Danh mục

câu chuyện do thái: lịch sử thăng trầm của một dân tộc - phần 2

Số trang: 88      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.04 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"câu chuyện do thái: lịch sử thăng trầm của một dân tộc" đã vẽ nên một bức tranh lịch sử sống động trải dài qua 4000 năm đầy bi thương, nhưng cũng đầy quả cảm của dân tộc do thái. gồm có 5 chương, trong phần 2 của trình bày chương 4 và chương 5 với các nội dung: chính sách phát triển kinh tế và quốc gia khởi nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
câu chuyện do thái: lịch sử thăng trầm của một dân tộc - phần 2 CHƯƠNG IV CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ “Bom thả, nhưng nền kinh tế của Israel vẫn phát triển” - The Financial Times C ó những quốc gia chỉ giỏi chiến tranh nhưng không biết làm kinh tế. Có quốc gia giỏi làm kinh tế nhưng lại không đủ bản lĩnh khi phải đương đầu với súng đạn. Có quốc gia vừa chiến đấu giỏi lại vừa làm kinh tế giỏi. Số quốc gia thuộc về tuy nhiên, loại thứ ba này, chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Trong số này Israel đứng đầu danh sách. Trong hơn 60 năm từ ngày lập quốc 1948 đến nay, Israel chịu bảy cuộc tấn công từ các nước láng giềng thù địch. Xung đột xảy ra hàng ngày. Nhưng cũng trong hơn 60 năm này, kinh tế Israel tăng trưởng 50 lần. Báo The Financial Times nói rằng “Bom thả, nhưng nền kinh tế của Israel vẫn phát triển”. Một câu chuyện rất hấp dẫn liên quan đến sản xuất chip máy tính của hãng Intel tại Israel. Năm 1974 Intel bắt đầu xây dựng trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (Research & Development) tại Haifa với năm kỹ sư. Đây là trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đầu tiên của Intel ở nước ngoài. Đến năm 1978, trung tâm này đã phát triển thành 5.400 nhân viên. Năm 1985 Intel phát minh chip 386 và giao phần lớn trách nhiệm việc sản xuất chip 386 cho cơ sở tại Israel. Gánh nặng rơi vào nhà máy sản xuất chip ở Haifa, sản xuất khoảng ¾ sản lượng toàn cầu của Intel. Nhà máy bắt đầu chế độ hai ca/ngày và mỗi ca 12 tiếng, bảy ngày một tuần. Năm 1990, Iraq xâm lược Kuwait. Saddam Hussein tuyên bố nếu Mỹ can thiệp vào Kuwait thì ông ta sẽ trả đũa bằng cách bắn tên lửa sang Israel. Lời cảnh báo của Sadam không thể xem thường. Sản xuất của nhà máy bị đe dọa. Người dân Israel trong lực lượng dự bị có thể bị triệu tập vài ngày hay vài tháng vài năm cho đến khi nào chính quyền cảm thấy đủ. Nhiều doanh nghiệp Israel đã phá sản trong thời gian chiến tranh vì không đảm bảo được nguồn nhân lực. Việc sản xuất chip 386 của nhà máy tại Haifa ở trong tình trạng nguy kịch. Nếu nhà máy không tiến hành đúng như dự kiến thì niềm tin của Intel cũng như của các công ty nước ngoài khác vào Israel sẽ sụp đổ. Điều này ảnh hưởng đến sự tồn vong của ngành kinh tế công nghệ cao còn rất non yếu của Israel vào lúc này. Kết quả cuối cùng: trong khi tên lửa của Saddam rơi ngay gần trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ở Haifa, 75% số nhân viên của nhà máy vẫn có mặt làm việc. Sản lượng tại trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ở Haifa vẫn tăng mạnh. Các cuộc tấn công bằng tên lửa của Saddam vào Israel càng khốc liệt bao nhiêu, sản lượng càng lớn bấy nhiêu. Ban lãnh đạo Intel tại trụ sở Santa Clara bên Mỹ đi hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Người Israel có một thuật ngữ áp dụng cho hoàn cảnh này: “davka” có nghĩa là “bất chấp”, kèm theo một chút chế nhạo đối thủ bằng động tác “ngoáy mũi”. Giống như nói rằng: “chúng mày càng tấn công tao bao nhiêu, tao sẽ càng thành công bấy nhiêu.” Người Israel đã chứng minh rằng họ có khả năng vươn lên giữa mọi nghịch cảnh. Chính cái nghịch cảnh ấy là chất xúc tác tạo nên tư duy và tính cách đặc sắc người Do Thái, tạo nên kỹ năng để sinh tồn đến hoàn hảo: trí tuệ, dũng cảm, quyết đoán, linh hoạt, ứng biến, “bất chấp” và “ngoan cố”. Ở đây chúng ta dùng từ “ngoan cố” thay cho từ “ngoan cường”. Từ “ngoan cố” đúng hơn với tính cách của người Do Thái. Đúng hơn và đẹp hơn! Dựa trên nền tảng tư duy đặc sắc này, trong suốt hơn 60 năm từ ngày lập quốc, kinh tế Israel đã bước những bước đột phá mà không một quốc gia nào có thể làm nổi. Trong chương này, chúng ta sẽ thảo luận về quá trình phát triển kinh tế ngoạn mục của Israel, những thăng trầm, sự dịch chuyển quyết đoán của chính phủ Israel từ nền kinh tế tập trung do chính phủ kiểm soát sang kinh tế thị trường, những thành tựu cũng như những thách thức, những điểm nhấn, những nét đặc sắc, chính sách khởi nghiệp của chính phủ. Tất cả những thành tựu kinh tế này đã và đang xảy ra giữa khói lửa của chiến tranh và xung đột. Người Israel đã vượt qua những nghịch cảnh này và vươn lên đỉnh cao như thế nào? Dựa vào trí tuệ? Vào sự kiên cường và “ngoan cố”? Hay đơn thuần dựa vào may mắn? TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ ISRAEL Tháng Năm năm 2006, Berkshire Hathaway đóng trụ sở tại Mỹ của Warren Bufet đã mua 80% cổ phần của công ty kim loại ISCAR Metalworking Companies của Israel với giá bốn tỷ USD. Trong lịch sử Wall Street, đây là vụ mua lại đầu tiên một công ty bên ngoài nước Mỹ của một công ty Mỹ. Một thời gian sau khi mua lại, Bufet nói trong một cuộc phỏng vấn rằng “ISCAR là một giao dịch trong mơ. Nó đã vượt qua tất cả sự mong đợi tôi đã có khi mua công ty và mong đợi của tôi là rất cao”. Một câu chuyện khác. Isaac Tshuva là một doanh nhân người Israel bắt đầu sự nghiệp của mình là một doanh nghiệp bất động sản nhỏ địa phương. Ngày nay Tshuva có quyền kiểm soát một số đầu tư và các công ty cổ phần xuyên quốc gia. Năm 2004, Tshuva mua lại Hotel Plaza nằm trên đại lộ Fifth Avenue của New York với giá 675 triệu USD. Hai giao dịch này, mặc dù giá ...

Tài liệu được xem nhiều: