Danh mục

Cấu trúc của hệ thống tiền tệ toàn cầu

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 601.69 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nêu ra những lợi ích của tiền mã hóa đang tạo ra những lợi ích tích cực nhất định trong thúc đẩy thương mại quốc tế, và cũng tạo ra những thách thức rất lớn trong vai trò quản lý tiền tệ của các ngân hàng trung ương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấu trúc của hệ thống tiền tệ toàn cầu HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 3. 1Lê Đạt Chí* Trần Thị Hải Lý* Đinh Thị Thu Hồng* Tóm tắt Hệ thống tiền tệ toàn cầu đang có những thay đổi mạnh mẽ, thể hiện qua việc gia tăng hoạt động thương mại đa tiền tệ, những nền tảng công nghệ mới cho tiền mã hóa. Những điều này đang dần trở thành mối thách thức đối với hệ thống tiền tệ hiện hành, dưới sự thống trị của đồng USD (còn được gọi là hệ thống Petrodollar). Nhìn lại lịch sử hệ thống tiền tệ toàn cầu, theo thời gian một hệ thống tiền tệ sẽ được thay thế bởi hệ thống mới nhằm giải quyết những nút thắt hay sự kém hiệu quả của hệ thống hiện tại. Gần đây, các chuyên gia kinh tế đề cập tới ba lỗ hổng lớn của hệ thống Petrodollar, bao gồm thâm hụt thương mại của Mỹ dai dẳng, gây ra sự mất cân bằng một cách dài hạn; sự khuyến khích chủ nghĩa trọng thương, do đó kích thích các hành động thao túng tiền tệ của các đối tác thương mại; các tài sản và các khoản nợ ở các quốc gia bên ngoài nước Mỹ được định giá bằng đồng USD, đưa đến sự mạnh lên/yếu đi của USD, tương tự như sự thắt chặt/nới lỏng định lượng ở các quốc gia đó, đồng nghĩa với việc các quốc gia này mất đi tính độc lập trong chính sách tiền tệ của mình. Những lỗ hổng này đang bị thách thức từ chính bản thân chính sách tiền tệ và tài khóa của Mỹ giai đoạn hậu Covid, cũng như sự trỗi dậy của các nền kinh tế lớn. Chính vì vậy, có lẽ đã đến lúc thế giới cần hệ thống tiền tệ mới để có thể hạn chế tính không hiệu quả của hệ thống hiện tại thông qua cơ chế tự điều chỉnh hoặc phát triển hệ thống hoàn toàn mới thay thế khác. Theo quan điểm của chúng tôi, mặc dù chưa có dấu hiệu rõ ràng về sự sụp đổ của hệ thống hiện tại, nhưng đã có những thay đổi trong sự vận hành của hệ thống. Những thay đổi đó một mặt biểu hiện qua vai trò của đồng USD trong thương mại quốc tế, nhất là trong việc định giá năng lượng, đang được thay thế dần bằng những tiền tệ khác; mặt khác thể hiện ở sự chuyển 1 *Trường Đại học Kinh tế TP. HCM | Email liên hệ: chitcdn@ueh.edu.vn 33 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM dịch trong vai trò của tiền tệ pháp định sang tiền mã hóa. Tiền mã hóa đang tạo ra những lợi ích tích cực nhất định trong thúc đẩy thương mại quốc tế, và cũng tạo ra những thách thức rất lớn trong vai trò quản lý tiền tệ của các ngân hàng trung ương. Từ khóa: Hệ thống tiền tệ, hệ thống Petrodollar, tiền mã hóa. 1. Giới thiệu Lịch sử hệ thống tiền tệ toàn cầu luôn có những thay đổi khi hệ thống hiện tại gây ra những hỗn loạn kinh tế bên trong. Một hệ thống tiền tệ toàn cầu có thể tồn tại lâu dài nhưng không phải là vô hạn. Cùng với thời gian, khi trung tâm quyền lực toàn cầu thay đổi, khi các nút thắt và sự không hiệu quả trong hệ thống bộc lộ và gia tăng đến mức không bền vững, dẫn đến mức độ rối loạn ngày càng tăng, hệ thống hiện tại dần dần hoặc đột ngột được sắp xếp lại, hoặc bị thay thế bởi một hệ thống khác. Thật thú vị yếu tố bên ngoài không phải là mối đe dọa cốt yếu đối với sự sụp đổ trật tự hiện có của hệ thống, mà là những lỗ hổng bên trong chính hệ thống đó, cùng với việc hệ thống không được kiểm soát hiệu quả. Cuối cùng, lỗ hổng và sự không hiệu quả đó tích lũy đủ lớn để có thể hạ gục hệ thống. Một khi điều đó xảy ra, cần có sự sắp xếp lại hệ thống tiền tệ toàn cầu bởi chế độ đã tạo dựng nên nó, hoặc bởi một chế độ mới thay thế. Ngày nay, hệ thống tiền tệ toàn cầu vốn được thống trị bởi đồng USD thông qua chế độ tiền tệ Petrodollar do Mỹ kiểm soát đang bị thách thức. Trong đó, Trung Quốc và Nga đang là 2 quốc gia chính thách thức hệ thống hiện tại khi đang cố gắng tìm kiếm một thị phần trong thanh toán toàn cầu. Dữ liệu từ Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), cho thấy tỷ trọng đồng USD trong hoạt động kinh tế toàn cầu vẫn ở mức 40-60%, không thay đổi kể từ năm 2018 đến nay, và mặc dù tỷ trọng đồng Yuan vẫn còn quá nhỏ bé trong hệ thống này. Tuy nhiên, xu hướng như thế sẽ khó có thể duy trì trong thời gian tới. Nhờ việc kiểm soát hệ thống tiền tệ Petrodollar trong 5 thập niên qua, Mỹ đã sử dụng đồng USD như là công cụ để làm cho mình giữ vai trò là chính phủ độc tôn, để gây ảnh hưởng lên các nền kinh tế khác, và làm nghèo đại bộ phận dân số của các quốc gia… Điều này đang dẫn đến những lời kêu gọi ngày càng tăng về việc thay thế hệ thống tiền tệ quốc tế do đồng USD thống trị bằng một trật tự đa nguyên mới, dựa trên sự kết ...

Tài liệu được xem nhiều: