Thông tin tài liệu:
Tài liệu tổng hợp các câu hỏi ôn thi môn Lý luận và pháp luật về quyền con người với từng chủ đề cụ thể: Lý luận, khái quát về quyền con người; các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người; các cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người;... Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Câu hỏi ôn thi môn Lý luận và pháp luật về quyền con người
CÂU HỎI ÔN THI
Môn “Lý luận và pháp luật về quyền con người”
CHỦ ĐỀ 1: LÝ LUẬN, KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
1. Vì sao nghiên cứu, giảng dạy về quyền con người cần tiếp cận đa
ngành, liên ngành?
2. Phân tích khái niệm “quyền con người”. Phân biệt với “quyền công
dân”.
3. Phân tích các tính chất (nguyên tắc) của quyền con người.
4. Trình bày và phân tích nội dung những “thế hệ quyền con người”.
5. Phân tích những yêu cầu đặc thù trong việc bảo đảm thực hiện hai
nhóm quyền dân sự, chính trị và nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn
hóa.
6. Phân tích nội hàm của nghĩa vụ quốc gia về quyền con người. Nêu
ví dụ minh họa.
7. Tạm dừng (tạm đình chỉ) thực hiện quyền là gì? Nêu và phân tích
những yêu cầu với các quốc gia trong việc tạm dừng thực hiện một
số quyền con người.
8. Giới hạn áp dụng quyền là gì? Nêu và phân tích điều kiện và những
yêu cầu với các quốc gia trong việc giới hạn áp dụng một số quyền
con người.
9. Liệt kê những chủ thể của quyền và chủ thể có trách nhiệm thực
hiện quyền con người. Vì sao các nhà nước là những thủ phạm
chính của những vi phạm quyền con người đồng thời là những chủ
thể chính có nghĩa vụ bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người?
CHỦ ĐỀ 2: CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
10. Phân tích mối quan hệ giữa luật quốc tế về quyền con người và
pháp luật quốc gia.
11. “Bộ luật quốc tế về quyền con người” là gì? Vì sao nó được coi là
“xương sống” của luật quốc tế về quyền con người?
12. Thế nào là luật tập quán quốc tế về quyền con người? Vì sao
Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 được xem
là luật tập quán quốc tế về quyền con người?
13. Nêu tên 9 công ước được coi là “các văn kiện quốc tế cốt lõi
về nhân quyền”.
14. Liệt kê và phân loại những quyền và tự do cơ bản được nêu
trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR,
1966).
15. Nêu nội dung cơ bản của quyền sống theo quy định của Công
ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR, 1966).
16. Nêu nội dung cơ bản của quyền được xét xử công bằng theo
quy định của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị
(ICCPR, 1966).
17. Nêu nội dung cơ bản của quyền tự do quan điểm và biểu đạt
theo quy định của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị
(ICCPR, 1966).
18. Nêu nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lý đất nước
theo quy định của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị
(ICCPR, 1966).
19. Liệt kê và phân loại những quyền và tự do cơ bản được nêu trong
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
(ICESCR, 1966).
20. Nêu nội dung cơ bản của quyền lao động theo quy định của Công
ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR,
1966).
21. Nêu nội dung cơ bản của quyền có mức sống thích đáng theo
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
(ICESCR, 1966).
22. Nêu nội dung cơ bản của quyền về sức khỏe theo Công ước
quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966).
23. Nêu nội dung cơ bản của quyền về giáo dục theo Công ước
quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR, 1966).
24. Phân tích khái niệm “sự phân biệt đối xử với phụ nữ” trong CEDAW.
25. Phân tích nội hàm và ý nghĩa của các biện pháp đặc biệt tạm thời
quy định trong Điều 4 của CEDAW.
26. Phân tích các nguyên tắc của Công ước về quyền trẻ em (CRC).
27. Phân tích khái niệm “người khuyết tật” và “sự phân biệt đối xử trên
cơ sở khuyết tật” theo Công ước về quyền của người khuyết tật
(CRPD).
28. Phân tích các nguyên tắc của Công ước về quyền của người khuyết
tật (Điều 3, CRPD).
29. Phân tích nội hàm của khái niệm “tra tấn” theo quy định của Công
ước chống tra tấn (CAT).
CHỦ ĐỀ 3: CÁC CƠ CHẾ BẢO VỆ VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN CON NGƯỜI
30. Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa hai nhóm cơ chế
bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền của Liên hợp quốc (cơ chế dựa trên
Hiến chương và cơ chế dựa trên công ước).
31. Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc có cơ cấu như thế nào?
Có những thẩm quyền gì?
32. Phân tích những nội dung cơ bản của Cơ chế đánh giá định kỳ toàn
thể (UPR) về quyền con người của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp
quốc.
33. Các chủ thể theo thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên
Hợp quốc (chuyên gia độc lập, báo cáo viên đặc biệt…) có những
thẩm quyền gì?
34. Nêu tên các ủy ban giám sát công ước của Liên Hợp quốc.
35. Các ủy ban giám sát công ước của Liên Hợp quốc có những
thẩm quyền gì?
CHỦ ĐỀ 4: CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CON
NGƯỜI
36. Việt Nam đã gia nhập những công ước quốc tế về quyền con
người nào?
37. Quyền tự do biểu đạt hiện được quy định trong những văn bản pháp
luật nào của Việt Nam? Nêu một số điểm chưa tương thích với các
tiêu chuẩn quốc tế liên quan.
38. Quyền tự do lập hội, hội họp hiện được quy định trong những văn
bản pháp luật nào của Việt Nam? Nêu một số điểm chưa tương
thích với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan.
39. Quyền tham gia quản lý đất nước hiện được quy định trong
những văn bản pháp luật nào của Việt Nam? Nêu một số điểm chưa
tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan.
40. Phân tích một số quy định trong chính sách, pháp luật Việt Nam
chưa tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến các
quyền kinh tế (lao động, việc làm, công đoàn, mức sống bảo đảm).
41. Phân tích một số quy định trong chính sách, pháp luật Việt Nam
chưa tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến các
quyền xã hội và văn hóa.
42. Quyền trẻ em hiện được quy định trong những văn bản pháp luật
nào của Việt Nam? Nhận xét khái quát về việc thực thi quyền trẻ em
trong thực tế.
43. Việt Nam đã thực hiện việc báo cáo ...