Thông tin tài liệu:
Bộ óc người: Bộ óc người là kết quả của quá trình phát triểnhết sức lâu dài của thế giới vật chất. Từ vô cơ đến hữu cơ, đến chấtsống, đến động vật (bậc thấp - bậc cao) và cuối cùng hình thànhcon người với bộ óc. Bộ óc là 1 thực thể vật chất có tổ chức caonhất và cấu trúc tinh vi nhất. Thuộc tính phản ánh của vật chất: Tất cả các dạng vật chấtđều có thuộc tính phản ánh. Từ vô cơ đến động vật phản ánh nhưthế nào......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Câu hỏi số 2: Nguồn gốc và bản chất của ý thức. Câu hỏi số 2: Nguồn gốc và bản chất của ý thức. Đề cương tóm tắt: 1.Nguồn gốc tự nhiên (3 ý) -Bộ óc người: Bộ óc người là kết quả của quá trình phát triểnhết sức lâu dài của thế giới vật chất. Từ vô cơ đến hữu cơ, đến chấtsống, đến động vật (bậc thấp - bậc cao) và cuối cùng hình thànhcon người với bộ óc. Bộ óc là 1 thực thể vật chất có tổ chức caonhất và cấu trúc tinh vi nhất -Thuộc tính phản ánh của vật chất: Tất cả các dạng vật chấtđều có thuộc tính phản ánh. Từ vô cơ đến động vật phản ánh nhưthế nào... -Thế giới khách quan: là cơ sở để tạo nên sự phản ảnh, hìnhthành nội dung phản ánh. 2. Nguồn gốc xã hội: là nguồn gốc trực tiếp sản sinh ra ý thức.gồm có lao động và ngôn ngữ -Nhờ có lao động mới làm nảy sinh ra những quan hệ xã hội,mà trước hết là quan hệ sản xuất, từ qh này làm nảy sinh ra ngônngữ. -Ngôn ngữ được xem là vỏ vật chất của tư duy, hay là công cụđể tư duy. Tóm lại: Yếu tố tự nhiên là cơ sở để hình thành ý thức, còn yếutố xã hội là tác động trực tiếp dẫn đến việc làm nảy sinh và pháttriển ý thức. 2 yếu tố này có quan hệ biện chứng với nhau. 3.Bản chất của ý thức:(4 bản chất) Ý thức là sự phản ánh của thế giới khách quan vào bộ óc củacon người. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. -Bản tính linh hoạt sáng tạo -Phản ánh của ý thức có thể vượt trước -Phản ánh của bộ óc là phản ánh có cải tạo lại, phản ánh dướidạng mô hình hóa -Ý thức phải là ý thức của con người và mang bản chất xã hội.Người sống ở mỗi thời đại khác nhau thì ý thức cơ bản khác nhau.Người sống trong cùng 1 thời đại nhưng hoàn cảnh sống khác nhauthì ý thức cũng khác nhau. Đề cương chi tiết: Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: ý thức của conngười là sản phẩm của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử - xãhội. Vì vậy, để hiểu đúng nguồn gốc và bản chất của ý thức cầnphải xem xét nguồn gốc của ý thức trên cả hai mặt, tự nhiên và xãhội. -Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: Bộ óc con người là kết quả của quá trình phát triển hết sức lâudài của thế giới vật chất. Đó là quá trình đi từ vô cơ đến hữu cơ đếnchất sống và trực tiếp là quá trình phát triển từ động vật bậc thấpđến động vật bậc cao và cuối cùng là hình thành con người với bộóc. Bộ óc là một sản phẩm đặc biệt của thế giới tự nhiên. Bộ óc là một thực thể vật chất có tổ chức cao nhất và có cấutrúc tinh vi nhất. Tất cả các dạng vật chất đều có thuộc tính phản ánh. Cácthuộc tính phản ánh này phát triển từ thấp đến cao tùy thuộc vào sựphát triển của thế giới vật chất. Nếu không có thuộc tính phản ánhnày thì không thể có ý thức. Đối với chất vô, phản ánh là sự ghi lại dấu vết của vật tác độngtrên vật bị tác động. Đối với thực vật, phản ánh là sự phản ứng lạinhững tác động của môi trường như hiện tượng lá cây hướng về nơicó ánh nắng. Đối với động vật, phản ánh tồn tại dưới dạng phản xạkhông điều kiện và phản xạ có điều kiện. Thế giới khách quan là cơ sở để tạo nên sự phản ánh, hìnhthành nội dung phản ánh. -Nguồn gốc xã hội của ý thức: Nguồn gốc xã hội là nguồn gốc trực tiếp để sản sinh ra ý thức.Theo quan niệm của Mác, phải có xã hội mới sản sinh ra ý thức. Conngười, nhờ có lao động mới làm nảy sinh ra những quan hệ xã hội,mà trước hết là quan hệ trong sản xuất. Từ những quan hệ này làmnảy sinh ra ngôn ngữ. Ngôn ngữ được xem là vỏ vật chất của tư duy,hay là công cụ để tư duy, nó được xem là tín hiệu thứ hai mà nhờ cónó ý thức con người được hình thành và phát triển. Tóm lại, yếu tố tự nhiên là cơ sở để hình thành ý thức, còn yếutố xã hội là nhân tố tác động trực tiếp đến việc làm nảy sinh và pháttriển ý thức. Hai yếu tố này có quan hệ biện chứng với nhau. Đó là cơ sở lý luận khoa học để chúng ta đấu tranh vạch rõquan điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêuhình về ý thức. -Bản chất của ý thức: Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan của bộ óc con người.Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức có bản tính linh hoạt, sáng tạo. Ý thức phản ánh thế giớiquan nhưng đó là sự phản ánh có chọn lọc, tùy thuộc vào mục đíchcủa chủ thể. Vì vậy khi nhận xét, đánh giá những vấn đề của cuộcsống, mỗi người có cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau. Phản ánh của ý thức là cái phản ánh có thể vượt trước, khôngchỉ phản ánh cái đang có mà còn có thể phản ánh cái sẽ có Phản ánh của bộ óc là phản ánh có cải tạo lại và phản ánh dướidạng mô hình hóa. (ví dụ về nhà ở) Ý thức còn là bản chất xã hội vì ý thức bao giờ cũng là ý thứccủa con người. Nhưng mỗi con người đều sống trong một xã hội, bịquy định bởi điều kiện vật chất và tinh thần vì vậy ý thức bao giờcũng mang tính xã hội. Ví dụ con người sống ở những thời đại khácnhau, ý thức xã hội cũng sẽ khác nhau. Trong cùng một thời đại, con người có hoàn cảnh sống khácnhau thì ý thức cũng khác nhau. ...