trang 67 6 0 -
Tiểu thuyết Chuyện tình mùa tạp kỹ của Lê Anh Hoài nhìn từ lí thuyết trò chơi
11 trang 53 1 0 -
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
182 trang 46 0 0 -
33 trang 36 0 0
-
234 trang 36 0 0
-
65 trang 35 0 0
-
112 trang 35 0 0