Danh mục

Cấu trúc giới trong gia đình và cộng đồng ở nông thôn tỉnh Tiền Giang

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 726.11 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quan hệ giới trong gia đình là chủ đề được quan tâm nghiên cứu đặc biệt trong lĩnh vực xã hội học và nhân học. Một dòng phân tích quan trọng trong chủ đề này là nhấn mạnh đến sự bất bình đẳng tồn tại khá dai dẳng giữa vợ và chồng trong các hộ gia đình ở Việt Nam. Với việc khảo sát mối quan hệ giới trong gia đình nông hộ ở ba xã thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang (gồm 240 bản hỏi đại trà, 10 cuộc phỏng vấn sâu và một cuộc thảo luận nhóm được thực hiện năm 2014 và 2015), bài viết lập luận rằng (1) mối quan hệ giới trong các trường hợp khảo sát là sự đối ngẫu các đặc tính xã hội của nam giới và nữ giới. (2) Sự đối ngẫu ở cấp độ nông hộ là cơ sở tạo nên diện mạo về giới của cộng đồng nông thôn tỉnh Tiền Giang. (3) Sự đối ngẫu này không phải là một cấu trúc cố định mà có những chuyển biến qua thời gian. Về phương pháp, bài viết cũng hàm ý rằng mối quan hệ giới có thể được hiểu tốt hơn bằng cách mở rộng phân tích ra các lãnh địa khác bên ngoài phạm vi gia đình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấu trúc giới trong gia đình và cộng đồng ở nông thôn tỉnh Tiền Giang CẤU TRÚC GIỚI TRONG GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN TỈNH TIỀN GIANG ThS. Trần Khánh Hưng TÓM TẮT Quan hệ giới trong gia đình là chủ đề được quan tâm nghiên cứu đặc biệt trong lĩnh vực xã hội học và nhân học. Một dòng phân tích quan trọng trong chủ đề này là nhấn mạnh đến sự bất bình đẳng tồn tại khá dai dẳng giữa vợ và chồng trong các hộ gia đình ở Việt Nam. Với việc khảo sát mối quan hệ giới trong gia đình nông hộ ở ba xã thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang (gồm 240 bản hỏi đại trà, 10 cuộc phỏng vấn sâu và một cuộc thảo luận nhóm được thực hiện năm 2014 và 2015), bài viết lập luận rằng (1) mối quan hệ giới trong các trường hợp khảo sát là sự đối ngẫu các đặc tính xã hội của nam giới và nữ giới. (2) Sự đối ngẫu ở cấp độ nông hộ là cơ sở tạo nên diện mạo về giới của cộng đồng nông thôn tỉnh Tiền Giang. (3) Sự đối ngẫu này không phải là một cấu trúc cố định mà có những chuyển biến qua thời gian. Về phương pháp, bài viết cũng hàm ý rằng mối quan hệ giới có thể được hiểu tốt hơn bằng cách mở rộng phân tích ra các lãnh địa khác bên ngoài phạm vi gia đình. Từ khóa: cấu trúc giới, nông hộ, cộng đồng nông thôn. 1. Giới thiệu Gia đình thường là đối tượng được quan tâm đặc biệt trong việc nghiên cứu xã hội dù với tư cách một định chế hay một đơn vị phân tích. Trong đó, mối quan hệ theo chiều ngang của vợ-chồng và theo chiều dọc giữa các thế hệ được xem là điều kiện cơ bản cho sự tồn tại của gia đình. Khi xem xét các quan hệ này theo góc độ giới, người ta thường đặt trọng tâm vào mối tương quan giữa vai trò của người chồng và người vợ. Ở Việt Nam, một cách tiếp cận khá phổ biến và quan trọng đối với chủ đề này là nhấn mạnh đến tính bất bình đẳng trong vai trò của cả hai mà phần ưu thế thường nghiêng về phía người chồng. Việc quy giản mối quan hệ giữa vợ-chồng thành chỉ còn giữa nữ giới-nam giới tuy một mặt giúp nhấn mạnh khía cạnh giới trong phân tích, nhưng mặt khác có khả năng đưa đến việc xem xét hai vai trò này như hai thái cực đối lập, thậm chí mâu thuẫn nhau; tức là nhìn các vai trò như thể rất cố định và có tính cấp bậc. Ngoài ra, vì định chế gia đình gần như có tính phổ quát nên việc quá tập 618 PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KỶ YẾU HỘI THẢO TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH trung vào phạm vi gia đình khi phân tích mối quan hệ vợ-chồng có thể làm mờ đi những hệ quả về phương diện cộng đồng do mối quan hệ này tạo ra (hoặc ngược lại, những yếu tố cộng đồng định hình trở lại mối quan hệ vợ-chồng trong gia đình). Bài viết này là một sự nỗ lực nhằm bổ khuyết hai vấn đề trên. Dữ liệu của bài viết bao gồm các thông tin từ bản hỏi đại trà và phỏng vấn sâu được thực hiện tại ba xã nông nghiệp Phú Nhuận, Mỹ Thành Bắc và Phú Cường thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang vào năm 2014 và 2015 1. Qua các trường hợp được khảo sát, bài viết lập luận bước đầu rằng (1) mối quan hệ giới trong gia đình nông hộ tỉnh Tiền Giang là sự đối ngẫu các đặc tính xã hội của nam giới và nữ giới. (2) Sự đối ngẫu ở cấp độ nông hộ là cơ sở tạo nên diện mạo về giới của cộng đồng nông thôn tỉnh Tiền Giang. (3) Tuy nhiên, sự đối ngẫu này không phải là một cấu trúc cố định mà có những biến chuyển qua thời gian. 2. Vài nét chính trong việc nghiên cứu mối quan hệ giới trong gia đình ở Việt Nam thời gian qua Trong khoảng 10 năm trở lại đây (2006-2016), mối quan hệ giới trong gia đình được nghiên cứu bài bản với nhiều cuộc khảo sát ở cấp độ địa phương hoặc có quy mô trên bình diện cả nước. Một trong những câu hỏi được quan tâm xuyên suốt là có hay không sự bất bình đẳng giới trong gia đình ở Việt Nam. Nhiều công trình chia sẻ quan niệm về bình đẳng giới như là sự ngang nhau giữa vợ và chồng về tiếng nói và quyền quyết định đối với những công việc của gia đình (Vũ Thị Cúc, 2007; Đỗ Thị Lệ Hằng, 2008; Trần Thị Cẩm Nhung, 2009; Vũ Thị Thanh, 2009; Lê Thị Hồng Hải, Phạm Thanh Vân, 2012; Lê Thị Thục, 2014) hay theo cách gọi khác là “làm chủ gia đình” (Lê Ngọc Văn, 2008; Lê Thi, 2009). Dù có nhiều tranh luận nhưng phần lớn các cuộc khảo sát cho rằng có tình trạng bất bình đẳng giới giữa vợ và chồng với phần ưu thế nghiêng về người chồng, nhưng tình trạng này đang có xu hướng được cải thiện với việc phụ nữ tham gia ngày càng nhiều và dần trở thành một trụ cột trong các hoạt động quan trọng của gia đình. Tác giả bài viết trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trần Hữu Quang, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu 1 “Nhận diện những mô thức ứng xử kinh tế của nông hộ châu thổ sông Cửu Long ngày nay” do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ (mã số I3.1-2012.13), đã cho phép tác g ...

Tài liệu được xem nhiều: