Việt Nga viết về các cô giáo nhưng không phải về vấn đề giáo dục mà là chuyện đời thường. Họ cũng bỡ ngỡ, phân vân, lựa chọn khi đi qua “cầu Tình”... Nguyễn Thị Việt Nga là cô giáo trẻ đang dạy ở Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương. Đại biểu tham dự Hội nghị Những người viết trẻ lần 6. Tác giả tập truyện Hoa cúc tím và truyện dài Đường đời (giải nhì Sáng tác Văn học tuổi 20). °°° Nhà Vân bên con sông Hạ hiền hòa, êm ả. Vân dạy trong trường tiểu học...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cầu Tìnhvietmessenger.com Nguyễn Thị Việt Nga Cầu TìnhViệt Nga viết về các cô giáo nhưng không phải về vấn đề giáo dục mà là chuyện đời thường.Họ cũng bỡ ngỡ, phân vân, lựa chọn khi đi qua “cầu Tình”...Nguyễn Thị Việt Nga là cô giáo trẻ đang dạy ở Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương. Đạibiểu tham dự Hội nghị Những người viết trẻ lần 6. Tác giả tập truyện Hoa cúc tím và truyệndài Đường đời (giải nhì Sáng tác Văn học tuổi 20). °°°Nhà Vân bên con sông Hạ hiền hòa, êm ả. Vân dạy trong trường tiểu học phía bên kia sông.Ngày ngày đến trường cô phải qua một chiếc cầu nhỏ, dân ở đây gọi là cầu Tình. Vân khôngbiết tại sao cây cầu lại có cái tên gợi cảm thế. Cô hỏi bao nhiêu người, ai cũng thờ ơ lắc đầu.Người cuối cùng Vân hỏi là bà ngoại. Bà móm mém nhai trầu một lúc rồi bảo: “Cây cầu nốihai bờ sông lại. Khi xưa chưa có cây cầu, trai gái hai bên bờ có thương nhau cũng ít khi lấyđược nhau. Có hai đám cưới đưa từ bên này sông sang bên kia sông bị đắm đò, cô dâu chúrể đều thiệt mạng nên người ta sợ. Từ ngày có cây cầu, trai gái hai bên sông được tự do đilại, yêu thương. Vì thế mới có tên là cầu Tình...”. Từ ngày biết được điều này, Vân thấythêm yêu cây cầu. Sáng nào tới lớp cô cũng đạp xe thật chậm lúc qua cầu. Cô nhìn xuốngdòng sông, nhìn sang bên kia cầu, lòng dịu nhẹ, êm ái nghĩ về lời bà kể, nghĩ về những đôilứa đã nên duyên từ chiếc cầu này. Năm nay Vân hai lăm tuổi. Cô chưa từng yêu ai và cũngchưa được ai yêu. Nhưng cô luôn luôn thầm nhủ: Khi nào có người yêu, mình sẽ yêu ngườiấy thực lòng. Mình sẽ chung thủy, vị tha. Sẽ chẳng bao giờ mình đỏng đảnh, giận dỗi gì. Côtừng ngạc nhiên biết bao khi tụi bạn cùng trang lứa có thể thay đổi người yêu xoành xoạch,có thể tìm mọi cách hờn dỗi để hành hạ người yêu đến khổ sở.Lớp Vân dạy là lớp một. Lũ trẻ con lau nhau tinh nghịch và đáng yêu tệ. Hầu hết chúng làcon của những người dân bên này cầu, chỉ có một số ít học sinh bên kia cầu. Sáng nào đidạy, Vân cũng gặp cái dáng lũn cũn của lũ học sinh dọc đường. Cô giáo đi xe đạp, có khiđạp xe qua một đoạn rồi vẫn thấy học sinh chào rõ to phía sau: “Cháu chào cô ạ”, rồi vộivàng: “À quên, em chào cô”. Học sinh lớp một vẫn quen cách chào ở mẫu giáo nên thỉnhthoảng lại gọi “cô Vân” xưng “cháu”. Vân uốn mãi mà vẫn có đứa nhầm.Hiếu là học sinh duy nhất của lớp mới có năm tuổi. Hôm bố cô bé dẫn con tới lớp, Vân đãđịnh không nhận vì chủ trương của nhà trường là không cho học sinh tới trường non tuổi.Nhưng bố cô bé cứ năn nỉ rằng: “Cháu nó thích đi học. Thôi thì cho cháu đến trường để làmquen dần với chữ nghĩa. Cô cho cháu học nhờ. Năm nay tôi vẫn chưa làm học bạ cho cháumà”. Không hiểu anh ta năn nỉ thế nào mà cô hiệu trưởng đồng ý. Thế là lớp 1E của Vân cómột học sinh không nằm trong danh sách. Bé Hiếu nhỏ người hơn các bạn nên được xếpngồi bàn đầu. Vân cứ nghĩ cô bé đi học cho đỡ đi nghịch bẩn ở nhà chứ làm sao tiếp thu bàikịp các bạn. Nhưng sau hai tuần dạy, Vân biết mình đã lầm. Bé Hiếu học rất nhanh và rấthăng. Cô bé tiếp thu bài có phần còn tốt hơn một số bạn khác hơn tuổi trong lớp. Những giờtập đọc, Vân gõ nhịp cho cả lớp đọc to, Hiếu bao giờ cũng gào to nhất, có lần đỏ gay mặt,lạc cả giọng, dù Vân đã nhắc: “Đọc vừa đủ nghe thôi em”. Bài tập Vân giao về nhà cô béluôn làm rất tốt. Chỉ có một lần Hiếu hồn nhiên khoe: “Hôm qua em buồn ngủ quá, không tậpviết hết, bố em phải viết hộ một trang. Cô nhìn này, chữ bố em đẹp hơn chữ em”. Con béngây thơ cứ nghĩ việc làm bài tập ở nhà cũng chỉ đơn giản như việc rửa bát, quét nhà. Nếumình chưa làm được thì nhờ người khác, miễn là xong việc. Vân đe: “Không được nhờ bốhay ai làm bài tập về nhà nữa nhé. Bài của em thì em phải làm chứ! Lần sau như thế côphạt đấy!”. Con bé tròn xoe mắt: “Sao thế ạ?”. “Thế bây giờ cô chấm điểm trang viết này thìđó là điểm của Hiếu hay của bố Hiếu?”. Hiếu cười toe toét, Vân cũng phải bật cười theo.Ở nhà, Vân là con út. Các anh chị cô đã có gia đình riêng cả. Vân có tới bảy đứa cháu, đứagọi “dì Vân”, đứa gọi “cô Vân”. Bố mẹ Vân và các anh chị luôn tỏ ra sốt ruột trước chuyệntình duyên của cô. Đêm đêm mẹ cứ nỉ non: “Trai ba mươi tuổi đang xoan, gái ba mươi tuổiđã toan về già. Tính cả tuổi mụ thì năm nay mày cũng đã hăm sáu rồi, xem xem có ai yêuthương thì lập gia đình đi. Con gái mà muộn màng quá cũng không hay con ạ. Ngày xưa,bằng tuổi mày bây giờ tao đã một đống con rồi ấy chứ”. Mới đầu Vân chỉ hứa qua quýt chomẹ yên lòng: “Rồi con sẽ lấy chồng, không lâu nữa đâu, mẹ đừng lo”. Nhưng chờ mãi chẳngthấy con gái “báo cáo” gì, bà mẹ lại sốt ruột: “Mình là con gái, phải lo con ạ”.Rồi bà còn hạ lệnh cho lũ con trai, con gái, con dâu, con rể rằng xem có ai được thì dắt mốicho Vân, nhưng cũng chẳng thấy gì. Anh trai Vân có lần bảo: “Cao không tới, thấp khôngthông. Như cô ấy bây giờ lại khó”. Bố Vân thì thở dài kín đáo hơn, bảo: “Tao cứ nghĩ chocon ăn học, có cái ...